Bài thuyết trình về dân tộc kinh
Chia sẻ bởi Trần Quốc An |
Ngày 28/04/2019 |
63
Chia sẻ tài liệu: Bài thuyết trình về dân tộc kinh thuộc Địa lí 9
Nội dung tài liệu:
XIN CHÀO QUÍ THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN
ĐỀ TÀI: CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM
Phần tìm hiểu về người Việt (Kinh)
Họ tên: Trần Quốc An – Lớp 9D1
THCS Thanh Xương – Điện Biên
NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH
LỊCH SỬ TỘC NGƯỜI
ĐỊA BÀN CƯ TRÚ
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
TỔ CHỨC XÃ HỘI
VĂN HÓA VẬT CHẤT
VĂN HÓA TINH THẦN
KẾT LUẬN
THÔNG TIN
DÂN TỘC: KINH (VIỆT)
DÂN SỐ: CHIẾM: 86,2%
NHÓM NGÔN NGỮ: VIỆT – MƯỜNG
LỊCH SỬ TỘC NGƯỜI:
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN TỘC NGƯỜI
Tổ tiên người Việt (kinh) là kết quả của sự hỗn chủng khá phức tạp và quá trình đó diễn ra trong một thời gian rất lâu dài. Cụ thể, vào thời kỳ Đá giữa cách ngày nay khoảng 1 vạn năm ở Đông Nam á diễn ra sự hỗn chủng của hai chủng tộc lớn Môngôlôit từ phía Bắc thiên di xuống (đại diện là nhóm người thiên di từ Tây Tạng) và Otrâylôit từ phía Nam thiên di lên (đại diện là nhóm người Mêlanesien) đưa đến sự ra đời của một chủng tộc mới là Indosien. Sau đó chủng tộc mới là Indosien lại tiếp tục Môngôlôit hóa (hỗn chủng với chủng Môngôlôit) đưa đến sự ra đời của chủng mới là cư dân Nam á (hay còn gọi là nhóm Bách Việt). Cư dân Nam á bao gồm nhiều tộc người, với những nhóm tiếng khác nhau như: Tày – Thái, Việt Mường, Môn – Khơ me,…
Quá trình chia tách này tiếp tục diễn tiến, dần dần đến sự hình thành các tộc người cụ thể mà trong đó có người Việt (kinh). Tộc người chiếm số dân đông nhất cả nước – đã tách ra khỏi khối Việt – Mường chung vào cuối thời Bắc Thuộc (TKVII – VIII)
2. ĐỊA BÀN CƯ TRÚ
Người Kinh cư trú trên khắp tỉnh thành trong cả nước, nhưng đông nhất là các vùng đồng bằng và thành thị.
3. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ:
KINH
TẾ
Thời Văn Lang – Âu Lạc: trổng lúa nước, các loại hoa màu(bầu, bí,sắn,..)cùng với trồng trọt còn chăn nuôi, đánh bắt cá và thủ công nghiệp cũng rất phát triển
Thời Bắc Thuộc: ngoài trồng lúa nước, các loại hoa màu. Người ta còn trồng nhiều cây công nghiệp(bông, mía,..), thủ công nghiệp(dệt vải, lụa, đan lát,..)có bước phát triển.
Thời Phong Kiến Dân Tộc: ngoài các hoạt động trồng trọt, còn có khia thac vàng,gốm, đúc đồng,in bản gỗ, thương nghiệp phát triển buôn bán với nhiều nước trong khu vực.
Thời kì đổi mới: dịch vụ tăng trưởng nhanh, GTVT có nhiều tiến bộ, viễn thông phát triển nhanh, buôn bán với hơn 100 nước và tiếp cận với nhiều thị trường mới và là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế lớn trên thế giới.
4.TỔ CHỨC XÃ HỘI:
a. Tổ chức cộng đồng
Khái niệm Xóm và làng: những người sống gần nhau có xu hướng liên kết chặt chẽ với nhau
Làng người Kinh thường trồng tre bao bọc xung quanh, nhiều nơi có cổng làng chắc chắn. Mỗi làng có đình là nơi hội họp và thờ cúng chung.
b.Tổ chức nghề nghiệp
Phường : trong làng có những bộ phận dân cư sinh sống bằng nghề khác , họ liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành các đơn vị gọi là phường.
Vd: phường gốm, phường giấy, phường mộc.,…..
