Bảo vệ môi trường

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thùy Linh | Ngày 28/04/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: bảo vệ môi trường thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

Chào mừng quí Thầy Cô
về tham dự chuyên đề
PHÒNG GD & DT CUM`GAR
TRƯỜNG THCS TR?N HUNG D?O
TỔ : SINH –HÓA- ĐỊA –THỂ
Cưmgar, tháng 12/ 2014
PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP
MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN
ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG THCS
TRƯỜNG THCS Trần Hưng Đạo
Chuyên đề:
Người thực hiện: Tổ Sinh – Hóa – Địa – Thể
Tháng 12/ 2014
PHẦN MỞ ĐẦU.
Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người và cũng là nơi phân hủy các chất thải do con người tạo ra... Không chỉ thế, môi trường còn là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển, lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ của con người. Nói cách khác, không có môi trường sẽ không tồn tại sự sống trên Trái đất
PHẦN MỞ ĐẦU.
- Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng về kinh tế- xã hội đã làm cho môi trường bị xuống cấp, nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống của người dân, những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người trên Trái đất. Nhiều năm gần đây môi trường không còn là vấn đề của một quốc gia, một đất nước mà đã trở thành vấn đề của toàn cầu.
PHẦN MỞ ĐẦU.
- Là giáo viên bộ môn , giảng dạy đã nhiều năm trên địa bàn Công ty cà phê Eapôk. Với trường có số học sinh dân tộc khá cao. Bản thân tôi luôn trăn trở và suy nghĩ :Làm thế nào cho môi trường sống được trong sạch .Góp một phần công sức nhỏ bé của mình giữ mãi màu xanh cho nhân loại. Qua việc đúc rút kinh nghiệm giảng dạy của bản thân tôi mạnh dạn đưa ra chuyên đề (Giáo dục tích hợp môi trường trong môn địa lí ở trường THCS)
Mục tiêu chung về GDBVMT trong môn Địa lí cấp THCS:
*Kiến thức:
- HS biết Trái Đất và các thành phần tự nhiên của Trái Đất,đó chính là môi trường( MT) sống và tồn tại của con người,vấn đề khai thác,sử dụng và bảo vệ các thành phần của tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Mối quan hệ giữa dân cư và môi trường
Một số vấn đề cơ bản về môi trường cần phải quan tâm trong từng môi trường địa lí
Một số vấn về khai thác, sử dụng và BVMT trong quá trình
phát triển kinh tế ở từng châu lục
Các vấn đề môi trường đặt ra ở Việt Nam nói chung, ở các vùng và địa phương trên cả nước nói riêng.
*Kĩ năng:
- Có kĩ năng phát hiện các vấn đề về môi trường và nguyên nhân của nó.
Có biện pháp và hành động tích cực góp phần giải quyết các vấn đề của môi trường và BVMT
Thái độ:
- Tôn trọng, yêu quý thiên nhiên. Có ý thức giữ gìn,bảo vệ các thành phần của môi trường tự nhiên
Ủng hộ các hoạt động,các chính sách BVMT, phê phán các hoạt động hành vi làm ảnh hưởng xấu đến môi trường.


LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.Lí do khách quan:
Môi trường sống của con người đang bị đe dọa nghiêm trọng . Hãy bảo vệ môi trường khi chúng ta còn có thể. Đó là tiếng kêu cứu của mọi người sống trên Trái Đất.
Nói tới môi trường là nói đến những vấn đề về : Đất, nước, không khí, động thực vật và cả con người…Tất cả những yếu tố đó đã và đang bị ô nhiễm nặng nề.
Ở huyện Čưmgar tình trạng ô nhiễm môi trường cũng rất nghiêm trọng,tài nguyên đất rừng bị cạn kiệt, rừng đầu nguồn bị phá bỏ, ô nhiễm về không khí khói bụi , xe cộ (Nhất là máy cày tay ngày càng nhiều) .Ô nhiễm về không khí do nạn bơm thuốc trừ sâu, xác cà thối(công ty cà phê Eapôk).. .Ô nhiễm về chất thải do người dân vứt rác bừa bãi dọc các tuyến đường quốc lộ.
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.Lí do khách quan:
Chúng ta có thể tham khảo qua những hình ảnh và số liệu cụ thể sau đây để thấy được các vấn đề nghiêm trọng của môi trường Việt Nam nói chung và của huyện Čưmgar nói riêng hiện nay:
n.
*Về môi trường đất:
Nước ta có diện tích đất bình quân đầu người thuộc diện thấp. Thế nhưng chất lượng đất không ngừng bị giảm sút và thoái hóa do xói mòn, chất thải, ô nhiễm, sử dụng phân hóa học,Thuốc trừ sâu ..(.Dưới đây là hình ảnh đất bị xói mòn..)
Ở Đắk Lắk, độ dốc từ 5 đến 8 độ,
với lượng mưa hàng năm 1.905mm. Trên 1ha nương rẫy, lượng đất bị rửa trôi lên đến 95,1tấn/năm
- Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp, đất đồi núi miền Bắc nước ta hàng năm mất khoảng 1cm tầng đất mặt (100m3/ha), trong đó có khoảng 6 tấn mùn.
- Đặc biệt, có nơi như Tây Bắc mất đi khoảng 3cm đất mặt, tương đương 150 - 300 tấn đất/ha.
- Mỗi năm nước cuốn ra biển khoảng 250 triệu tấn phù sa màu mỡ, riêng sông Hồng mất đi khoảng 80 triệu m3/năm. Xói mòn làm thay đổi tính chất hóa lí của đất.
*Về môi trường đất:
*Về môi trường nước:
Hình ảnh người dân đổ rác xuống các dòng sông , nước thải trong các nhà máy, rác thải trong các khu dân cư… Làm môi trường nước bị ô nhiễm nặng nề
Rác thải trong sinh hoạt
Xác động vật chết ném xuống sông
Rác thải trong các nhà máy đổ xuống các dòng sông
*Về môi trường nước:
- Tài nguyên nước Việt Nam có xu thế suy thoái do khai thác và sử dụng thiếu bền vững, chẳng hạn bịt cửa các phân lưu để khai thác các bãi sông trong đê sử dụng cho mục đích nông nghiệp.
- Các sông nhỏ trong nội đô của các thành phố lớn bị ô nhiễm nặng do rác thải sinh hoạt ,công nghiệp.


*Về môi trường nước:
- Xây dựng quá nhiều đập dâng thủy lợi và sử dụng hết lượng nước cơ bản , tạo ra khúc sông khô dưới đập. Các đập thủy điện tạo ra khúc sông chết dưới hạ lưu, tàn phá môi trường thủy sinh.
- Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư không thể chữa trị.
*Về chất thải:
Chất thải trong các nhà máy xí nghiệp,chất thải trong sinh hoạt.
Mỗi năm nước ta thải ra ngoài môi trường khoảng 15 triệu tấn chất thải, tăng khoảng 15% gây nguy hại cho sức khỏe và môi trường.
Các bạn có biết khoảng 13 triệu tấn là lượng rác thải sinh hoạt của cả nước trong năm 2013, trong đó gần một nửa số rác đó là từ các đô thị!

