Bài tập chuyên đề địa lí 9

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Sinh | Ngày 28/04/2019 | 39

Chia sẻ tài liệu: Bài tập chuyên đề địa lí 9 thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

PHẦN III:
MỘT SỐ DẠNG
BÀI TẬP THAM KHẢO
Một số bài tập tham khảo khí hậu
? Dựa vào Atlat Việt Nam trang khí hậu và kiến thức đã học hãy chứng minh nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, đa dạng và phức tạp.

? Phân tích chế độ nhiệt và chế độ mưa của Hà Nội - Đà Nẵng - TP Hồ Chí Minh, Điên Biên – Lạng Sơn
Câu hỏi 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích chế độ nhiệt nước ta.
a. Nhận xét:
Nền nhiệt độ cao (dc: mảng nền màu)
Nhiệt độ có sự phân hóa theo vĩ độ, tăng dần từ Bắc vào Nam (dc)
Nhiệt độ có sự phân hóa theo độ cao (dc: các biểu đồ khí hậu của vùng núi cao so với vùng đồng bằng)
Chế độ nhiệt có sự phân hóa rõ rệt vào mùa đông (dc)
Nhiệt độ mùa hạ đồng nhất trên toàn lãnh thổ, cao nhất ở ĐBSH và BTB (dc)
Chia thành 2 miền khí hậu (dc)
b. Giải thích:
Nền nhiệt cao do vị trí địa lí kết hợp hoàn lưu gió Tây.
Nhiệt độ phân hóa B-N do góc nhập xạ thay đổi theo vĩ độ
Nhiệt độ phân hóa theo độ cao do sự giảm dần của cán cân bức xạ, cán cân nhiệt và độ ẩm tăng
Phân hóa vào mùa đông do sự tác động của địa hình và gió mùa ĐB
Mùa hạ nhiệt độ cao ở ĐBBB&BTB do ảnh hưởng gió TN và gió Lào
Phân hóa 2 miền khí hậu do ảnh hưởng gió mùa kết hợp địa hình
Khí Hậu
Câu hỏi 2: Phân tích tác động của gió tới sự phân hóa khí hậu nước ta?
Phân tích các loại gió theo các yếu tố: 1-thời gian, 2-hướng, 3-nguồn gốc, 4-tính chất, 5-vùng hoạt động,6-tác động đến khí hậu
Gió mùa:
Gió mùa ĐB (Xibia): mùa đông …
Gió mùa Tây Nam (TBg), gió mùa Tây Nam (Tín phong Nam BC): mùa hạ …
Khí Hậu
Gió Tín phong BBC:
Thời gian: quanh năm
Nguồn gốc: cao áp chí tuyến Tây TBDg - > áp thấp Xích đạo
Tính chất: khô nóng
Phạm vi: cả nước
Bị lấn át bởi gió mùa, hoạt động mạnh khi gió mùa suy yếu
Tác động:
Mùa đông: thổi xen kẽ gió mùa ĐB ở miền Bắc, khô nóng ở miền Nam
Mùa hạ: gió mùa Tây Nam + gió Tín phong ĐB -> tạo thành dải hội tụ
-> gây mưa giữa và cuối mùa hạ
Từ mùa đông -> màu hạ: hoạt động độc lập, gây ẩm ướt
Câu hỏi 3: Trình bày đặc điểm chế độ mưa vùng Bắc Trung Bộ
Khái quát vùng
Đặc điểm:
Lượng mưa TB năm của vùng:
Tổng lượng mưa TB lớn: >1600mm
Đại bộ phận lãnh thổ có lượng mưa 1600-2000mm nhưng không đồng đều giữa các khu vực: >2800mm (Bắc dãy Bạch Mã, Huế do đón gió); 2400-2800mm(Nam TT Huế, Trường Sơn Bắc do núi cao đón gió); 1600-2000mm(vùng địa hình thấp, bằng phẳng); 1200-1600mm(phạm vi hẹp: Đồng Hới, Nghệ An do gió phơn)
Có sự phân hóa lượng mưa trong năm:
T5-T10