5. VĂN HÓA VẬT CHẤT
VH
Vật chất
TRANG PHỤC
Có đủ các chủng loại y phục khăn áo, váy, quần, khố (trước đây), mũ nón, giày dép... và trang sức. Có đặc trưng riêng về phong cách mỹ thuật khác với các dân tộc cùng nhóm ngôn ngữ và lân cận.
+ Trang phục nam
Trang phục thường nhật:
Nhìn chung người Việt (Bắc, Trung, Nam), thường ngày mặc áo cánh nâu, xẻ ngực, cổ tròn, xẻ tà, hai túi dưới. Đây là loại áo ngắn mặc với quần lá tọa ống rộng. Đó là loại quần có cạp hoặc dùng dây rút. Trước đây nam để tóc dài, búi tó, hoặc thắt khăn đầu rìu, đóng khố..
Trong lễ, tết, hội hè:
Nam thường mặc áo dài màu đen, hoặc loại vải the có lót trắng bên trong, đầu đội khăn xếp, quần tọa màu trắng. Đó là loại áo dài, xẻ nách phải không trang trí hoa văn, nếu có chỉ là loại hoa văn dệt cùng màu tinh tế trên vải. Chân đi guốc mộc.
+ Trang phục nữ
Trang phục thường nhật:
Phụ nữ miền Bắc và bắc trung bộ thường mặc áo cánh ngắn vải nâu phía trong mặc áo yếm. Váy là loại váy kín có nơi mặc ngắn đến ống chân như Bắc và Trung Bộ. Thắt lưng là bao lưng bằng vải màu. Khi ra đường họ thường mang khăn vuông đội theo lối "mỏ quạ" hoặc các loại nón: thúng, ba tầm...
Phụ nữ Nam Bộ thường ngày mặc áo bà ba..Đi kèm là chiếc nón lá và khăn rằn.
Trang phục trong lễ, tết, hội hè:
Trang phục vào những dịp này người phụ nữ Việt thường mặc áo dài và áo tứ thân. Đồ trang sức thường mang là các loại trâm, vòng cổ, hoa tai, nhẫn, vòng tay mang phong cách từng vùng. Áo dài ngày nay đã trở trang phục truyền thống của người Việt Nam .
THỜI HÙNG VƯƠNG:
Trang phục thường ngày
Trang phục lễ hội
MiỀN BẮC- BẮC TRUNG BỘ
Trang phục lễ hội
Trang phục thường ngày
Miền Nam:
Trang phục thường ngày
Trang phục lễ hội
Trang phục truyền thống:
Áo dài phụ nữ miền Bắc TK 20
Áo dài phụ nữ miền Nam TK 20
GIAO THÔNG
Người Việt Nam cổ truyền , do bản chất nông nghiệp sống định cư cho nên con người rất ít đi lại,cho nên giao thông rất ít phát triển. Chủ yếu chỉ là vận chuyển bằng cách dùng sức người như kéo, cáng, kiệu,.., bằng sức động vật (trâu, bò, ngựa).
Việt Nam là một vùng sông nước, cho nên từ xưa đến nay giao thông đường thủy rất phát triển. Các loại xuồng, ghe là phương tiên lưu thông chủ yếu của người dân miền sông nước.
GIAO THÔNG XƯA VÀ NAY
NHÀ CỬA:
Nhà ở dân gian đã trải qua một quá trình chuyển biến từ nhà sàn đến nhà nền đất. Nhà nền đất vùng xuôi có kết cấu khung tre hay gỗ, thường làm vách và lợp bằng tranh, rạ hay lá dừa nước; nếu là kết cấu khung gỗ loại tốt lại thường được lợp bằng ngói, tường bao quanh bằng gạch với vì kèo gỗ. Khuôn viên nhà bao gồm: nhà chính, nhà phụ (nhà ngang, nhà bếp) và chuồng gia súc cùng sân, vườn, ao, giếng hoặc bể nước và hàng rào, tường vây quanh, cổng ngõ. Nhà chính thường có số gian lẻ (1, 3 hay 5) cùng với 1 hoặc 2 chái. Nhà chính thường quay về hướng nam, hướng này có thể đón ánh nắng khi trời lạnh, đón được gió mát để giải nồng. Phía trước thường trồng cây có tán cao đề làm cảnh, đón gió tốt. Phía sau, trồng cây bụi để ngăn gió lạnh.
NHÀ CỬA XƯA VÀ NAY
ẨM THỰC:
Văn hóa ẩm thực người Việt được biết đến với những nét đặc trưng như: tính hòa đồng, đa dạng, ít mỡ; đậm đà hương vị với sự kết hợp nhiều loại gia giảm để tăng mùi vị, sức hấp dẫn trong các món ăn.