* Ô nhiễm môi trường không khí
Nếu như chúng ta không ngăn chặn được hiện tượng hiệu ứng nhà kính thì trong vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 m. Có nhiều khả năng lượng CO2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ sau. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng khoảng 3,60 °C, và mỗi thập kỷ sẽ tăng 0,30 °C.
Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn 130 năm qua nhiệt độ Trái Đất tăng 0,40 °C. Tại hội nghị khí hậu tại Châu Âu được tổ chức gần đây, các nhà khí hậu học trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2050 nhiệt độ của Trái Đất sẽ tăng thêm 1,5 – 4,50 °C nếu như con người không có biện pháp hữu hiệu để khắc phục hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
2 Lí do chủ quan:
Trong thời kì Công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Để đáp ứng được yêu cầu của giáo dục hiện nay, mục tiêu của dạy học là phải đảm bảo ba yêu cầu về: Kiến thức, kĩ năng và thái độ trong mỗi tiết dạy. Có nghĩa là: Ngoài việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kĩ năng giáo viên cần hình thành cho học sinh một nhân cách, lối sống tốt.
Năm 2008 Bộ giáo dục và đào taọ có công văn hướng dẫn tích hợp môi trường vào một số bộ môn trong đó có môn Địa lí làm sao đưa nội dung tích hợp này vào bài dạy một cách nhẹ nhàng nhưng có hiệu quả là vấn đề nhiều thầy cô giảng dạy bộ môn này quan tâm.
2 Lí do chủ quan:
Tuy nhiên, qua đánh giá nhiều tiết dạy cùng với quá trình tìm hiểu từ đồng nghiệp tôi nhận thấy rằng còn nhiều giáo viên thuộc nhiều bộ môn hiện nay chỉ chú trọng đến việc truyền thụ kiến thức thật nhiều cho học sinh, nên không còn thời gian để lồng ghép giáo dục môi trường vào bài học.
Nói về góc độ môn Địa lý, trách nhiệm của giáo viên là phải từng bước hình thành cho các em một lối sống lành mạnh, biết yêu quý thiên nhiên và sống thân thiện với thiên nhiên.

2 Lí do chủ quan:
Từ đó các em mới có trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên và môi trường, giữ gìn vệ sinh nơi các em đang sinh sống và học tập. Hay nói cách khác môn Địa lí là bộ môn có nhiều khả năng để tích hợp giáo dục môi trường vào bài giảng nhất.
Chính vì vậy tôi lựa chọn đề tài này muốn gửi đến các đồng nghiệp một vài kinh nghiệm nhằm mục đích nâng cao giáo dục toàn diện cho học sinh, đồng thời góp phần nho nhỏ để bảo vệ bầu không khí trong lành cho nhân loại.
3.Đối tượng áp dụng
Giáo viên và học sinh trường THCS Trần Hưng Đạo.
4.Giới hạn phạm vi áp dụng
Tài liệu giáo dục bảo vệ môi trường ( Nhà xuất bản GD ).
Các văn bản, chỉ thị về môi trường.
Các thông tin đại chúng.
SGK môn Địa lí.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp trực quan.
Phương pháp đàm thoại.
Phương pháp quan sát thực tiễn.
Phương pháp nêu gương.
II. PHẦN NỘI DUNG.
I.1. Cơ sở lí luận.
Một khi môi trường bị ô nhiễm thì gây ra những tác hại nghiêm trọng, tôi xin đưa ra một số số liệu cụ thể sau:
Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ôzôn có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm mũi họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư. Dầu tràn có thể gây ngứa rộp da. Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, trầm cảm, và bệnh mất ngủ...
Quái thai và dị dạng do chất độc hóa học gây ra.
Ung thư phổi do nhiễm trùng đường hô hấp
II. PHẦN NỘI DUNG.
I.1. Cơ sở lí luận.
Công tác bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của riêng ai, mà các cấp, các cơ quan ban ngành đều phải quan tâm. Sự cần thiết của việc giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học là một trong những chủ trương của Đảng và của Ngành giáo dục hiện nay.
II.2. Thực trạng.
Thực trạng của việc tích hợp giáo dục môi trường hiện nay trong trường học:
Đối với việc dạy và học:
* Đối với giáo viên:
Ngày 31/ 01/ 2005 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, nhiệm vụ của giáo dục phổ thông là đến năm 2010 phải trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng nhiều hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua các hoạt động ngoại khóa
II.2. Thực trạng.
Tuy nhiên một số giáo viên thuộc nhiều môn học thực hiện nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào trong các tiết học còn ít.
Một số giáo viên chưa hướng dẫn các em liên hệ những kiến thức đã học với thực tiễn, chưa rút ra được những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn sau khi được học lý thuyết.
Một số giáo viên đã có liên hệ thực tiễn, tuy nhiên còn ít và hiệu quả giáo dục chưa cao.
Việc cập nhật thông tin, số liệu, sự kiện của địa phương ở một số giáo viên chưa liên tục vì vậy quá trình vận dụng để tích hợp giáo dục môi trường còn nhiều hạn chế.
Đối với học sinh:
Việc nắm bắt kiến thức, nhìn nhận các vấn đề địa lý còn mông lung (Ví dụ: Chưa hiểu rõ ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường, tác hại của ô nhiễm môi trường, thực trạng của các vấn đề môi trường là do đâu? Vai trò của học sinh hiện nay trong việc bảo vệ môi trường như thế nào?...).
* Chưa đề cao trách nhiệm của bản thân đối với môi trường.
Chưa tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, nơi sinh sống và học tập.

