Bao cao chung DỰ ÁN GPE-VNEN trường học kiểu mới

Chia sẻ bởi Nguyễn Hồng Hà | Ngày 12/10/2018 | 142

Chia sẻ tài liệu: Bao cao chung DỰ ÁN GPE-VNEN trường học kiểu mới thuộc Hoạt động NGLL 5

Nội dung tài liệu:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TỔ CHỨC HỢP TÁC GIÁO DỤC TOÀN CẦU
VIỆT NAM ESCUELA NUEVA
----------------

TẬP HUẤN
MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI
DỰ ÁN GPE-VNEN

Nha Trang, tháng 7 năm 2012


I.MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
(CHIẾN LƯỢC) DỰ ÁN
Chuyển đổi mô hình nhà trường truyền thống sang mô hình nhà trường kiểu mới tại Việt Nam.
- Chất lượng giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển.
- Chương trình giáo dục lạc hậu, chậm đổi mới
- Đổi mới căn bản và toàn diện là đòi hỏi cấp thiết trong giai đoạn tới của giáo dục và đào tạo












Mô hình trường học kiểu mới phải đảm bảo:
- Nâng cao chất lượng giáo dục và năng lực sáng tạo, khả năng lập nghiệp cho học sinh;
- Đổi mới phương pháp dạy-học theo hướng hiện đại (sẽ có vai trò quyết định tới chất lượng giáo dục).

I.MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
DỰ ÁN(tiếp)


II.MỤC TIÊU CỤ THỂ DỰ ÁN


Hỗ trợ 1.447 trường Tiểu học để thực nghiệm đổi mới Sư phạm theo cách tiếp cận của mô hình VNEN.
Quá trình dạy học lấy học sinh làm trung tâm; Rèn luyện cách học, cách tư duy cho học sinh.
Nội dung và cách thức giáo dục được điều chỉnh phù hợp với mô hình.
- Giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục được tập huấn,bồi dưỡng trở thành người có vai trò mới trong nhà trường.

III. ĐẶC TRƯNG ĐiỂN HÌNH CỦA
MÔ HÌNH VNEN.


1. Cấu trúc tài liệu Hướng dẫn học tập:
Thiết kế các hoạt động học tập theo các môđun và theo quá trình học, quá trình đánh giá HS;
Cung cấp kiến thức kết hợp hướng dẫn phương pháp học và phương pháp tư duy; Nội dung học lồng ghép qui trình học;
Dùng cho học cả ngày; dùng cho tự học, học nhóm; dùng ở lớp; dùng chung ( 3 trong 1) và dùng lâu dài.
III. ĐẶC TRƯNG ĐiỂN HÌNH CỦA
MÔ HÌNH VNEN (tiếp)
2. Tổ chức lớp học
Học theo nhóm là chủ yếu; có thể tổ chức học ở ngoài lớp học.
Tổ chức Hội đồng tự quản của học sinh;
Xây dựng góc học tập và thư viện lớp học/hướng dẫn đồ dùng tự làm.
Xây dựng bản đồ Cộng đồng và Góc cộng đồng.
III. ĐẶC TRƯNG ĐiỂN HÌNH CỦA
MÔ HÌNH VNEN (tiếp)
3. Chiến lược tập huấn, bồi dưỡng GV
3.1-Chuyển đổi mô hình tập huấn truyền
thống sang mô hình tập huấn cùng tham
gia.
Thực hiện quy trình tập huấn 7 bước ( xác định nhu cầu-Xây dựng mục tiêu-Lập kế hoạch- Phát triển tài liệu-Tập huấn-Đánh giá sau tập huấn-Áp dụng ở lớp/cộng đồng).
GV học qua thực tế, phản hồi, hợp tác và theo hướng cải cách; GV có vai trò mới.
III. ĐẶC TRƯNG ĐiỂN HÌNH CỦA
MÔ HÌNH VNEN (tiếp)
3.2- GV bồi dưỡng thường xuyên, liên tục thông qua hoạt động của cụm trường.
Tập huấn nhiều lần và có định hướng(2 lần/tháng).
Nội dung:Chia sẻ kinh nghiệm thực tế, bài học thành công;Điều chỉnh tài liệu Hướng dẫn học tập;Kỹ thuật đánh giá HS theo quá trình;Hội thảo nhỏ; Kết nối mạng
III. ĐẶC TRƯNG ĐiỂN HÌNH CỦA
MÔ HÌNH VNEN (tiếp)
4.Đánh giá Học sinh
4.1- Nguyên tắc:
Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ của từng môn học và từng lớp học.
Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và định kỳ, giữa đánh giá của GV và tự đánh giá của HS, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình và cộng đồng.
III. ĐẶC TRƯNG ĐiỂN HÌNH CỦA
MÔ HÌNH VNEN (tiếp)
4.2 Mục đích
Xác định trình độ đạt được về học tập các môn học và năng lực của học sinh,
Giúp học sinh điều chỉnh cách học tập và rèn luyện
Giúp giáo viên điều chỉnh cách dạy, cách tổ chức giáo dục cho phù hợp.
III. ĐẶC TRƯNG ĐiỂN HÌNH CỦA
MÔ HÌNH VNEN (tiếp)
4.3 Hình thức
Quan sát có chủ định; Quan sát tự do
Kiểm tra viết; Kiểm tra miệng
Trắc nghiệm khách quan.
Nghiên cứu sản phẩm hoạt động học tập/hoạt động giáo dục của HS (phiếu học tập, kết quả thảo luận nhóm, tranh vẽ, bài viết ngắn, báo cáo kết quả sưu tầm, tìm hiểu…).


III. ĐẶC TRƯNG ĐiỂN HÌNH CỦA
MÔ HÌNH VNEN (tiếp)
4.4 Đánh giá năng lực học sinh
-“Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể” ( OECD-2002).
Gồm: Năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác và năng lực giao tiếp-quan hệ xã hội . . .
Dạy học hiện đại chuyển từ “tập trung vào kiến thức” sang “tập trung vào năng lực”

III. ĐẶC TRƯNG ĐiỂN HÌNH CỦA
MÔ HÌNH VNEN (tiếp)
4.5 Đánh giá (vì)quá trình học tập của học sinh.
Đánh giá sự tiến bộ của h.sinh qua các hoạt động học tập nhằm duy trì sự tiến bộ và điều chỉnh cách dạy, cách học
Quy trình 3 bước đánh giá qua quan sát, gồm : + Kế hoạch quan sát +Quan sát-ghi chép + Đánh giá




III.ĐẶC TRƯNG ĐiỂN HÌNHCỦA
MÔ HÌNH VNEN (tiếp)
4.6 Tự đánh giá trong học tập
Là hình thức đánh giá mà học sinh tự liên hệ phần nhiệm vụ đã thực hiện với các mục tiêu của quá trình học tập.
Tự đánh giá thường đi liền với đánh giá đồng đẳng. Tức là các học sinh trong cùng một nhóm, một lớp sẽ đánh giá lẫn nhau.




TRÂN TRỌNG CÁM ƠN !


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hồng Hà
Dung lượng: 286,00KB| Lượt tài: 3
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)