T11-T4
Cuối T4 đầu T5 : cơn giông nhiệt đầu mùa hạ gây mưa
Mùa mưa chậm dần từ B-N:
Thanh Hóa: mùa mưa: T5-T10: cực đại T9 (>400mm)…
Đồng Hới: mùa mưa T4-T12: cực đại T10(>600mm)…
Do sự thay đổi vị trí của dải hội tụ nhiệt đới, bão
Có sự tương phản rõ rệt giữa 2 mùa: mưa – khô
Cả nước ta không có nơi nào lượng mưa dữ dội như ở BTB: sự chênh lệch giữa tháng mưa cao nhất và thấp nhất là rất lớn
Câu hỏi: Nêu sự khác nhau giữa địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam

a, Giới thiệu khái quát:
b, Nhận xét sự khác nhau:
Về hướng: TB-ĐN / vòng cung …
Về cấu trúc: núi song song và so le / khối núi và cao nguyên
Về độ cao:
Về hình thái:hẹp ngang, cao ở 2 đầu, thấp ở giữa/sườn Đ dốc, sườn T là bề mặt các CN badan, bán bình nguyên xen đồi,…
c, Giải thích:
Trường sơn Bắc: chịu chi phối của địa máng Đông Dương, đc nâng lên trong vận động Tân kiến tạo ….. => nx
Trường Sơn Nam: chịu ảnh hưởng khối nền cổ Đông Dương, trong vận động Tân kiến tạo được nâng lên khá mạnh… => nx
Một số bài tập tham khảo Địa hình
Câu hỏi: Trình bày đặc điểm tự nhiên miền Bắc & Đông Bắc BB
Khái quát vị trí miền:
Đặc điểm tự nhiên:
Địa hình:
Địa hình đa dạng, trẻ lại do vận động Tân sinh
Hướng địa hình, sự phân bậc địa hình, hướng núi,…
Khí hậu:
Nhiệt đới ẩm gió mùa có 1 mùa đông lạnh (dc)
Sông ngòi: hướng, đặc điểm
Khoáng sản: kể tên các nhóm, loại khoáng sản
Đất: các loại đất, phân bố
Sinh vật
Biển
Địa hình
Câu hỏi: Tình bày đặc điểm địa hình miền Bắc và Đông Bắc Băc Bộ

Câu hỏi: Phân biệt sự khác nhau giữa Đồng bằng châu thổ với ĐB chân núi ven biển nước ta

Câu hỏi: Nêu sự khác nhau giữa địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam
Câu hỏi: Sự khác nhau giữa ĐB châu thổ và ĐB chân núi ven biển
Nguồn gốc hình thành:
ĐB châu thổ: sông bồi lắng phù sa, thềm lục địa nông
ĐB ven biển: sông-biển, biển giữ vai trò lớn hơn
Hình dạng đồng bằng:
ĐB châu thổ: tam giác, tiến về phía biển
ĐB ven biển: nhỏ hẹp bị chia cắt
Các bộ phận địa hình: độ cao, độ sâu, độ chia cắt,…
Động lực phát triển ĐB:
ĐB châu thổ: hàm lượng phù sa lớn, thềm lục địa nông, phù sa dồn ra biển phía Nam ĐB
ĐB ven biển: sông ngắn dốc, lấn biển ít ..

Một số bài tập tham khảo
Dựa vào Atlat Việt Nam và kiến thức đã học hãy phân tích chế độ nhiệt và chế độ mưa nước ta?
Nhận xét sự phân bố các loại đất chính ở nước ta. Nêu hiện trạng sử dụng đất?
Đọc lát cắt A-B ( trang 13 các miền tự nhiên)
Nhận xét sự gia tăng dân số và mật độ dân số nước ta.
Nhận xét tốc độ tăng trưởng GDP và sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế.
Một số bài tập tham khảo (tiếp)
Tại sao Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước?
Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy giải thích tại sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm nước ta hiện nay?
Một số bài tập tham khảo
Câu hỏi 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích chế độ nhiệt nước ta.
a. Nhận xét:
Nền nhiệt độ cao (dc: mảng nền màu)
Nhiệt độ có sự phân hóa theo vĩ độ, tăng dần từ Bắc vào Nam (dc)
Nhiệt độ có sự phân hóa theo độ cao (dc: các biểu đồ khí hậu của vùng núi cao so với vùng đồng bằng)
Chế độ nhiệt có sự phân hóa rõ rệt vào mùa đông (dc)
Nhiệt độ mùa hạ đồng nhất trên toàn lãnh thổ, cao nhất ở ĐBSH và BTB (dc)
Chia thành 2 miền khí hậu (dc)
b. Giải thích:
Nền nhiệt cao do vị trí địa lí kết hợp hoàn lưu gió Tây.
Nhiệt độ phân hóa B-N do góc nhập xạ thay đổi theo vĩ độ
Nhiệt độ phân hóa theo độ cao do sự giảm dần của cán cân bức xạ, cán cân nhiệt và độ ẩm tăng
Phân hóa vào mùa đông do sự tác động của địa hình và gió mùa ĐB
Mùa hạ nhiệt độ cao ở ĐBBB&BTB do ảnh hưởng gió TN và gió Lào
Phân hóa 2 miền khí hậu do ảnh hưởng gió mùa kết hợp địa hình
Câu hỏi 2: Trình bày đặc điểm tự nhiên miền Bắc & Đông Bắc BB.
Khái quát vị trí miền:
Đặc điểm tự nhiên:
Địa hình:
Địa hình đa dạng, trẻ lại do vận động Tân sinh
Hướng địa hình, sự phân bậc địa hình, hướng núi,…
Khí hậu:
Nhiệt đới ẩm gió mùa có 1 mùa đông lạnh (dc)
Sông ngòi: hướng, đặc điểm
Khoáng sản: kể tên các nhóm, loại khoáng sản
Đất: các loại đất, phân bố
Sinh vật
Biển
Một số bài tập tham khảo
Một số bài tập tham khảo
Câu hỏi 3: So sánh sự phân bố dân cư của ĐB Sông Hồng và ĐB Sông Cửu Long
Khái quát 2 vùng:
So sánh:
Giống nhau:
Mật độ TB cao nhất cả nước
Mạng lưới đô thị dày, nhiều đô thị tương đối lớn
Phân bố có sự chênh lệch nội vùng
Khác nhau:
Mật độ TB của ĐBSH cao hơn ĐBSCL
Sự tương phản trong phân bố của ĐBSCL cao hơn ĐBSH
Mật độ đô thị của ĐBSH cao hơn ĐBSCL
Mức độ tập trung dân cư vào các đô thị lớn của ĐBSH cao hơn ĐBCL
Câu hỏi 4: Vì sao nói ĐB sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa lớn nhất nước ta?