Một số thống kê khi giáo dục tích hợp bảo vệ môi trường chưa nhiều ở trường THCS Trần Hưng Đạo đầu năm học 2013-2014 như sau:
II.3.GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
Mục đích của việc đưa giáo dục môi trường vào trong nhà trường thông qua các môn học là nhằm giúp HS có được những kiến thức phổ thông cơ bản về môi trường ,biết được hiện trạng về môi trường những nguyên nhân và hậu quả củahiện tượng suy giảm tài nguyên ,suy thoái và ô nhiễm MT.Vì vậy phương pháp tích hợp GDMT trong môn địa lí về cơ bản là những phương pháp thường được sử dụng để dạy môn học .
Để công tác giáo dục ngày càng hoàn thiện hơn, giáo viên cần vận dụng hiểu biết của bản thân về môi trường nhằm giáo dục học sinh theo yêu cầu hiện nay. Qua một quá trình tìm hiểu và tích lũy từ thực tiễn giảng dạy, tôi xin mạnh dạn đưa ra một vài kinh nghiệm về việc vận dụng phương pháp để tích hợp giáo dục môi trường trong môn Địa lí. Cụ thể như sau:

Các phương pháp tích hợp giáo dục môi trường trong giảng dạy ở trường THCS:
* Phương pháp đàm thoại:
Đây là phương pháp truyền thống tuy nhiên rất có hiệu quả, giáo viên có thể áp dụng trong nhiều tiết học.
Phương pháp này giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi để dẫn dắt chỉ đạo học sinh tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức.
Trong quá trình vận dụng để giáo dục đạt hiệu quả giáo viên chọn trọng tâm cần tích hợp
Ví dụ 1: Bài 23- Lớp 6: Sông và hồ:
Bằng hiểu biết thực tế em hãy cho biết những lợi ích mà sông mang đến cho con người Theo em những ảnh hưởng tiêu cực của sông mang lại cho con người là do những nguyên nhân nào?
Ví dụ 2: Bài 24 – Lớp 6: Bài: Biển và đại dương.
Chúng ta vừa nghiên cứu đặc điểm của biển và đại dương, thấy được vai trò của chúng trong cuộc sống, song hiện tượng ô nhiễm biển hiện nay đang ở mức báo động, vậy theo em nguyên nhân của hiện tượng này là gì?
* Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan:
Trong việc học địa lý việc sử dụng các phương tiện trực quan có ý nghĩa rất lớn bởi vì học sinh chỉ có thể quan sát được các vấn đề môi trường tại địa phương, còn phần lớn các vấn đề môi trường tại Việt Nam và thế giới các em không có điều kiện để quan sát. Chính vì thế phương tiện trực quan giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả nhất.
Việc sử dụng tranh ảnh có nội dung về môi trường giúp HS có thể dễ dàng nhận biết về MT như hiện tượng ô nhiễm không khí ,ô nhiễm nước, hiện tượng xói mòn đất đai ở những vùng đất trống ,đồi trọc…
Bản chất của phương pháp sử dụng tranh ảnh Địa lí là phương pháp hướng dẫn HS quan sát, phân tích tranh ảnh để lĩnh hội kiến thức .
Khi hướng dẫn HS quan sát trước hết GV cần xác định được mục đích ,yêu cầu của việc quan sát tranh .Sau đó yêu cầu HS nêu tên của bức tranh để xác định được bức tranh đó thể hiện hiện tượng gì ,vấn đề gì ở đâu và mô tả hiện tượng .Cuối cùng gợi ý HS nêu nguyên nhân và hậu quả hiện tượng .
Như vậy khi sử dụng tranh ảnh GV cần chuẩn bị câu hỏi hướng dẫn HS khai thác nội dung được thể hiện trên bức tranh ảnh và những câu hỏi yêu cầu HS vận dụng những kiến thức đã học để giải thích những hiện tượng xảy ra trên bức tranh .
- Phương tiện trực quan rất phong phú và đa dạng song loại phương tiện có nhiều khả năng giáo dục môi trường cho học sinh là các tranh ảnh, băng đĩa có nội dung về các vấn đề môi trường.

