Bảng ghi nhớ kiến thức Địa lý vùng KT Lớp 9

Chia sẻ bởi Bùi Thị Điền | Ngày 16/10/2018 | 44

Chia sẻ tài liệu: Bảng ghi nhớ kiến thức Địa lý vùng KT Lớp 9 thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

Bảng ghi nhớ kiến thức Môn : Địa Lý 9

Phần Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên các vùng kinh tế:

Yếu tố
TD & MNBB
ĐBSH
BTB
DHNTB
TN
ĐNB
ĐBSCL





Địa hình
Khá đa dạng, có sự khác biệt giữa Đông Bắc và Tây Bắc.
- Tây bắc có địa hình núi non hiểm trở, dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất nước ta, chạy theo hướng Tây Bắc -Đông Nam tạo thành bức tường chắn gió mùa Đông Bắc làm cho vùng Tây Bắc bớt lạnh hơn.
- Đông Bắc nhiều đồi núi thấp, các dãy núi hình cánh cung tạo diều kiện cho ccác khối không khí lạnh tràn sâu vào trong nội địa.
->Sự đa dạng của địa hình tạo thế mạnh phát triển nhiều ngành sản xuất nông nghiệp như: trồng trọt, chăn nuôi và thế mạnh về lâm nghiệp, ngư nghiệp.

ĐH đồng bằng khá bằng phẳng với hệ thống đê điều kiên cố ngăn cách bảo vệ đồng bằng.
-Từ tây sang đông, toàn bộ các tỉnh trong vùng đều có núi, gò đồi, đồng bằng, biển và hải đảo. Như vậy BTB là một vùng có sự đa dạng về địa hình tạo điều kiện thuận lợi để vùng phát triển một cơ cấu kinh tế nông , lâm, ngư kết hợp.
- Khó khăn : Đồng bằng nhỏ hẹp, ít màu mỡ -> sản xuất NN gặp nhiều khó khăn.

- Các tỉnh DHNTB đều có núi, gò đồi ở phía Tây, dải đồng bằng hẹp ở phía Đông bị chia cắt bởi nhiều dải núi ăn ngang sát biển, bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng, vịnh. -> phát triển một cơ cấu KT nông , lâm , ngư kết hợp. Trong đó đặc biệt dọc đường bờ biển dài trên 700 km đó có nhiều các cảng biển và các bãi tắm, các điểm du lịch nổi tiếng như Dung Quất, Vân Phong, Cam Ranh…Non Nước, Mũi Né, Đại Lãnh… đây là cơ sở cho sự phát triển GTVT biển và du lịch biển.

-Gồm các cao nguyên xếp tầng ( Kontum, Plây-cu, Đăk-lăk, Lâm Viên, Mơ Nông, Di Linh).

Địa hình chuyển tiếp giữa các cao nguyên badan xếp tầng ở Tây Nguyên xuống ĐBSCL. ĐH với nhiều gò đồi có dạng lượn sóng , thoải, độ cao trung bình từ 200-300 m
.Địa hình đồng bằng khá bằng phẳng, độ cao trung bình thấp từ 2-3 m so với mực nước biển. Có nhiều ô trũng.












Đất đai
- Chủ yếu là đất Feralit phát triển trên đá phiến, đá vôi và các loại đá mẹ khác. Tài nguyên đất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp như : chè, các cây đặc sản như : hồi , quế, tam thất và các cây công nghiệp ngắn ngày như lạc , thuốc lá, đỗ tương.
- Đất phù sa dọc các thung lũng sông và các cánh đồng trước núi như Nghiã Lộ( Yên Bái), Trùng Khánh, Thất Khê(Cao Bằng), Mường Thanh( Điện Biên ) có thể trồng các cây lương thực.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Điền
Dung lượng: 69,00KB| Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)