BAI GIANG VE BIEN DAO VIET NAM

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Giàu | Ngày 28/04/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: BAI GIANG VE BIEN DAO VIET NAM thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

GIÁO DỤC TÀI NGUYÊN
VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN - ĐẢO
CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN GIÁO DỤC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN - ĐẢO
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
PHẦN II: NHỮNG VẤN ĐỀ CỤ THỂ
Phần I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. Mục tiêu:
Giáo dục về tài nguyên thiên nhiên và môi trường biển, đảo cho HS THCS nhằm:
- Nâng cao nhận thức cho GV và HS cấp THCS về nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của biển, đảo Việt Nam, sự cần thiết của việc sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo;
- Dần hình thành các kĩ năng sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo cho GV và HS.
II. Cấu trúc: gồm hai phần:
- Phần I: Giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo của cấp THCS.
- Phần II: Hướng dẫn hoạt động ngoại khóa một số chủ đề. Trình bày những thông tin cơ bản về tài nguyên thiên nhiên và môi trường biển, đảo của Việt Nam theo các chủ đề khác nhau.
III. Nội dung: Gồm 3 chủ đề:
Chủ đề I: Biển Đông và vùng biển Việt Nam
1. Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Biết một số đặc điểm về vị trí, giới hạn, tự nhiên, đặc biệt là tiềm năng kinh tế của Biển Đông.
+ Hiểu phạm vi và quy chế pháp lí của các vùng biển và thềm lục địa, đặc biệt là một số căn cứ khẳng định chủ quyền biển, đảo của nước ta.
+ Biết vị trí địa lí và đặc điểm của một số đảo, quần đảo trên vùng biển Tổ quốc.
+ Hiểu ý nghĩa của vùng biển đối với tự nhiên, kinh tế và an ninh quốc phòng ở nước ta.
+ Biết mục tiêu phát triển kinh tế biển của nước ta đến năm 2020.
- Kĩ năng:
+ Nhận biết được vị trí, giới hạn của Biển
Đông trên bản đồ thế giới.
+ Dựa vào sơ đồ, nhận biết các vùng biển và trình bày những thông tin cơ bản về các vùng biển.
+ Nhận biết vị trí một số đảo và quần đảo nước ta trên bản đồ Việt Nam.
+ Có kĩ năng thu thập, phân tích thông tin và làm việc theo nhóm.
- Thái độ:
+ Trau dồi tình cảm với biển và hải đảo của Tổ quốc.
+ Có thái độ và trách nhiệm đối với bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước.
+ Có ý thức xây dựng đất nước trở thành một quốc gia biển vững mạnh.
2. Nội dung cơ bản:
- Tiềm năng kinh tế của Biển Đông.
- Phạm vi và một số quy chế pháp lí của vùng biển và thềm lục địa nước ta.
- Các căn cứ khẳng định chủ quyền biển, đảo Việt Nam.
- Ý nghĩa của biển đối với tự nhiên, kinh tế và an ninh quốc phòng nước ta.
- Biết mục tiêu phát triển kinh tế biển của nước ta đến năm 2020.
* Nội dung:
2.1. Tiềm năng kinh tế của Biển Đông.
2.2. Phạm vi và một số quy chế pháp lí của vùng biển và thềm lục địa nước ta.
- Nội thuỷ: Là vùng nước nằm phía bên trong đường cơ sở và giáp với bờ biển. Đường cơ sở là do quốc gia ven biển vạch ra. Theo tuyên bố ngày 12-5-1977 của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì đường cơ sở của Việt Nam là đường gãy khúc nối liền 11 điểm, từ điểm A1 (Hòn Nhạn, quần đảo Thổ Chu, tỉnh Kiên Giang) đến điểm A11 (đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị).
Trong vùng nội thuỷ, quốc gia ven biển sẽ thực hiện đầy đủ quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp giống như trên đất liền. Mọi luật lệ do quốc gia ven biển ban hành đều được áp dụng cho vùng nội thủy mà không có một ngoại lệ nào.