Tình hình sản xuất lúa của vùng đứng đầu cả nước về diện tích và sản lượng:
Diện tích và sản lượng lúa lớn nhất cả nước (dc: các cột)
Lúa chiếm ưu thế tuyệt đối trong cơ cấu sản xuất NN của vùng (dc: mảng nền màu các tỉnh)
Nhiều tỉnh có diện tích và sản lượng lớn nhất cả nước (dc)
Tầm quan trọng: đảm bảo cung cấp lương thực trong nước và xuất khẩu
Có điều kiện phù hợp cho việc trồng lúa:
Diện tích lớn, đất màu mỡ,…
Các điều kiện tự nhiên khác (khí hậu, nước,…) phù hợp cho cây lúa phát triển
Điều kiện xã hội thuận lợi (đông dân, được đầu tư xây dựng, cải tạo CSHT, CSVC-KT,…)



Một số bài tập tham khảo
Tình hình phát triển:
Tỉ trọng của ngành so với toàn ngành CN khá cao (dc)
Cơ cấu ngành: 6 ngành (dc)
Giá trị sản xuất tăng liên tục và khá nhanh (dc)
Hình thành nhiều trung tâm CN rất lớn (dc)
Câu hỏi 5: Trình bày sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
b. Tình hình phân bố:
Các trung tâm CN CBLT-TP lớn thường nằm trên các đầu mối giao thông, vùng chuyên canh,đô thị,thị trường lớn,…
Ngành chế biến lương thực: các vùng chuyên canh cây lúa: ĐBSCL,ĐBSH
Ngành chế biến chè, cà phê,…: các vùng chuyên canh cây CN: TDMNBB, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên
Ngành chế biến rượu, bia,…: các thành phố lớn, thị trường tiêu thụ lớn
Ngành chế biến thủy sản: vùng ven biển
Một số bài tập tham khảo
Câu hỏi 6: Chứng minh rằng: hoạt động ngoại thương của nước ta phân hóa rõ rệt theo lãnh thổ
Phân hóa theo vùng:
Đông Nam Bộ: kim ngạch xuất khẩu cao nhất, tương đối đồng đều giữa các tỉnh, chủ yêu xuất siêu
ĐBSH và vùng phụ cận: kim ngạch xuất khẩu đứng sau vùng Đông Nam Bộ, hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu ở HN và HP, chủ yếu nhập siêu
ĐBCSL: kim ngạch xuất khẩu thấp, chủ yếu xuất siêu
Phân hóa theo tỉnh:
Các tỉnh có hoạt động ngoại thương phát triển nhất: TP HCM, HN (dc)
Các tỉnh khác …(dc)
Một số bài tập tham khảo
Câu hỏi 7: Phân tích những thuận lợi và khó khăn của Đông Nam Bộ đối với việc phát triển kinh tế của vùng.
Khái quát vùng:
Vị trí: … => thế mạnh hàng đầu của vùng, để giao lưu trong nước, quốc tế
2. Thuận lợi:
ĐKTN, TNTN:
Đất: đất xám bạc màu trên phù sa cổ, đất badan màu mỡ
Khí hậu: cận xích đạo
=> Cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả,..trên qui mô lớn
Thủy lợi: mạng lưới sông ngòi chằng, sông Đồng Nai,…
=> Tưới tiêu cho NN, thủy điện,…
Khoáng sản: dầu khí ở thềm lục địa
Biển, Sinh vật,…
b. KT-XH:
Dân cư đông với chất xám cao, thu hút được lao động trong cả nước …
Có TPHCM là thành phố lớn nhất cả nước về dân số, trung tâm VH-KH-KT, nhiều trung tâm CN trọng điểm …
Thu hút đầu tư trong và ngoài nước
CSHT, CSVC-KT phát triển bậc nhất cả nước
3. Khó khăn:
ĐKTN, TNTN:
Mùa khô kéo dài, thiếu nước cho cây trồng, sinh hoạt, CN
b. KT-XH:
Sức ép dân cư, lao động
Sản phẩm chế biến chưa đáp úng được yêu cầu chất lượng
Sự biến động của thị trường
Câu hỏi 8: Vì sao ĐBSCL các hệ thống sông lại không có đê và sống chung với lũ còn ĐBSH thì ngược lại ?
a. ĐB sông Hồng:
Địa hình thấp, diện tích nhỏ (dc)
Nằm dưới vùng TDMN BB có địa hình dốc, cắt xẻ ...
