Bài thực hành 3. Khai báo và sử dụng biến

Chia sẻ bởi Trần Minh Thọ | Ngày 20/10/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: Bài thực hành 3. Khai báo và sử dụng biến thuộc Tin học 8

Nội dung tài liệu:

BÀI TH 3: KHAI BÁO VÀ SỬ DỤNG BIẾN
Mục đích yêu cầu:
Bước đầu làm quen cách khai báo, sử dụng biến và hằng trong chương trình.
Hiểu ý nghĩa của từng câu lệnh trong chương trình.
Biết một số lưu ý khi sử dụng biến.

XEM VIDEO BÀI GiẢNG TRÊN YOUTUBE
http://tiny.cc/tuhoctinhoc8
II. Nội dung:
Ôn lại cú pháp khai báo biến và các kiểu dữ liệu trong Free pascal
Bài 1: Viết chương trình Pascal có khai báo và sử dụng biến.
Bài 2: Viết chương trình hoán đổi giá trị hai biến
Ôn lại các thao tác sử dụng biến và những lưu ý khi sử dụng biến

BÀI TH 3: KHAI BÁO VÀ SỬ DỤNG BIẾN
1. Cú pháp khai báo biến
Var :
Trong đó: gồm tên các biến và được cách nhau bởi dấu phẩy.
là một trong các kiểu dữ liệu của Pascal
BÀI TH 3: KHAI BÁO VÀ SỬ DỤNG BIẾN
Bài toán: Một cửa hàng cung cấp dịch vụ bán hàng thanh toán tại nhà. Khách hàng chỉ cần đăng kí số lượng mặt hàng cần mua, nhân viên cửa hàng sẽ trả hàng và nhận tiền thanh toán tại nhà khách hàng. Ngoài giá trị hàng hóa, khách hàng còn phải trả thêm phí dịch vụ. Hãy viết chương trình pascal để tính tiền thanh toán trong trường hợp khách hàng chỉ mua một mặt hàng duy nhất.
Gợi ý: Công thức cần tính
Tiền thanh toán = đơn giá x số lượng + phí dịch vụ
Khởi động Pascal. Gõ chương trình sau (ở trang 35/sgk) và tìm hiểu ý nghĩa của từng câu lệnh trong chương trình:
Lưu chương trình với tên TINHTIEN.PAS. Dịch và chỉnh sửa các lỗi gõ nếu có.
Chạy chương trình với các bộ dữ liệu (1000,20), (3500,200), (18500,123). Kiểm tra tính đúng của các kết quả in ra.
Chạy CT với bộ dữ liệu (1,35000). Quan sát kết quả nhận được.
BÀI TH 3: KHAI BÁO VÀ SỬ DỤNG BIẾN
Bài 1. Viết chương trình Pascal có khai báo và sử dụng biến
Program Tinh_Tien;
Uses Crt;
Var soluong: integer;
dongia, thanhtien: real;
thongbao: String;
Const phi= 10000;
Begin
clrscr;
thongbao:= ‘Tong so tien phai thanh toan: ’;
{nhap don gia va so luong hang}
write(‘don gia= ‘); readln(dongia);
write(‘so luong= ‘); readln(soluong);
thanhtien:= soluong * dongia + phi;
(* In ra so tien phai tra *);
writeln(thongbao, thanhtien:10:2);
readln
End.
Khai báo tên chương trình
Khai báo sử dụng thư viện CRT
Khai báo các biến thuộc kiểu số nguyên, số thực và xâu kí tự
Khai báo hằng Phí
Bắt đầu thân chương trình
Lệnh xóa màn hình
Gán giá trị cho biến thongbao
Dòng chú thích
nhập giá trị cho biến dongia
nhập giá trị cho biến soluong
Gán giá trị cho biến thanhtien
Dòng chú thích
Xuất giá trị biến thanhtien
Dừng lại chờ bấm Enter
Kết thúc chương trình
THỰC HÀNH 3: KHAI BÁO VÀ SỬ DỤNG BiẾN (T1)
Program Tinh_Tien;
Uses Crt;
Var soluong: integer;
dongia, thanhtien: real;
thongbao: String;
Const phi= 10000;
Begin
clrscr;
thongbao:= ‘Tong so tien phai thanh toan: ’;
{nhap don gia va so luong hang}
write(‘don gia= ‘); readln(dongia);
write(‘so luong= ‘); readln(soluong);
thanhtien:= soluong * dongia + phi;
(* In ra so tien phai tra *);
writeln(thongbao, thanhtien:10:2);
readln
End.
Khai báo tên chương trình
Khai báo sử dụng thư viện CRT
Khai báo các biến thuộc kiểu số nguyên, số thực và xâu kí tự
Khai báo hằng Phí
Bắt đầu thân chương trình
Lệnh xóa màn hình
Gán giá trị cho biến thongbao
Dòng chú thích
nhập giá trị cho biến dongia
nhập giá trị cho biến soluong
Gán giá trị cho biến thanhtien
Dòng chú thích
Xuất giá trị biến thanhtien
Dừng lại chờ bấm Enter
Kết thúc chương trình
BÀI TH 3: KHAI BÁO VÀ SỬ DỤNG BIẾN
Bài 2. Thử viết chương trình nhập các số nguyên X và Y, in giá trị của X và Y ra màn hình. Sau đó hoán đổi các giá trị của X và Y rồi in lại ra màn hình giá trị của X và Y
Gán giá trị cho biến bằng lệnh gán :=
vd: x:=15; y:=(10+5) div 4;
Gán dữ liệu cho biến bằng lệnh nhập dữ liệu từ bàn phím Readln(tên biến);
vd: Readln(a); Readln(x,y);
Tính toán với các giá trị của biến
vd: a:= (x+y)/2;
Xuất giá trị của biến bằng lệnh writeln(tên biến);
vd: writeln(x); writeln(‘Chu vi = ’,a*4);
ÔN LẠI CÁC THAO TÁC SỬ DỤNG BIẾN
1. Cú pháp khai báo biến
Var :
Trong đó: gồm tên các biến và được cách nhau bởi dấu phẩy.
2. Kí hiệu := được sử dụng trong lệnh gán giá trị cho biến
3. Lệnh Readln(); được sử dụng để nhập giá trị cho các biến từ bàn phím. Ví dụ: Readln(a,b,c);
4. Nội dung chú thích nằm trong dấu { và } bị bỏ qua khi dịch chương trình. Có thể sử dụng cặp các dấu (* và *) để tạo chú thích.

TỔNG KẾT
BÀI TẬP VỀ NHÀ
Em hãy viết một chương trình Pascal hoàn chỉnh để tính diện tích và chu vi một hình chữ nhật (HCN) , trong đó số đo hai cạnh được nhập vào từ bàn phím.
Khai báo các biến a và b để lưu chiều rộng và chiều dài của HCN được nhập vào từ bàn phím.
Khai báo các biến CV và S để lưu chu vi và diện tích HCN.
Thân chương trình gồm các lệnh
Nhập giá trị của các kích thước a và b
Tính chu vi CV và diện tích S của hình chữ nhật đó
In ra màn hình giá trị của các biến CV và S đã tính được ở trên
Lưu chương trình với tên tệp tin là HCNHAT.PAS
Các em làm xong thì gởi mail cho thầy ([email protected]) và dự đoán số lượt xem video này đến 12h00p ngày 30/10/2018. bạn nào làm bài chính xác và dự đoán chính xác nhất sẽ có phần thưởng nhé.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Minh Thọ
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)