Các vùng biển quốc gia của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982
- Lãnh hải: Là lãnh thổ biển nằm ở phía ngoài nội thuỷ, rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở (1 hải lý = 1852 m). Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ trong vùng lãnh hải của mình. Tàu thuyền các quốc gia khác được hưởng quyền qua lại nhưng không được gây hại trong lãnh hải của nước ta. VD: Không được dùng vũ khí đe dọa, luyện tập hoặc diễn tập với bất cứ loại vũ khí nào…
- Vùng tiếp giáp lãnh hải: Là vùng biển nằm ngoài lãnh hải, tiếp giáp với lãnh hải và có chiều rộng là 12 hải lí tính từ đường ranh giới ngoài của lãnh thổ.
-> Ở vùng tiếp giáp lãnh hải, Việt Nam có quyền tiến hành các hoạt động kiểm soát đối với tàu thuyền nước ngoài để bảo vệ an ninh quốc phòng, ngăn ngừa những vi phạm đối với các luật và quy định của nước ta về hải quan, thuế khóa, y tế, nhập cư.
- Vùng đặc quyền kinh tế: Là vùng biển nằm ở phía ngoài lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí kể từ đường cơ sở.
-> Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế trong vùng biển này (như thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý TNTN sinh vật hoặc không sinh vật của vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển). Các nước khác được hưởng quyền tự do hàng hải, hàng không, được đặt dây cáp và ống dẫn ngầm nhưng phải tôn trọng các luật lệ của Việt Nam.
- Thềm lục địa: Bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài của lục địa Việt Nam, mở rộng đến bờ ngoài của rìa lục địa hoặc đến 200 hải lí kể từ đường cơ sở.
-> Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa của mình như khai thác khoáng sản, dầu khí, khai thác tôm, cá... Các nước khác có quyền lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm ở thềm lục địa nước ta.
2.3. Các căn cứ khẳng định chủ quyền biển, đảo Việt Nam:
Nước Việt Nam nằm bên bờ phía Tây của Biển Đông. Bao đời nay, biển và hải đảo đã gắn bó chặt chẽ với các hoạt động sản xuất và đời sống của dân tộc ta. Ngay từ thời Hùng Vương, tổ tiên chúng ta đã biết khai thác biển, lúc đầu là đánh bắt các hải sản ven bờ, sau tiến ra các đảo và vùng biển xa hơn. (Luật biển 1982 )
2.4. Ý nghĩa của biển về tự nhiên, kinh tế, quốc phòng:
- Ý nghĩa về mặt tự nhiên:
+ Về khí hậu: vai trò của biển trong việc điều hòa khí hậu nước ta. Ví dụ: Nhiệt độ nước biển cao và thay đổi theo mùa đã làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn, giảm tính khắc nghiệt của
thời tiết nóng trong mùa hạ.
+ Về địa hình: Các dạng địa hình ven biển nước ta rất đa dạng phức tạp như vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, cồn cát…
+ Về các dạng sinh thái ven biển: Rừng ngập mặn (hình thành bãi biển, các loài sinh vật phong phú đa dạng, kinh tế biển...
- Ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội: Phân tích vai trò to lớn của biển đảo với phát triển kinh tế (khai thác tài nguyên biển, đảo, phát triển giao thông vận tải biển, du lịch biển,...).
- Ý nghĩa về an ninh, quốc phòng: Đặc biệt phân tích vai trò của các đảo tiền tiêu.
Hệ thống đảo tiền tiêu có vị trí quan trọng việc kiểm soát vùng biển, vùng trời, đảm bảo an ninh quốc phòng, ổn định KT-XH nhằm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước: Hoàng Sa (Đà Nẵng), Trường Sa (Khánh Hòa), Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Côn Đảo (Bà Rịa- Vũng Tàu ), Phú Quốc, Thổ Chu (Kiên Giang)…
- Mục tiêu phát triển kinh tế biển nước ta đến năm 2020:
+ Mở rộng phạm vi khai thác biển xa hơn, sâu hơn nhằm góp phần đẩy nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế biển và vùng ven biển.
+ Nâng cao mọi mặt đời sống KT-VH cư dân biển, giảm nghèo.
+ Nâng tỷ trọng khai thác vùng biển trong tổng số kim ngạch xuất khẩu cả nước.
+ Tập trung ưu tiên nguồn lực tác động sâu rộng đối với KT vùng biển và ven biển.