Việc ăn thành mâm và sử dụng đũa và đặc biệt trong bữa ăn không thể thiếu cơm là tập quán chung của cả dân tộc Việt Nam.
THỜI HÙNG VƯƠNG:
Với nguồn thức ăn đa dạng, cách chế biến cũng rất phong phú, bên cạnh cách ăn đã có thời nguyên thuỷ như ăn sống (ăn gỏi), nướng thì các thức ăn đã được đun nấu bằng cách hấp, luộc . Đặc biệt, cơm gạo còn được làm chín bằng cách cho vào ống tre, ống bương.
Cách ăn uống vẫn mang tính cộng đồng rất cao, mọi người ăn uống chung, khi ăn có thể dùng tay bốc hoặc dùng đũa, tuỳ theo từng loại thức ăn.
Ẩm thực miền Bắc: món ăn có vị vừa phải, không quá nồng nhưng lại có màu sắc sặc sỡ, thường không đậm các vị cay, béo, ngọt, chủ yếu sử dụng nước mắm loãng, mắm tôm.
Ẩm thực miền Trung: Người miền Trung lại ưa dùng các món ăn có vị đậm hơn, nồng độ mạnh. Tính đặc sắc thể hiện qua hương vị đặc biệt, nhiều món cay hơn đồ ăn miền Bắc và miền nam.
Màu sắc được phối trộn phong phú, rực rỡ, thiên về màu đỏ và nâu sậm. Ẩm thực miền Trung nổi tiếng với mắm tôm chua, các loại mắm ruốc.
Ẩm thực cung đình Huế với phong cách ẩm thực hoàng gia không chỉ rất cay, rất nhiều màu sắc mà còn chú trọng vào số lượng các món ăn, cách bày trí món.
Ẩm thực miền Nam: Do chịu nhiều ảnh hưởng của ẩm thực Trung Hoa, Campuchia, Thái Lan nên các món ăn của người miền Nam thiên về độ ngọt, độ cay. Phổ biến các loại mắm khô như mắm cá sặc, mắm ba khía...
Có những món ăn dân dã, đặc thù như: chuột đồng khìa nước dừa, rắn hổ đất nấu cháo đậu xanh, đuông dừa, đuông đất hoặc đuông chà là, cá lóc nướng trui...
Tục ăn trầu và Hút thuốc lào
Miếng trầu đi đôi với lời chào. Vì trầu cau là "đầu trò tiếp khách" lại là biểu tượng cho sự tôn kính, phổ biến trong các lễ tế thần, tế gia tiên, lễ tang, lễ cưới, lễ thọ, lễ mừng...
Đàn ông, thuốc lào gắn bó với họ lúc vui, buồn thậm trí suốt cả cuộc đời. Thuốc lào được hút bằng điếu ống, điếu bát, để cho tiện dụng khi xa nhà lại hút bằng điếu cày (điếu để hút thuốc trong lúc cày bừa ở đồng ruộng nên gọi là điếu cày).
Uống:
Với đồ uống thì có rượu, nước chè, nước hoa quả (dừa, mía…) và nước được đun với một số loại lá cây khác như vối. Đặc biệt là chè, một loại thức uống rất phổ biến.
Đây là các loại đồ uống phổ biến và thông dụng từ xưa đến nay của người việt.
6. VĂN HÓA TINH THẦN:
Văn hóa tinh thần
Tôn giáo tín ngưỡng
TÔN GIÁO: Nguời Việt Nam ngày nay về cơ bản theo hai đạo: Phật giáo và Thiên Chúa giáo.Đó là hai tôn giáo lớn trên thế giới.
Ngoài ra, người Việt còn theo các tôn giáo khác như: cao đài, tin lành,….
TÍN NGƯỠNG
Đạo thờ Tổ tiên trong gia đình
Thờ Thành hoàng ở đình làng
Thờ anh hùng dân tộc hay Tổ chung của cả nước ở đền
Đạo thờ Mẫu ở một số phủ và ghép vào trong hầu hết các chùa
Thời cúng tổ tiên
Người Việt là một trong những dân tộc có tục thờ cúng tổ tiên sâu đậm và sớm nhất nó gần như trở thành một tôn giáo: Đạo ông bà.