Cấu trúc hệ thống sông nan quạt, cửa sông ít (dc)
Mưa theo mùa, lũ chiếm tới trên 90% lượng nước
Lũ lên nhanh, rút chậm
Ko có đê lũ sẽ nhấn chìm ĐB sông Hồng
b. ĐB sông Cửu Long:
Đồng bằng rộng lớn
Là 1 bộ phận của ĐB lưu vực sông Mê Kông, tiếp nối ĐB Thái Lan, Campuchia,…
Sông Mê Kông dài, chạy quá các ĐB các nước khác trước
Tốc độ dòng chảy không quá lớn, dữ dội
Được phân lũ vào Biển hồ ToonleXap
Sông đến ĐBSCL được chia làm 2 nhánh ( sông Tiền – sông Hậu), nhiều kênh rạch, cửa sông… Sông có dạng lông chim
Lũ tràn, không dữ dội, từ từ
Không có đê
Ngoài ra, lũ ở ĐBSCL đem lại nhiều lợi ích cho ĐBSCL (thau chua rửa mặn, bồi đắp phù sa, thủy sản,…)
=> Sông chung với lũ là phương thức tận dụng món quà thiên nhiên của vùng
Một số bài tập tham khảo
Mẫu bài: Phân tích 1 ngành kinh tế
1. Vai trò của ngành:
2. Điều kiện phát triển của ngành:
Điều kiện tự nhiên
Điều kiện kinh tế xã hội
(có thể thay đổi tùy theo vùng/ miền lãnh thổ)
3. Tình hình phát triển ngành:
4. Cơ cấu ngành:
5. Phân bố ngành:
6. Hướng phát triển:
Mẫu bài: Phân tích 1 vùng kinh tế
1. Khái quát vùng:
Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ
Dân số, diện tích (so với cả nước)
=> Rút ra nhận xét (thuận lợi, khó khăn)
2. Điều kiện tự nhiên:
Địa hình
Khí hậu
Đất
Nước, sông ngòi
Khoáng sản
Rừng
Biển
Sinh vật
=> Rút ra nhận xét (thuận lợi, khó khăn) cho mỗi đặc điểm
3. Điều kiện Kinh tế-Xã hội:
Dân cư, lao động
Cơ sở hạ tầng, vật chất – kĩ thuật
Thị trường
Chính sách nhà nước, đầu tư,…
=> Rút ra nhận xét (thuận lợi, khó khăn) cho mỗi đặc điểm 
4. Hướng chuyên môn hóa, tình hình phát triển các ngành trong vùng: 
5. Vấn đề của vùng:
Với mỗi vùng, có một vấn đề khác nhau
6. Phương hướng phát triển cho vùng:
Câu hỏi: Phân tích thế mạnh để phát triển ngành giao thông vận tải đường biển ở nước
a, Vị trí địa lí:
Giáp biển, nằm gần các tuyến đường biển quốc tế quan trọng
Là cửa ngõ ra biển của Lào, ĐB Campuchia
b, Điều kiện tự nhiên:
Địa hình bờ biển kéo dài, nhiều cửa sông rộng, vũng vịn sâu kín gió => xây dựng cảng biển
KH nhiệt đới,biển ko bị đóng băng
c, Điều kiện KT-XH:
Nền KT phát triển nhanh, mở rộng hợp tác…=>nhu cầu xuất-nhập khẩu
CSVC-KT được chú trọng phát triển: cảng nước sâu, cơ khí đóng tàu,…
Lực lượng lao động của ngành ngày càng có trình độ chuyên môn cải thiện
Câu hỏi: Nhận xét và lí giải sự phát triển Công nghiệp điện năng nước ta
Khái quát:
CN điện năng chủ yếu gồm: thủy điện và nhiệt điện
2. Sự phát triển:
Sản lượng điện tăng liên tục (dc)
Cơ cấu: nhiệt điện, thủy điện
Nhiều nhà máy được xây dựng với công suất lớn (dc)
Hệ thống phân phối điện: đường dây, trạm,…
3. Lí giải:
Nhiều tiềm năng: khoáng sản(than, dầu, khí)(dc), nước(dc)
Đủ điều kiện, tiềm năng: chính sách, KH-CN, vốn,…
Câu hỏi: So sánh các trung tâm công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ:

Khái quát vùng: (GDP, kể tên các trung tâm CN, …)
Giống nhau:
Qui mô: là các ttâm CN lớn (dc)
Cơ cấu: đa dạng (dc)
Điều kiện phát triển: trong vùng KT trọng điểm, LĐộng, CSHT, CSVC-KT, vốn, nguyên liệu,…
c. Khác nhau:
Qui mô: TPHCM lớn nhất (dc), 3 ttâm còn lại đều là các trung tâm lớn (dc)
Cơ cấu: TPHCM 12 ngành (…), Biên Hòa 9 ngành (…) ,…
Hướng chuyên môn hóa:…
- Điều kiện phát triển: TPHCM thuận lợi nhất (vị trí, lao động, vốn, thị trường,…), Vũng Tàu (dầu mỏ, khí đốt…), …..