+ Phát triển nhanh KT-XH ở một số trung tâm đô thị và hải đảo, làm căn cứ hậu cần đủ mạnh để khai thác các vùng biển khơi.
1. Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Biết được sự phong phú và đa dạng; hiện trạng khai thác và những biện pháp cần bảo vệ tài nguyên sinh vật biển.
+ Biết được tiềm năng, hiện trạng khai thác một số loại khoáng sản quan trọng ở vùng biển, đảo nước ta (dầu khí, muối, cát thủy tinh, titan, phốtphorit) và tác động của vấn đề khai thác tới môi trường biển, đảo.
+ Trình bày được điều kiện, hiện trạng phát triển giao thông vận tải biển. Tác động của vấn đề phát triển giao thông vận tải tới môi trường biển, đảo.
+ Biết được vùng biển, đảo nước ta có nhiều giá trị về du lịch (các bãi biển ven bờ, các đảo có giá trị du lịch) và những tác động của phát triển du lịch biển đến môi trường.
+ Biết được vùng biển, đảo nước ta còn có nhiều tiềm năng khác như: thủy triều, gió biển...
Chủ đề II:
Tài nguyên và khai thác tài nguyên biển- đảo Việt Nam
- Kĩ năng:
+ Tìm kiếm và xử lí thông tin trong tài liệu, báo chí, Internet, ngoài thực tế để bổ sung và làm giàu tri thức về biển, đảo.
+ Có kĩ năng hợp tác: trong lớp cùng tham gia với các bạn trong nhóm để làm những công việc được giao; ngoài lớp, cùng tham gia tích cực với cộng đồng địa phương để bảo vệ trước hết môi trường nơi mình cư trú.
+ Có kĩ năng thuyết trình trước đám đông: giới thiệu về sự phong phú và đa dạng của tài nguyên biển, đảo; có khả năng tuyên truyền mọi người không chỉ có ý thức bảo vệ môi trường và chủ quyền biển, đảo.
- Thái độ: Có ý thức khai thác hợp lí tài nguyên biển; Có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên môi trường biển, đảo cũng như bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
2. Nội dung cơ bản:
2.1.Tài nguyên sinh vật biển, đảo phong phú và đa dạng:
+ Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó có hơn 100 loài có giá trị kinh tế. Trữ lượng cá nổi khoảng trên 1,7 triệu tấn, khả năng khai thác hàng năm đạt khoảng 700.000 tấn/năm. Trữ lượng cá tầng đáy khoảng hơn 1 triệu tấn, khả
năng khai thác hàng năm đạt khoảng
400.000 tấn/năm.
+ Biển nước ta có khoảng 1647 loài giáp xác, trong đó tôm, cua là những loài có giá trị kinh tế cao.
+ Vùng biển nước ta có rất nhiều loài nhuyễn thể, với hơn 2500 loài.
+ Đã phát hiện được 653 loài rong biển trong vùng biển Đông Việt Nam....
* Một số biện pháp vừa khai thác tài nguyên hải sản một cách hợp lí, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền đất nước.
+ Tăng cường đánh bắt xa bờ.
+ Hạn chế việc sử dụng lưới mắt nhỏ để đánh bắt.
+ Nghiêm cấm sử dụng các chất độc hại, thuốc nổ để khai thác hải sản...
+ Thực vật (tiềm năng, hiện trạng khai thác, bảo vệ).
+ Động vật (tiềm năng, hiện trạng khai thác, bảo vệ).
2.2. Biết được tiềm năng, hiện trạng khai thác một số loại khoáng sản quan trọng ở vùng biển, đảo nước ta:
- Vùng biển, đảo có nhiều tiềm năng về khoáng sản.
+ Tiềm năng và hiện trạng khai thác dầu khí, biện pháp khai thác hợp lí.
+ Tiềm năng và hiện trạng khai thác muối.
+ Tiềm năng và hiện trạng khai thác các loại khoáng sản khác: Cát thủy tinh, titan, phốtphorit,...
2.3. Điều kiện, hiện trạng phát triển giao thông vận tải biển. Tác động của vấn đề phát triển giao thông vận tải tới môi trường biển, đảo:
Giao thông vận tải biển ngày càng trở lên quan trọng.
+ Điều kiện để phát triển giao thông vận tải biển.