Thời tổ tiên là thể hiện lòng thành kính, biết ơn, tưởng nhớ tổ tiên đồng thời cũng thể hiện niềm tin vào sự che chở trợ giúp của tổ tiên
Đền Hùng
Ở phạm vi quốc gia, người Việt thờ Vua tổ, đó là Vua Hùng. Nơi thờ phụng ở Phong Châu, Phú Thọ. Ngày giỗ tổ là ngày 10 tháng 3 âm lịch.
Bàn Thờ Mẫu tại đền Tiên Thiên Thánh Mẫu (Vĩnh Phúc)
Đạo Mẫu VN là một tín ngưỡng văn hóa mang đậm tính văn hóa của người dân Việt Nam rất cần được tôn vinh và bảo tồn.
VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
Văn học
Việt Nam có một nền văn học phát triển khá sớm mang bản sắc riêng
Văn học cổ: bao gồm dòng văn học dân gian, văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm
Văn học hiện đại: Việc xuất hiện chữ Quốc ngữ là tiền đề sản sinh nền văn học mới, văn học hiện đại
Với sự ra đời hàng loạt các tác phẩm văn xuôi, thơ bằng chữ quốc ngữ của những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Tản Đà, Ngô Tất Tố,, Nguyên Hồng,..Đánh dấu bước phát triển của văn học giai đoạn này
Văn học dân gian: xuất hiện trong quá trình lao động sản xuất, xây dựng và đấu tranh ngay từ thuở sơ khai. Hình thức truyền miệng là chủ yếu. Bao gồm các hình thức truyện kể, thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện thơ, tục ngữ, ca dao, câu đố, vè.
Nghệ
Thuật
Ca múa nhạc cung đình: Ca múa nhạc cung đình phát triển mạnh vào triều đại vua Lê Thái Tông với nhiều loại hình ca múa nhạc phong phú
Múa rối nước: Nghệ thuật múa rối nước của Việt Nam là loại hình sân khấu cổ truyền được ưa chuộng khắp nơi trên thế giới.
Chèo: Bắt nguồn từ âm nhạc và múa dân gian, chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống tiêu biểu nhất của Việt Nam. Lúc đầu xuất hiện ở các làng quê, dần trở thành loại hình sân khấu tiêu biểu của cư dân đồng bằng Bắc Bộ
Cải lương: là loại hình sân khấu kịch hát dân tộc ra đời vào đầu thế kỷ 20. Nguồn gốc của cải lương là các bài hát lý, ca nhạc tài tử ở miền Tây Nam Bộ
Hát quan họ (hay Quan họ Bắc Ninh): bắt nguồn từ những lối hát đối đáp nam nữ có từ lâu đời. Hát quan họ chủ yếu chỉ được tổ chức ở mỗi làng, mỗi năm một lần vào dịp hội làng
VĂN HÓA DÂN GIAN:
Lễ hội
Lễ hội ở Việt Nam thật đa dạng và phong phú. Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một một đối tượng linh thiêng cần được suy tôn như những vị anh hùng chống ngoại xâm, những người có công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế... Với tư tưởng uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, ngày hội diễn ra sôi động bằng những sự tích, công trạng, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, làm cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu được công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất nước của mình.
Đặc biệt, lễ hội ở nước ta gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đất như một thành tố không thể thiếu vắng trong đời sống cộng đồng nhân dân.