Câu hỏi: So sánh lợi thế vị trí địa lí của Đông Nam Bộ và ĐB sông Hồng ?
Khái quát 2 vùng:
So sánh:
a, Giống nhau:
Giáp với các vùng có tài nguyên, nguyên liệu lớn của cả nước
=> được cung cấp nguyên liệu…
Giáp biển => giao lưu trong và ngoài nước, pt kinh tế biển
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm => được đầu tư …
Nằm ở trung tâm mỗi miền, chuyển tiếp từ trung du miền núi ra biển
=> cầu nối kinh tế của cả nước
Nằm trong vùng KH nhiệt đới
=> giao lưu KT-VH quanh năm …
3. Khác nhau:
a, ĐBSH so với ĐNB:
Vĩ độ cao hơn -> có 1 mùa đông lạnh
-> đa dạng hóa sản phẩm
Giáp các vùng giàu tài nguyên khoáng sản hơn -> pt CN năng
Hà Nội là thủ đô -> được ưu tiên về nhiều mặt KT-VH-CT-XH
Tuy không có đường biên giới nhưng gần Trung Quốc, có các tuyến quốc lộ thuộc 1 vành đai – 2 hành lang kinh tế
-> hợp tác
b, ĐNB so với ĐBSH:
Vĩ độ thấp hơn -> KH ổn định, điều hòa
Giáp với nhiều vùng NN trọng điểm của cả nước (…)
-> CN chế biến, CN nhẹ
Giáp Campuchia -> quan hệ hợp tác cùng pt
Giáp vùng biển có nhiều tiềm năng hơn (ngư trường, cảng nước sâu, khoáng sản thềm lục địa,…)
Gần tuyến đường hàng hải quốc tế, gần với các nước Đông Nam Á hải đảo hơn
Tất cả các tỉnh đều thuộc vùng kinh tế trọng điểm
TPHCM là 1 trong những trung tâm lớn nhất Đông Nam Á
Đông Nam Bộ là đầu mối giao thông quan trọng nhất Vnam và Quốc tế
Câu hỏi: Nhận xét sự phân bố dân cư nước ta. Từ đó làm nổi bật sự bất hợp lí giữa phân bố dân cư – phân bố tài nguyên
Nhận xét:
Khái quát chung: mật độ - dân số
Phân bố không đồng đều
2. Chứng minh:
Giữa các vùng với nội vùng: vùng mật độ cao (dc), vùng mật độ thấp(dc), nội vùng (dc),…
Giữa miền núi với đồng bằng: đồng bằng (dc), miền núi (dc)
Giữa thành thị với nông thôn: …
3. Phân bố dân cư có sự bất hợp lí với phân bố tài nguyên:
Đồng bằng:
Dân cư tập trung đông đúc (80% dân số)
Tài nguyên hạn chế (diện tích hẹp, tài nguyên không đa dạng, phong phú như ở miền núi,…)
Sức ép dân số lên tài nguyên
Trung du, miền núi:
Diện tích lớn (3/4 lãnh thổ), tài nguyên phong phúc (đất, rừng, khoáng sản,…)
Dân cư chỉ chiếm 20% dân số, mật độ thưa, tập trung dân tộc ít người
Không khai thác hết tiềm năng …
Cần có chính sách để khai thác tốt TNTN, phát triển kinh tế …
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Sinh
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)