+ Hiện trạng phát triển giao thông vận tải biển ở Việt Nam.
+ Vấn đề phát triển giao thông vận tải và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
2.4. Vùng biển, đảo nước ta có nhiều giá trị về du lịch
Vùng biển, đảo có nhiều giá trị về du lịch.
+ Các bãi biển ven bờ (có 125 bãi biển như Đồ Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Nha Trang, Vũng Tàu, Mũi Né, Long Hải, Non Nước...
+ Các đảo có giá trị du lịch (Đảo Cát Bà – Hải Phòng, Cù Lao Chàm- Quãng Ngãi, Côn đảo- Vũng Tàu...)
+ Tác động của hoạt động du lịch tới môi trường biển.
2.5. Vùng biển, đảo nước ta còn có nhiều tiềm năng khác như: thủy triều, gió biển... (Phát triển điện gió của Bạc Liêu). Các tiềm năng khác: thủy triều, gió biển - nguồn năng lượng vô tận.
Chủ đề III: Bảo vệ môi trường biển, hải đảo Việt Nam
1. Mục tiêu :
- Kiến thức:
+ Biết được khái niệm về môi trường biển: các yếu tố tự nhiên (nước biển, bãi biển, đáy biển, sinh vật biển.. ) và các yếu tố vật chất nhân tạo (đê kè biển, các công trình xây dựng, dàn khoan...).
+ Biết được các nguy cơ gây ô nhiễm và hủy hoại môi trường biển, hải đảo: bao gồm các nguy cơ có nguồn gốc tự nhiên (hiện tượng biển tiến kiểu lùi; bão biển, nước dâng, tràn dầu tự nhiên, động đật, sóng thần) và các nguy cơ có nguồn gốc do con người gây ra (chất thải từ trên bờ, từ các tàu thuyền và các công trình xây dựng trên biển đổ xuống biển, sự triệt phá rừng ngập mặn, ven biển).
+ Biết được việc bảo vệ môi trường biển cụ thể là bảo vệ môi trường nước biển; bảo vệ môi trường bờ biển, bãi biển; bảo vệ môi trường thềm lục địa và đáy biển; bảo vệ đa dạng sinh học biển.
- Kĩ năng:
+ Tìm kiếm và xử lí thông tin trong tài liệu, báo chí, Internet, ngoài thực tế để bổ sung và làm giàu tri thức về bảo vệ môi trường biển - đảo.
+ Có kĩ năng hợp tác: trong lớp cùng tham gia với các bạn trong nhóm để làm những công việc được giao; ngoài lớp, cùng cả trường và gia đình tham gia tích cực với cộng đồng địa phương để bảo vệ môi trường xung quanh nơi mình đang cư trú.
+ Có kĩ năng thực thi các hành động thiết thực bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai: giữ gìn và dọn vệ sinh, xử lý rác thải, trồng cây.
- Thái độ:
+ Hăng hái tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường biển, đảo.
+ Gương mẫu thực hiện và kiên trì vận động mọi người tự giác tham gia bảo vệ môi trường.
+ Biết được các biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường biển và các biện pháp phòng chống thiên tai ở vùng biển, đảo bao gồm các biện pháp phi công trình và biện pháp công trình.
2. Nội dung cơ bản:
2.1. Các khái niệm về môi trường biển: Các yếu tố tự nhiên (nước biển, bãi biển, đáy biển, sinh vật biển..) và các yếu tố vật chất nhân tạo (đê kè biển, các công trình xây dựng, dàn khoan...).
2.2. Các nguy cơ gây ô nhiễm và hủy hoại môi trường biển, hải đảo:
+ Các nguy cơ có nguồn gốc tự nhiên: hiện tượng biển tiến; bão biển, nước dâng, tràn dầu tự nhiên,động đật, sóng thần)
+ Các nguy cư có nguồn gốc do con người gây ra: chất thải từ trên bờ, từ các tàu thuyền và các công trình xây dựng trên biển đổ xuống biển, sự triệt phá rừng ngập mặn, ven biển).
2.3.Việc bảo vệ môi trường biển, đảo: Giữ cho môi trường nước biển luôn được trong sạch. Hạn chế đến tối đa các yếu tố gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nước biển. Phục hồi và cải thiện môi trường nước biển.