TRÒ CHƠI DÂN GIAN
7. KẾT LUẬN
Dân tộc Kinh là dân tộc đa số, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong dân cư nước ta, có trình độ phát triển cao hơn, là lực lượng đoàn kết, đóng vai trò chủ lực và đi đầu trong quá trình đấu tranh lâu dài dựng nước và giữ nước, góp phần to lớn vào việc hình thành, củng cố và phát triển cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Người Kinh cũng như các dân tộc anh em khác đều có bản sắc văn hoá dân tộc là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần, bao gồm tiếng nói, chữ viết, văn học, nghệ thuật, kiến trúc, y phục, tâm lý, tình cảm, phong tục, tập quán, tín ngưỡng... được sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của lịch sử. Vì vậy cần được gìn giữ và có chiến lược bảo tồn và phát triển
Hiện nay, nền văn hóa của người kinh dường như là chủ thể và có ảnh hưởng lớn đến các dân tộc khác, tạo nên sự giao thoa văn hóa giữa người kinh và các dân tộc khác. Làm giàu đẹp thêm cho nền văn hóa của nước nhà
Ngày nay, trước yêu cầu phát triển mới của đất nước, người kinh cùng với các dân tộc anh em trên đất nước ta tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, tăng cường đoàn kết, nỗ lực phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
ĐỀ TÀI: CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM
Phần tìm hiểu về người Việt (Kinh)
Họ tên: Trần Quốc An – Lớp 9D1
THCS Thanh Xương – Điện Biên
NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH
LỊCH SỬ TỘC NGƯỜI
ĐỊA BÀN CƯ TRÚ
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
TỔ CHỨC XÃ HỘI
VĂN HÓA VẬT CHẤT
VĂN HÓA TINH THẦN
KẾT LUẬN
THÔNG TIN
DÂN TỘC: KINH (VIỆT)
DÂN SỐ: CHIẾM: 86,2%
NHÓM NGÔN NGỮ: VIỆT – MƯỜNG
LỊCH SỬ TỘC NGƯỜI:
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN TỘC NGƯỜI
Tổ tiên người Việt (kinh) là kết quả của sự hỗn chủng khá phức tạp và quá trình đó diễn ra trong một thời gian rất lâu dài. Cụ thể, vào thời kỳ Đá giữa cách ngày nay khoảng 1 vạn năm ở Đông Nam á diễn ra sự hỗn chủng của hai chủng tộc lớn Môngôlôit từ phía Bắc thiên di xuống (đại diện là nhóm người thiên di từ Tây Tạng) và Otrâylôit từ phía Nam thiên di lên (đại diện là nhóm người Mêlanesien) đưa đến sự ra đời của một chủng tộc mới là Indosien. Sau đó chủng tộc mới là Indosien lại tiếp tục Môngôlôit hóa (hỗn chủng với chủng Môngôlôit) đưa đến sự ra đời của chủng mới là cư dân Nam á (hay còn gọi là nhóm Bách Việt). Cư dân Nam á bao gồm nhiều tộc người, với những nhóm tiếng khác nhau như: Tày – Thái, Việt Mường, Môn – Khơ me,…
Quá trình chia tách này tiếp tục diễn tiến, dần dần đến sự hình thành các tộc người cụ thể mà trong đó có người Việt (kinh). Tộc người chiếm số dân đông nhất cả nước – đã tách ra khỏi khối Việt – Mường chung vào cuối thời Bắc Thuộc (TKVII – VIII)
2. ĐỊA BÀN CƯ TRÚ
Người Kinh cư trú trên khắp tỉnh thành trong cả nước, nhưng đông nhất là các vùng đồng bằng và thành thị.
3. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ:
KINH
TẾ
Thời Văn Lang – Âu Lạc: trổng lúa nước, các loại hoa màu(bầu, bí,sắn,..)cùng với trồng trọt còn chăn nuôi, đánh bắt cá và thủ công nghiệp cũng rất phát triển
Thời Bắc Thuộc: ngoài trồng lúa nước, các loại hoa màu. Người ta còn trồng nhiều cây công nghiệp(bông, mía,..), thủ công nghiệp(dệt vải, lụa, đan lát,..)có bước phát triển.
Thời Phong Kiến Dân Tộc: ngoài các hoạt động trồng trọt, còn có khia thac vàng,gốm, đúc đồng,in bản gỗ, thương nghiệp phát triển buôn bán với nhiều nước trong khu vực.
Thời kì đổi mới: dịch vụ tăng trưởng nhanh, GTVT có nhiều tiến bộ, viễn thông phát triển nhanh, buôn bán với hơn 100 nước và tiếp cận với nhiều thị trường mới và là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế lớn trên thế giới.
4.TỔ CHỨC XÃ HỘI:
a. Tổ chức cộng đồng
Khái niệm Xóm và làng: những người sống gần nhau có xu hướng liên kết chặt chẽ với nhau
Làng người Kinh thường trồng tre bao bọc xung quanh, nhiều nơi có cổng làng chắc chắn. Mỗi làng có đình là nơi hội họp và thờ cúng chung.
b.Tổ chức nghề nghiệp
Phường : trong làng có những bộ phận dân cư sinh sống bằng nghề khác , họ liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành các đơn vị gọi là phường.
Vd: phường gốm, phường giấy, phường mộc.,…..
5. VĂN HÓA VẬT CHẤT
VH
Vật chất
TRANG PHỤC
Có đủ các chủng loại y phục khăn áo, váy, quần, khố (trước đây), mũ nón, giày dép... và trang sức. Có đặc trưng riêng về phong cách mỹ thuật khác với các dân tộc cùng nhóm ngôn ngữ và lân cận.