Ví dụ: Bài 13- Địa lý 7 : Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa:
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh về các vấn đề ô nhiễm môi trường nước và không khí ở đới ôn hòa.
- Sau đó cho các em tìm hiểu những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường mà các em đã nhìn thấy.
* Chú ý: Khi lựa chọn tranh ảnh giáo viên nên lựa chọn những tranh ảnh trong SGK để các em nhận biết, xây dựng các câu hỏi có liên quan đến vấn đề môi trường. Cụ thể như sau:
Chọn tranh: Tên bức tranh “ Thủy triều đen trên Đại tây Dương...”
- Đặt câu hỏi: Bức ảnh thể hiện hiện tượng gì?
Nguyên nhân?
- Biện pháp để khắc phục?
* Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề:
Giáo viên tạo ra tình huống có vấn đề, học sinh phát hiện ra tình huống có vấn đề để giải quyết.Bản chất của việc dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là đặt ra trước HS các vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, chuyển HS vào tình huống có vấn đề ,kích thích họ tự lực ,chủ động và có nhu cầu giải quyết vấn đề .
Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề có thể tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Đặt vấn đề (tạo tình huống có vấn đề )
- Bước 2: Giải quyết vấn đề
- Bước 3:Kết luận
* Phương pháp tham quan điều tra khảo sát thực địa:
Đây không chỉ là phương pháp dạy học đặc trưng của môn Địa lí mà còn là phương pháp có hiệu quả nhất của giáo dục môi trường. Phương pháp này giúp học sinh kiểm nghiệm kiến thức ở lớp, rèn luyện kĩ năng quan sát và rèn luyện hành vi ứng xử phù hợp với môi trường.
Việc tham quan sẽ giúp các em cảm nhận được sự phong phú, đa dạng của vẻ đẹp tự nhiên, đồng thời thấy được hiện trạng cũng như một số vấn đề của môi trường, nguyên nhân hậu quả của sự suy thoái môi trường. Từ đó các em sẽ có những việc làm tốt hơn phù hợp với khả năng như việc giữ gìn vệ sinh trường lớp, nơi các em đang sinh sống...
* Phương pháp tham quan điều tra khảo sát thực địa:
Lưu ý: Kế hoạch tham quan của các em không chỉ là các đợt tham quan do nhà trường tổ chức mà giáo viên cần linh động hướng dẫn cho các em tự “ Tham quan”, có nghĩa là các em có thể tự tìm địa điểm để quan sát, tìm hiểu, thu thập thông tin trên đường đến trường, gần khu vực nơi các em đang sống, ở sông, hồ, đồng ruộng tại địa phương...
* Phương pháp dạy học theo dự án:
Ví dụ : Giáo viên giao dự án: “ Tìm hiểu các vấn đề môi trường tại địa phương”.
Giáo viên cho các em xây dựng đề cương và tìm phương án thực hiện. (Mục đích, thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của vấn đề ô nhiễm môi trường, đề xuất những giải pháp để giảm thiểu các vấn đề ô nhiễm môi trường...).
Ví dụ : Dự án tìm hiểu môi trường ở địa phương ( Địa lí lớp 9)
1. Xác định chủ đề
- Mỗi nhóm HS có thể chọn một trong những vấn đề tiêu biểu cho môi trường ở địa phương như : ô nhiễm nước, không khí, đất, suy giảm tài nguyên khoáng sản, tài nguyên sinh vật…
2. Xây dựng đề cương kế hoạch thực hiện
a. Đề cương :
- Thực trạng của vấn đề ô nhiễm môi trường ở địa phương
- Nguyên nhân gây ô nhiễm
- Hậu quả của việc ô nhiễm
- Giải pháp .
* Những việc cần làm ,thời gian thực hiện và phương pháp tiến hành
Những việc cần làm:
- Thu thập thông tin
- Xử lí thông tin
- Viết báo cáo
Phương pháp tiến hành;
- Khảo sát thực địa
- Phân tích các tài liệu địa lí địa phương, các báo cáo về vấn đề MT của các cơ quan có thẩm quyền
- Phỏng vấn người dân địa phương
3. Thực hiện dự án:
Lựa chọn địa điểm khảo sát
Khảo sát thực tế
Xử lí thông tin và viết báo cáo
4. Giới thiệu sản phẩm:(Các bài viết, biểu đồ tranh ảnh)
5. Đánh giá dự án:
Học sinh tự đánh giá của từng nhóm
- Giáo viên tổng kết, đánh giá
* Phương pháp nêu gương:
Giáo viên có thể tìm hiểu một số gương điển hình tại địa phương hoặc thông qua các hình ảnh minh họa đã sưu tầm từ các địa phương khác để vấn đáp các em, định hướng cho các em xác định hành vi của mình đã đúng hoặc chưa
II.4. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC QUA KHẢO NGHIỆM
Tôi đã tiến hành khảo sát các vấn đề về môi trường liên quan đến địa phương đối với học sinh khối lớp 8, 9 kết quả cụ thể như sau:
Câu 1: Em có những hiểu biết gì về các vấn đề môi trường ở huyện ta, tỉnh ta nói riêng ở nước ta nói chung? (Đang bị ô nhiễm nghiêm trọng).
- 100% học sinh trả lời đúng.
Câu 2: Môi trường nào đang bị ô nhiễm nghiêm trọng nhất? ( Nước và không khí). Dựa vào đâu mà em biết ( Thông qua các thông tin đại chúng và bài giảng của các thầy cô ).
- 100% học sinh trả lời đúng.
- Môi trường tại địa phương em như thế nào? ( Rừng bị triệt hạ, môi trường cũng đang có biểu hiện bị ô nhiễm).