+ Bảo vệ môi trường nước biển: Các chất thải chưa được xử lý đổ trực tiếp ra biển (VD: Nước thải công nghiệp của nhà máy Vidan thải ra sông Thị Vải). Nước sử dụng và nước thải ở khu vực nuôi trồng thủy hải sản bị thiếu ôxy và chứa nhiều mầm bệnh. Các công trình khai thác khoáng sản thải xuống biển nhiều chất độc hại.
+ Bảo vệ môi trường bờ biển, bãi biển: Củng cố hệ thống đê kè biển để chống sụt lở bờ biển. Trồng rừng ngập mặn chắn sóng và giữ đất. Xử lý các chất thải, làm đẹp cảnh quan môi trường, nhanh chóng khắc phục các sự cố môi trường.
+ Bảo vệ môi trường thềm lục địa và đáy biển: Cần có giải pháp hạn chế và tránh tập trung quá mức các công trình xây dựng, khai thác khoáng sản. Xử lý các chất thải, hạn chế tối đa việc xả thải xuống biển và lắng đọng ở đáy biển. Nhanh chóng khắc phục các sự cố môi trường ở các công trình xây dựng trên biển, trục vớt tàu đắm.
+ Bảo vệ đa dạng sinh học biển: Bảo vệ nhiều loài sinh vật đã có nguy cơ bị tiêu diệt, bị giảm sút rõ rệt. Mất đi nhiều nguồn gen quý. Nhiều hệ sinh thái bị suy thoái, biến dạng.
2.4.Các biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường biển và các biện pháp phòng chống thiên tai ở vùng biển đảo. Các biện pháp chống ô nhiễm môi trường biển.
+ Các biện pháp phi công trình: Tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường. Thực hiện tốt việc quản lý môi trường. Dự báo tốt và thông tin kịp thời về biến động môi trường, thiên tai, tuyên truyền, giúp đỡ, chia sẽ với nhân dân vùng bị thiên tai.
+ Các biện pháp công trình: trồng rừng ngập mặn theo quy mô lớn bảo vệ công trình đê, kè biển. Xây công trình kiên cố chủ động phòng chống thiên tai (đê, kè, nhà dân tạm trú, trường học...Xây dựng các bãi tập kết, phương tiện, vật liệu, chống bão lũ.
PHẦN II. NHỮNG VẤN ĐỀ CỤ THỂ
I- Hướng dẫn GV sử dụng tài liệu “GIÁO DỤC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO”
- Xác định mục tiêu của chủ đề.
- Phương tiện tổ chức ngoại khóa.
- Phương pháp tổ chức ngoại khóa.
- Phân bố thời gian cho từng chủ đề.
- Tiến trình tổ chức ngoại khóa.
- Gợi ý về kiểm tra,đánh giá.
II- Hướng dẫn sử dụng: GV cần lưu ý tới một số yếu tố sau:
- Lựa chọn nội dung chủ đề của hoạt động ngoại khóa
- Quyết định hình thức tiến hành những nội dung đã được lựa chọn.
- Xác định thời gian cho từng họat động nhỏ trong chủ đề và cho toàn bộ quá trình triển khai chủ đề
- Chuẩn bị đồ dùng, thiết bị cần thiết: bản đồ, tranh, ảnh, bộ câu hỏi, tư liệu, máy chiếu- đầu video (nếu cần),…
- Lựa chọn và chuẩn bị nơi thực hiện: trong nhà, ngoài trời,….
1. Các bước thiết kế hoạt động ngoại khóa, HĐGDNGLL:
a. Kỹ năng lĩnh hội tri thức: Khi lập kế hoạch thiết kế một hoạt động GV cần đảm bảo kế hoạch đó tuân thủ theo một quy trình mang tính sư phạm, theo thứ tự từ thấp đến cao:
(1) Tri giác: người học hồi tưởng sự kiện và có những quan sát cơ bản.
(2) Lĩnh hội: người học có khả năng tranh luận, giải thích, xác định và tóm tắt các thông tin được cung cấp.
(3) Phân tích: người học có thể chia nhỏ thông tin thành nhiều phần, nhiều ý tưởng sao cho các ý tưởng hoặc các phần này có quan hệ lôgíc với nhau. Người học có thể suy luận, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra kết luận.