+ Trang phục nam
Trang phục thường nhật:
Nhìn chung người Việt (Bắc, Trung, Nam), thường ngày mặc áo cánh nâu, xẻ ngực, cổ tròn, xẻ tà, hai túi dưới. Đây là loại áo ngắn mặc với quần lá tọa ống rộng. Đó là loại quần có cạp hoặc dùng dây rút. Trước đây nam để tóc dài, búi tó, hoặc thắt khăn đầu rìu, đóng khố..
Trong lễ, tết, hội hè:
Nam thường mặc áo dài màu đen, hoặc loại vải the có lót trắng bên trong, đầu đội khăn xếp, quần tọa màu trắng. Đó là loại áo dài, xẻ nách phải không trang trí hoa văn, nếu có chỉ là loại hoa văn dệt cùng màu tinh tế trên vải. Chân đi guốc mộc.
+ Trang phục nữ
Trang phục thường nhật:
Phụ nữ miền Bắc và bắc trung bộ thường mặc áo cánh ngắn vải nâu phía trong mặc áo yếm. Váy là loại váy kín có nơi mặc ngắn đến ống chân như Bắc và Trung Bộ. Thắt lưng là bao lưng bằng vải màu. Khi ra đường họ thường mang khăn vuông đội theo lối "mỏ quạ" hoặc các loại nón: thúng, ba tầm...
Phụ nữ Nam Bộ thường ngày mặc áo bà ba..Đi kèm là chiếc nón lá và khăn rằn.
Trang phục trong lễ, tết, hội hè:
Trang phục vào những dịp này người phụ nữ Việt thường mặc áo dài và áo tứ thân. Đồ trang sức thường mang là các loại trâm, vòng cổ, hoa tai, nhẫn, vòng tay mang phong cách từng vùng. Áo dài ngày nay đã trở trang phục truyền thống của người Việt Nam .
THỜI HÙNG VƯƠNG:
Trang phục thường ngày
Trang phục lễ hội
MiỀN BẮC- BẮC TRUNG BỘ
Trang phục lễ hội
Trang phục thường ngày
Miền Nam:
Trang phục thường ngày
Trang phục lễ hội
Trang phục truyền thống:
Áo dài phụ nữ miền Bắc TK 20
Áo dài phụ nữ miền Nam TK 20
GIAO THÔNG
Người Việt Nam cổ truyền , do bản chất nông nghiệp sống định cư cho nên con người rất ít đi lại,cho nên giao thông rất ít phát triển. Chủ yếu chỉ là vận chuyển bằng cách dùng sức người như kéo, cáng, kiệu,.., bằng sức động vật (trâu, bò, ngựa).
Việt Nam là một vùng sông nước, cho nên từ xưa đến nay giao thông đường thủy rất phát triển. Các loại xuồng, ghe là phương tiên lưu thông chủ yếu của người dân miền sông nước.
GIAO THÔNG XƯA VÀ NAY
NHÀ CỬA:
Nhà ở dân gian đã trải qua một quá trình chuyển biến từ nhà sàn đến nhà nền đất. Nhà nền đất vùng xuôi có kết cấu khung tre hay gỗ, thường làm vách và lợp bằng tranh, rạ hay lá dừa nước; nếu là kết cấu khung gỗ loại tốt lại thường được lợp bằng ngói, tường bao quanh bằng gạch với vì kèo gỗ. Khuôn viên nhà bao gồm: nhà chính, nhà phụ (nhà ngang, nhà bếp) và chuồng gia súc cùng sân, vườn, ao, giếng hoặc bể nước và hàng rào, tường vây quanh, cổng ngõ. Nhà chính thường có số gian lẻ (1, 3 hay 5) cùng với 1 hoặc 2 chái. Nhà chính thường quay về hướng nam, hướng này có thể đón ánh nắng khi trời lạnh, đón được gió mát để giải nồng. Phía trước thường trồng cây có tán cao đề làm cảnh, đón gió tốt. Phía sau, trồng cây bụi để ngăn gió lạnh.
NHÀ CỬA XƯA VÀ NAY
ẨM THỰC:
Văn hóa ẩm thực người Việt được biết đến với những nét đặc trưng như: tính hòa đồng, đa dạng, ít mỡ; đậm đà hương vị với sự kết hợp nhiều loại gia giảm để tăng mùi vị, sức hấp dẫn trong các món ăn.