Em có biết nguyên nhân nào đã tác động xấu đến các loại môi trường tại địa phương trong khi ở địa phương em vẫn thuộc quần cư nông thôn?
( Nguyên nhân chủ yếu là do người dân thiếu ý thức: đã đốt rừng để làm rẫy, trồng cà phê; phá rừng để lấy củi đun, làm trụ tiêu, các hộ gia đình còn vứt rác nơi công cộng,ngoài đường; đánh bắt cá không đúng kĩ thuật; các lò sấy cà phê và sấy bắp được xây dựng nơi tập trung dân cư...).
100% học sinh trả lời đúng.
Câu 3:Trường THCS TRẦN HƯNG ĐẠO nơi em đang học có được xem là ngôi trường “xanh, sạch, đẹp” không? Tại sao?
- 40% trả lời: không vì: Nhiều lớp vẫn chưa làm tốt công tác chăm sóc cây xanh, các bạn còn vứt rác vào bồn cây, chưa tưới nước thường xuyên, nhiều lớp còn vệ sinh lớp chưa sạch, chưa đổ rác đúng nơi quy định. Nhiều bạn học sinh còn ăn quà vặt và vứt rác ra sân trường, nhiều bạn còn vẽ bậy lên tường lên mặt bàn, chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân...
Xả rác không đúng nơi quy định
- 60% trả lời: có vì: Nhà trường rất quan tâm đến việc giữ gìn vệ sinh trường lớp và chăm sóc cây xanh trong sân trường. Ví dụ đã tổ chức cho lớp trực kiểm tra vệ sinh của các lớp, phân công các lớp chăm sóc cây xanh trong sân trường, nhà trường và giáo viên chủ nhiệm thường xuyên nhắc nhở các em biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh trường lớp cho nên nhìn chung trường em xứng đáng là một ngôi trường “xanh, sạch, đẹp”.
Câu 4: Em có suy nghĩ như thế nào khi nhà trường phát động phong trào trồng cây xanh bóng mát và kí cam kết giữ gìn môi trường “ Xanh, sạch, đẹp”?
Kết quả 100% học sinh thống nhất cao và hứa sẽ tham gia tích cực.
Câu 5: Em hãy nêu những việc làm của các bạn học sinh nhằm góp phần vào công tác bảo vệ môi trường tại nơi các em sinh sống và học tập
Các em đã tham gia tích cực các buổi lao động công ích như: Lao động vệ sinh khu vực nghĩa trang liệt sĩ, thôn buôn kết nghĩa, không vứt rác bừa bãi trên đường đến trường và về nhà, tham gia các buổi mít tinh về công tác bảo vệ môi trường do cấp trên tổ chức.
- Sau khi dùng phương pháp tích hợp giáo dục môi trường trong môn địa lí qua thăm dò tôi đã thu được những kết quả .
-Thống kê số học sinh trong trường cuối năm học 2013 - 2014 có ý thức bảo vệ môi trường bằng số liệu cụ thể như sau:

III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
III.1.Bài học kinh nghiệm
Như vậy sau khi thực hiện những phương pháp tích hợp giáo dục môi trường trong môn học tôi nhận thấy:
Bài giảng hay, có sức thuyết phục hơn.
Bài soạn đảm bảo được ba yêu cầu cần đạt: Kiến thức, kĩ năng, thái độ.
Nâng cao ý thức học tập cho học sinh ( Chủ động tìm tòi, sáng tạo hơn).
Có trách nhiệm trong công tác giữ gìn vệ sinh và môi trường tại trường học và địa phương các em đang sinh sống.
Học sinh thấy thích thú hơn khi học bộ môn và ham muốn thể hiện hiểu biết của mình về những vấn đề giáo viên đưa ra ngoài nội dung SGK.
Các em dành thời gian để tìm tòi tham khảo kiến thức thực tiễn thông qua các thông tin đại chúng khác nhiều hơn.
KIẾN NGHỊ
Đối với cấp trên:
Cần quan tâm hơn nữa đến công tác tích hợp giáo dục môi trường vào các môn học nói chung và môn Địa lý nói riêng.
Nên tổ chức các đợt tập huấn về phương pháp giáo dục môi trường cho giáo viên THCS.
Đối với giáo viên
Cần thường xuyên cập nhật thông tin trên các thông tin đại chúng về các vấn đề môi trường để bồi bổ thêm kiến thức cho bản thân.
Nghiên cứu kĩ bài soạn để lồng ghép giáo dục môi trường khi có thể. Chú ý phần giáo dục môi trường không đưa vào phần nội dung bài ghi.
VII. KẾT LUẬN:.
- Môi trường sống của con người thật là quan trọng ,vì vậy chúng ta phải góp phần nhỏ bé của mình từ những việc nhỏ nhất để giữ gìn cho môi trường của chúng ta thêm xanh sạch đẹp. Tôi mạnh dạn đưa ra đề tài này .Có thể sau khi tham khảo đề tài của cá nhân tôi, các bạn đồng nghiệp chưa thấy được sức thuyết phục cao và tầm quan trọng của đề tài, nhưng tôi tin rằng các đồng nghiệp sẽ nhận thấy mục đích của các vấn đề được thể hiện trong đề tài mà bản thân tôi muốn gửi đến các đồng nghiệp, để ngày một nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh hiện nay.
- Rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ các đồng nghiệp . Xin chân thành cảm ơn.

CHÀO THÂN ÁI

CHÚC SỨC KHỎE
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thùy Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)