(4) Tổng hợp: người học có thể liên kết các ý tưởng rời rác, khác nhau thành một tổng thể; đồng thời có khả năng giải quyết vấn đề và suy đoán
(5) Phân biệt: người học có khả năng đối chiếu các ý tưởng khác nhau để tìm ra ý tưởng hợp lý nhất.
(6) Đánh giá: người học có thể đánh giá các lý thuyết hoặc thông điệp khác nhau. Ra quyết định và tán đồng đối với vấn đề.
(7) Áp dụng: người học có thể áp dụng khái niệm đã học vào một bối cảnh mới khác với bối cảnh được học.
b. Quy trình thiết kế một hoạt động ngọai khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Để tổ chức một một hoạt động ngọai khóa (HĐNK), hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGD NGLL) có hiệu quả, yêu cầu bắt buộc đối với GV chủ nhiệm, GV bộ môn là phải thiết kế hoạt động gồm các bước sau:
Bước 1: Lựa chọn và đặt tên cho hoạt động:
Đặt tên hoạt động đã được gợi ý trong chuyên đề. Tùy thuộc vào khả năng và điều kiện cụ thể của lớp, của trường mà có thể lựa chọn một tên khác cho hoạt động, hoặc cũng có thể chọn một hoạt động khác nhưng phải bám sát chủ đề của hoạt động và phải nhằm thực hiện mục tiêu của chủ đề, tránh đi lạc hướng sang chủ đề khác. Có thể bàn bạc với HS để các em cùng lựa chọn.
Bước 2: Xác định mục tiêu của hoạt động:
Khi chọn được tên cho hoạt động, xác định rõ mục tiêu của hoạt động nhằm giáo dục cho học sinh những gì về kiến thức, thái độ, kĩ năng.
Bước 3: Xác định nội dung và hình thức hoạt động:
Cần liệt kê đầy đủ những nội dung của hoạt động và có thể lựa chọn các hình thức hoạt động tương ứng. Có thể trong một hoạt động nhưng có nhiều hình thức.
Ví dụ: “Nghe nói chuyện về nguồn tài nguyên khoáng sản trong biển Việt Nam” ngoài hình thức chính của hoạt động là nghe nói chuyện, có thể thêm những hình thức như giao lưu, thảo luận, văn nghệ, trò chơi xen kẽ trong quá trình nghe nói chuyện…
Bước 4: Công tác chuẩn bị: Đối với giáo viên phải:
- Dự kiến được nội dung công việc, hình dung được tiến trình hoạt động.
- Dự kiến những phương tiện gì cần cho hoạt động.
- Dự kiến sẽ giao những nhiệm vụ gì cho đối tượng nào,thời gian phải hoàn thành là bao lâu.
- Bản thân giáo viên sẽ làm những việc gì để thể hiện sự tương tác tích cực giữa thầy và trò.
Về phía học sinh, khi được giao nhiệm vụ sẽ chủ động bàn bạc cách thực hiện trong tập thể lớp, chỉ ra được những việc phải làm, phân công rõ ràng, đúng người, đúng việc.Tuy vậy, giáo viên vẫn phải có sự quan tâm, theo dõi, giúp đỡ, nhắc nhở học sinh hoàn thành công việc chuẩn bị.
Bước 5: Tiến hành hoạt động: Thiết kế bước tiến hành hoạt động như xây dựng một kịch bản cho học sinh thể hiện. Do đó cần sắp xếp một qui trình tiến hành hợp lí, phù hợp với khả năng của học sinh. Giáo viên chỉ là người tham dự, quan sát và chỉ xuất hiện khi thật cần thiết.
Bước 6: Kết thúc hoạt động: Bước này cũng do học sinh hoàn toàn làm chủ, có nhiều cách kết thúc, khi thiết kế bước này, giáo viên có thể gợi ý các dự kiến để học sinh lựa chọn cách kết thúc sao cho hợp lí, tránh nhàm chán và tẻ nhạt.
Bước 7: Đánh giá kết quả hoạt động:
- Nhận xét chung về ý thức tham gia mọi thành viên trong tập thể.
- Viết thu hoạch sau hoạt động nhằm tìm hiểu mức độ nhận thức vấn đề của học sinh.