Việc ăn thành mâm và sử dụng đũa và đặc biệt trong bữa ăn không thể thiếu cơm là tập quán chung của cả dân tộc Việt Nam.
THỜI HÙNG VƯƠNG:
Với nguồn thức ăn đa dạng, cách chế biến cũng rất phong phú, bên cạnh cách ăn đã có thời nguyên thuỷ như ăn sống (ăn gỏi), nướng thì các thức ăn đã được đun nấu bằng cách hấp, luộc . Đặc biệt, cơm gạo còn được làm chín bằng cách cho vào ống tre, ống bương.
Cách ăn uống vẫn mang tính cộng đồng rất cao, mọi người ăn uống chung, khi ăn có thể dùng tay bốc hoặc dùng đũa, tuỳ theo từng loại thức ăn.
Ẩm thực miền Bắc: món ăn có vị vừa phải, không quá nồng nhưng lại có màu sắc sặc sỡ, thường không đậm các vị cay, béo, ngọt, chủ yếu sử dụng nước mắm loãng, mắm tôm.
Ẩm thực miền Trung: Người miền Trung lại ưa dùng các món ăn có vị đậm hơn, nồng độ mạnh. Tính đặc sắc thể hiện qua hương vị đặc biệt, nhiều món cay hơn đồ ăn miền Bắc và miền nam.
Màu sắc được phối trộn phong phú, rực rỡ, thiên về màu đỏ và nâu sậm. Ẩm thực miền Trung nổi tiếng với mắm tôm chua, các loại mắm ruốc.
Ẩm thực cung đình Huế với phong cách ẩm thực hoàng gia không chỉ rất cay, rất nhiều màu sắc mà còn chú trọng vào số lượng các món ăn, cách bày trí món.
Ẩm thực miền Nam: Do chịu nhiều ảnh hưởng của ẩm thực Trung Hoa, Campuchia, Thái Lan nên các món ăn của người miền Nam thiên về độ ngọt, độ cay. Phổ biến các loại mắm khô như mắm cá sặc, mắm ba khía...
Có những món ăn dân dã, đặc thù như: chuột đồng khìa nước dừa, rắn hổ đất nấu cháo đậu xanh, đuông dừa, đuông đất hoặc đuông chà là, cá lóc nướng trui...
Tục ăn trầu và Hút thuốc lào
Miếng trầu đi đôi với lời chào. Vì trầu cau là "đầu trò tiếp khách" lại là biểu tượng cho sự tôn kính, phổ biến trong các lễ tế thần, tế gia tiên, lễ tang, lễ cưới, lễ thọ, lễ mừng...
Đàn ông, thuốc lào gắn bó với họ lúc vui, buồn thậm trí suốt cả cuộc đời. Thuốc lào được hút bằng điếu ống, điếu bát, để cho tiện dụng khi xa nhà lại hút bằng điếu cày (điếu để hút thuốc trong lúc cày bừa ở đồng ruộng nên gọi là điếu cày).
Uống:
Với đồ uống thì có rượu, nước chè, nước hoa quả (dừa, mía…) và nước được đun với một số loại lá cây khác như vối. Đặc biệt là chè, một loại thức uống rất phổ biến.
Đây là các loại đồ uống phổ biến và thông dụng từ xưa đến nay của người việt.
6. VĂN HÓA TINH THẦN:
Văn hóa tinh thần
Tôn giáo tín ngưỡng
TÔN GIÁO: Nguời Việt Nam ngày nay về cơ bản theo hai đạo: Phật giáo và Thiên Chúa giáo.Đó là hai tôn giáo lớn trên thế giới.
Ngoài ra, người Việt còn theo các tôn giáo khác như: cao đài, tin lành,….
TÍN NGƯỠNG
Đạo thờ Tổ tiên trong gia đình
Thờ Thành hoàng ở đình làng
Thờ anh hùng dân tộc hay Tổ chung của cả nước ở đền
Đạo thờ Mẫu ở một số phủ và ghép vào trong hầu hết các chùa
Thời cúng tổ tiên
Người Việt là một trong những dân tộc có tục thờ cúng tổ tiên sâu đậm và sớm nhất nó gần như trở thành một tôn giáo: Đạo ông bà.
Thời tổ tiên là thể hiện lòng thành kính, biết ơn, tưởng nhớ tổ tiên đồng thời cũng thể hiện niềm tin vào sự che chở trợ giúp của tổ tiên
Đền Hùng
Ở phạm vi quốc gia, người Việt thờ Vua tổ, đó là Vua Hùng. Nơi thờ phụng ở Phong Châu, Phú Thọ. Ngày giỗ tổ là ngày 10 tháng 3 âm lịch.
