Bài học MSWORD

Chia sẻ bởi Huỳnh Văn Lâm | Ngày 14/10/2018 | 50

Chia sẻ tài liệu: Bài học MSWORD thuộc Tin học 8

Nội dung tài liệu:

TÓM TẮT BÀI HỌC MSWORD

BÀI 1 - GIỚI THIỆU MICROSOFT WORD 2003
MSWORD XP là:
Một phần mềm tích hợp trong bộ phần mềm Microsoft Office.
Một phần mềm mạnh chuyên về soạn thảo văn bản với nhiều chức năng phong phú, đa dạng, không thể thiếu đ/v người làm công tác văn phòng.
Chạy trên nền HĐH Windows 2000 trở lên.
I. KHỞI ĐỘNG MSWORD
C1: Start > Programs > Microsoft Office > Microsoft Word 2003.
C2: Nhắp đôi biểu tượng MSWord trên Desktop (nếu có)
C3: Nhắp biểu tượng MSWord trên thanh Microsoft Office (nếu có)
C4: Start > Run, gõ Winword (
II. THOÁT KHỎI WORD
Lưu tài liệu vào đĩa lần cuối, sử dụng 1 trong các thao tác đóng cửa sổ đã học phần Tin CB.
Chú ý: File > Close : Đóng cửa sổ văn bản đang soạn thảo
File > Exit: Thoát khỏi MSWord
MÀN HÌNH WORD 2003
Giao diện Word 2003:






Gồm các thành phần chính:
Thanh tiêu đề (Title bar)
Thanh menu (Menu bar).
Các thanh công cụ (Toolbars).



- Tắt > mở: View > Toolbars > Chọn tên thanh công cụ (Standard, Formating, Drawing).
Thanh thước ngang, dọc (Ruler).
- Tắt > mở: View > Ruler.
- Đổi đơn vị đo : Tools > Options > General > Mesurement Units → Chọn đơn vị đo.
Thanh trượt ngang > dọc (Scroll bar).
Vùng soạn thảo (Working area).
Thanh trạng thái (Status bar): Chú ý ký hiệu ../.. (ví dụ: 3/8 cho biết con trỏ đang ở trang 3 trên tổng số 8 trang)
IV. CHỌN CHẾ ĐỘ HIỂN THỊ
1. Hiển thị cửa sổ soạn thảo:
View > Normal: Hiển thị theo dạng phân trang
View > Print Layout: Hiển thị theo dạng trang in (thường dùng)
View > Web Layout: Hiển thị theo dạng trang Web.
2. Hiển thị theo tỉ lệ:
View > Zoom: Chọn tỉ lệ %, hoặc công cụ Zoom.
V. VẤN ĐỀ TIẾNG VIỆT TRONG MSWORD
Để gõ được tiếng Việt trên Word, phải chạy trước tiên các chương trình hổ trợ tiếng Việt như: Vietkey, Unikey…
Mở cửa sổ chương trình Vietkey hoặc Unikey:
Cửa sổ Vietkey:


Cửa sổ Unikey:


1. Chọn bảng mã: Vni-Windows hoặc Unicode
2. Chọn kiểu gõ: Vni hoặc Telex.
3. Kiểu gõ VNI
 
Công ty VNI Soft đặt ra một qui ước dùng các phím số để tượng trưng dấu chữ Việt trong phần mềm gõ VNI. Do đó, kiểu gõ theo qui ước này thường được gọi là kiểu gõ VNI.
 

 
Hình 2: Kiểu gõ dấu VNI.
 
Nhiều người lầm việc gõ kiểu VNI với việc sử dụng phần mềm gõ VNI và bộ chữ VNI. Kiểu gõ VNI chỉ là cách dùng số tượng trưng cho dấu. Do đó, bất kỳ phần mềm gõ nào cũng có thể hỗ trợ kiểu gõ này để gõ bất cứ bộ chữ Việt nào.
 
Ưu điểm: Thông dụng, dễ nhớ, nhiều nhóm thiết kế phần mềm gõ chữ Việt cũng dùng kiểu gõ này.
 
Khuyết điểm:
-         Mẫu tự “đ”: phải gõ d9, 2 phím “d” và “9” ở xa nhau. (Telex và VIQR: dd → đ , dùng phím lặp nên nhanh hơn vì không phải di chuyển ngón tay).
-         Mẫu tự “ă”: phải gõ a8, 2 phím “a” và “8” ở xa nhau.
-         Không dùng cách gõ lặp để tạo ra dấu nên phải luôn luôn di chuyển ngón tay khi gõ dấu phụ.
-         Rất chậm khi sử dụng bàn phím Pháp vì các phím số cần phải nhấn thêm phím “Shift”.
-         Trên bàn phím Mỹ, có thể nói kiểu gõ VNI nhanh hơn kiểu VIQR nhưng chậm hơn kiểu Telex.
 
4. Kiểu gõ Telex
 
Kiểu gõ Telex dùng phím lặp, dùng các mẫu tự hoặc vị trí các mẫu tự không có trong chữ quốc ngữ để gõ dấu chữ Việt.
 

 
Hình 3: Kiểu gõ dấu Telex.
 
Ðây là kiểu gõ điện tín ngày xưa ở Việt Nam. Ngày nay các phần mềm gõ chữ Việt hỗ trợ qui ước gõ dấu chữ Việt theo lối này.

Ưu điểm: Các phím gõ dấu đều nằm ở 3 hàng giữa của bàn phím nên ít phải di chuyển xa ngón tay khi gõ dấu.
 
Khuyết điểm:
-         Với những ai thường xuyên gõ xen kẻ trong văn bản các chữ nước ngoài như Anh, Pháp thì phải dùng nhiều lần phím thoát vì nếu không thì các từ nước ngoài sẽ hiện ra không đúng.
-         Mẫu tự
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Văn Lâm
Dung lượng: 16,21MB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)