- Bằng câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá thái độ của học sinh về một vấn đề nào đó của hoạt động.
- Thông qua sản phẩm hoạt động.
2. Xây dựng kế hoạch tổng thể giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo:
Để đảm bảo HS THCS có được những hiểu biết cần thiết về tài nguyên và môi trường biển hải đảo, nhà trường cần phối hợp với các GV chủ nhiệm và GV bộ môn xây dựng một kế hoạch hoạt động tổng thể cho các khối lớp của cấp học với nội dung của cả 3 chuyên đề đã được xác định cho cấp THCS.
Kế hoạch hoạt động của trường được xây dựng cho một năm (từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau). Các hoạt động được lên lịch hàng tuần, tháng .
* Lưu ý: Các hoạt động đoàn đội, hoạt động ngoại khoá, giáo viên cần lưu ý không xếp lịch hoạt động vào các ngày lễ, ngày Tết hoặc vào thời gian học sinh ôn thi học kỳ.
a. Kế hoạch chung của trường:
Kế hoạch Giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo trong hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động đoàn đội và hoạt động ngoại khoá của trường.
Năm học: .......................Trường THCS.................................................
Địa chỉ ...................................................................................................
Giáo viên lập kế hoạch............................................................................
b. Kế hoạch của lớp:
Kế hoạch Giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo trong hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động đoàn đội và hoạt động ngoại khoá của lớp:
Năm học: ................................
Lớp……………………Trường:........................................................
Địa chỉ: ............................................................................................
Giáo viên chủ nhiệm.......................................................................
Giáo viên phụ trách đội. ................................................................
Giáo viên bộ môn………………………………….............................
Xác nhận của nhà trường .........ngày ... tháng.... năm.....
Người lập kế hoạch
3. Hướng dẫn về kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
3.1. Nội dung kiểm tra đánh giá:
- Về mặt kiến thức:
Kết quả học tập nội dung giáo dục về tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường biển đảo của đất nước đối với học sinh cấp THCS cần được đánh giá theo 3 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Điều cần chú ý là hạn chế kiểm tra học thuộc vẹt, không hiểu bản chất mà tăng cường kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu, vận dụng và khả năng tư duy của học sinh.
Nếu có thể thì nên áp dụng việc đánh giá theo các cấp độ tư duy như sau:

- Về kĩ năng:
Căn cứ vào nội dung việc kiểm tra, đánh giá kĩ năng của học sinh cần tập trung vào các kĩ năng:
+ Quan sát, nhận xét về tài nguyên thiên nhiên và môi trường biển đảo qua tranh ảnh, hình vẽ, thực tế địa phương.
+ Thu thập, xử lí thông tin, viết báo cáo và trình bày các thông tin về tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường biển đảo qua các HĐNK và HĐGDNGLL.
+ Phân tích mối quan hệ giữa hoạt động của con người với môi trường.
+ Thực hiện một số hành động cụ thể biểu hiện sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên của biển, đảo; tham gia bảo vệ môi trường biển đảo.
- Về thái độ, hành vi: thái độ, hành vi của học sinh trước các vấn đề về môi trường ở trong lớp học, tại nhà trường, địa phương nơi các em đang sống.

* Lưu ý: Về thái độ, hành vi: Chú trọng việc kiểm tra, đánh giá sự thể hiện thái độ, hành vi của học sinh trước các vấn đề về môi trường ở trong lớp học, tại nhà trường, địa phương nơi các em đang sống.
Các hình thức kiểm tra đánh giá:miệng hoặc viết với câu hỏi mở; phiếu hỏi với các câu hỏi trắc nghiệm khách quan quan sát; phỏng vấn trực tiếp hoặc qua các sản phẩm HS tạo ra như bài viết của HS theo chủ đề, các vật phẩm HS thu thập được trong triển lãm, các tiết mục văn nghệ HS tham gia xem có gắn với nội dung của hoạt động không, có đạt được mục đích hoạt động không. Nên kết hợp đánh giá của giáo viên và đánh giá của học sinh với nhau và đánh giá trong suốt quá trình học sinh tham gia hoạt động.
3.2. Hình thức kiểm tra, đánh giá:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Giàu
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)