Bàn Thờ Mẫu tại đền Tiên Thiên Thánh Mẫu (Vĩnh Phúc)
Đạo Mẫu VN là một tín ngưỡng văn hóa mang đậm tính văn hóa của người dân Việt Nam rất cần được tôn vinh và bảo tồn.
VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
Văn học
Việt Nam có một nền văn học phát triển khá sớm mang bản sắc riêng
Văn học cổ: bao gồm dòng văn học dân gian, văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm
Văn học hiện đại: Việc xuất hiện chữ Quốc ngữ là tiền đề sản sinh nền văn học mới, văn học hiện đại
Với sự ra đời hàng loạt các tác phẩm văn xuôi, thơ bằng chữ quốc ngữ của những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Tản Đà, Ngô Tất Tố,, Nguyên Hồng,..Đánh dấu bước phát triển của văn học giai đoạn này
Văn học dân gian: xuất hiện trong quá trình lao động sản xuất, xây dựng và đấu tranh ngay từ thuở sơ khai. Hình thức truyền miệng là chủ yếu. Bao gồm các hình thức truyện kể, thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện thơ, tục ngữ, ca dao, câu đố, vè.
Nghệ
Thuật
Ca múa nhạc cung đình: Ca múa nhạc cung đình phát triển mạnh vào triều đại vua Lê Thái Tông với nhiều loại hình ca múa nhạc phong phú
Múa rối nước: Nghệ thuật múa rối nước của Việt Nam là loại hình sân khấu cổ truyền được ưa chuộng khắp nơi trên thế giới.
Chèo: Bắt nguồn từ âm nhạc và múa dân gian, chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống tiêu biểu nhất của Việt Nam. Lúc đầu xuất hiện ở các làng quê, dần trở thành loại hình sân khấu tiêu biểu của cư dân đồng bằng Bắc Bộ
Cải lương: là loại hình sân khấu kịch hát dân tộc ra đời vào đầu thế kỷ 20. Nguồn gốc của cải lương là các bài hát lý, ca nhạc tài tử ở miền Tây Nam Bộ
Hát quan họ (hay Quan họ Bắc Ninh): bắt nguồn từ những lối hát đối đáp nam nữ có từ lâu đời. Hát quan họ chủ yếu chỉ được tổ chức ở mỗi làng, mỗi năm một lần vào dịp hội làng
VĂN HÓA DÂN GIAN:
Lễ hội
Lễ hội ở Việt Nam thật đa dạng và phong phú. Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một một đối tượng linh thiêng cần được suy tôn như những vị anh hùng chống ngoại xâm, những người có công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế... Với tư tưởng uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, ngày hội diễn ra sôi động bằng những sự tích, công trạng, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, làm cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu được công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất nước của mình.
Đặc biệt, lễ hội ở nước ta gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đất như một thành tố không thể thiếu vắng trong đời sống cộng đồng nhân dân.
TRÒ CHƠI DÂN GIAN
7. KẾT LUẬN
Dân tộc Kinh là dân tộc đa số, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong dân cư nước ta, có trình độ phát triển cao hơn, là lực lượng đoàn kết, đóng vai trò chủ lực và đi đầu trong quá trình đấu tranh lâu dài dựng nước và giữ nước, góp phần to lớn vào việc hình thành, củng cố và phát triển cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Người Kinh cũng như các dân tộc anh em khác đều có bản sắc văn hoá dân tộc là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần, bao gồm tiếng nói, chữ viết, văn học, nghệ thuật, kiến trúc, y phục, tâm lý, tình cảm, phong tục, tập quán, tín ngưỡng... được sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của lịch sử. Vì vậy cần được gìn giữ và có chiến lược bảo tồn và phát triển
Hiện nay, nền văn hóa của người kinh dường như là chủ thể và có ảnh hưởng lớn đến các dân tộc khác, tạo nên sự giao thoa văn hóa giữa người kinh và các dân tộc khác. Làm giàu đẹp thêm cho nền văn hóa của nước nhà
Ngày nay, trước yêu cầu phát triển mới của đất nước, người kinh cùng với các dân tộc anh em trên đất nước ta tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, tăng cường đoàn kết, nỗ lực phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Quốc An
Dung lượng: |
Lượt tài: 6
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)