Bài giảng tập huấn Địa lí Quảng Trị
Chia sẻ bởi Lê Phước Hải |
Ngày 28/04/2019 |
41
Chia sẻ tài liệu: Bài giảng tập huấn Địa lí Quảng Trị thuộc Địa lí 9
Nội dung tài liệu:
Nội dung tìm hiểu bản đồ hành chính tỉnh Quảng Trị
1. Cho học sinh tìm hiểu:
- Quảng Trị có bao nhiêu thành phố, huyện, thị xã.
Có bao nhiêu phường, xã, thị trấn; Huyện nào có nhiều thị trấn nhất (tìm hiểu thêm vì sao huyện Hướng Hóa là huyện miền núi có 2 thị trấn-lưu ý về giá trị kinh tế và ANQP)
Tỉnh lỵ nằm ở đâu ? Có trị trí chiến lược như thế nào.
2. Học sinh tìm hiểu về các địa danh lịch sử, tự nhiên, du lịch, các trung tâm kinh tế lớn và vùng kinh tế động lực của Quảng Trị
3. Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu: (tùy theo vùng HS học-GV vận dụng hợp lý)
Vai trò vị trí và giá trị kinh tế của địa phương em sinh sống
- Giá trị du lịch, trồng cây công nghiệp; trồng cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày hay phát triển thủy sản, …
PHẦN 2:
CÁC VẤN ĐỀ VỀ DÂN CƯ, KINH TẾ - XÃ HỘI QUẢNG TRỊ
I. DÂN CƯ VÀ LAO ĐỘNG
1. Gia tăng dân số
- Năm 2010 dân số tỉnh Quảng Trị có 600.462 người, mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 127 người/km2.
- Tỷ lệ tăng dân số trung bình giai đoạn 2000 - 2010 là 1,22%, năm 2010 là 1,14% và có xu thế giảm dần qua các năm.
2. Cơ cấu dân số
Kết cấu dân số theo nhóm tuổi: Quảng Trị có cơ cấu dân số trẻ và đang có xu hướng đi vào ổn định. Năm 2010, độ tuổi dưới lao động chiếm khoảng 38,7% dân số và tiếp tục giảm,
trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 50,5% dân số và độ tuổi ngoài lao động khoảng 10,8%.
Cơ cấu dân số theo giới tính: Năm 2010, tỉ lệ nam chiếm 49,4 %, nữ chiếm 50,6 % tổng dân số của tỉnh. So với cả nước thì cơ cấu dân số theo giới tính của tỉnh Quảng Trị vẫn duy trì một tỉ lệ khá phù hợp.
Kết cấu dân số theo lao động: Năm 2010, dân số trong độ tuổi lao động của Quảng Trị là 316.327 người (chiếm 50,54% dân số toàn tỉnh), trong đó lao động nữ 159.736 người (chiếm 50,49% số người trong độ tuổi lao động). Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chiếm gần 80% lực lượng lao động hiện nay. Lao động trong khu vực nhà nước trên lĩnh vực nông - lâm nghiệp là 1.524 nghìn người. Cơ cấu lao động chuyển biến chậm, tỉ lệ lao động trong công nghiệp còn thấp so với nông nghiệp và dịch vụ.
3. Dân tộc
Quảng Trị có 3 dân tộc chính sinh sống, đó là: Kinh, Vân Kiều, Pa Cô... Dân tộc Kinh chiếm 91,4%, Vân Kiều 6,7%, Pa Cô 1,8%, các dân tộc khác 0,1%. Trong đó, đồng bào các dân tộc ít người tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi (Hướng Hoá, Đakrông) và một số xã thuộc miền núi của huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ.
Phần này cần hướng dẫn HS khai thác về các vấn đề:
Số dân và sự gia tăng dân số
Tỷ lệ giữa nam và nữ trong cơ cấu dân số
Số người trong độ tuổi lao động và sức ép về việc làm
Số người sống phụ thuộc với các vấn đề xã hội, an sinh và chăm sóc sức khỏe
Tỷ lệ lao động trong các ngành của Quảng Trị, các địa bàn dân cư
Phần này có thể cho học sinh tính dân số năm 2020 theo công thức tính như sau:
Dân số khi biết số dân ban đầu và tỉ lệ gia tăng tự nhiên:
Dn = Dn0(1+T%)x
x = n-n0
Dn : DS năm cần tìm; Dn0: DS năm đã cho; T là tỉ lệ GTDS tự nhiên
Ví dụ: n là năm 2020; n0 là năm 2010 thì x = 10, T= 1,12%; D2010 là 600.000 người thì:
D2020 = 600.000 (1+0,0112)10
4. Phân bố dân cư
Dân số Quảng Trị phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn, tỷ lệ dân số ở vùng nông thôn chiếm 71,60% (năm 2010).
Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh năm 2010 là 127 người/km2. Dân cư phân bố không đều giữa vùng đồng bằng ven biển và miền núi. Ở vùng đồng bằng ven biển, mật độ dân cư là 266 người/km2 (huyện Triệu Phong), trong khi đó ở vùng núi là 66 người/km2 (huyện Hướng Hoá). Dân số tập trung đông nhất ở các thị xã Quảng Trị (313 người/km2), Đông Hà (1.140 người/km2), thấp nhất ở huyện Đakrông (30 người/km2).
Cần lưu ý đến sự phân bố không đều sẽ tác động đến sự phát triển kinh tế vùng miền, các vấn đề về môi trường trong việc khai thác và phát triển kinh tế bền vững
5. Văn hoá - Giáo dục
Quảng Trị có một nền văn hoá dân gian độc đáo và lâu đời, mang sắc thái riêng của Quảng Trị như: Tế làng, cúng Thành Hoàng, đua ghe, lễ hội Cầu Ngư, tế Trời hàng năm, ... Các kiểu kiến trúc, bố trí không gian đền chùa, các dòng thơ ca về Quảng Trị đã thể hiện bản sắc mãnh đất Quảng Trị ngàn năm văn vật.
Đến cuối năm 2010, trên địa bàn có 305 trường từ mầm non đền THPT. Tổng số lớp học là 4.836 lớp và tổng số học sinh là 152.194. Sự nghiệp giáo dục đạt được nhiều thành tựu đáng kể về cả số lượng và chất lượng, hình thức giáo dục khá đa dạng.
Đối với giáo dục bảo vệ môi trường và các lĩnh vực khác như an toàn giao thông, ma túy, pháp luật…. được quan tâm đúng mức với nhiều hình thức tuyên truyền hấp dẫn, các hoạt động giáo dục khá phong phú: như mở các lớp tập huấn, tổ chức hội thi, tham gia tuyên truyền cổ động hưởng ứng ngày môi trường thế giới, biến đổi khí hậu … nên đã góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng.
6. Y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng
Hệ thống Y tế về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân được củng cố và ngày càng phát triển. Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 2.288 cán bộ y tế, trong đó cán bộ đại học 379 (riêng bác sĩ có 348 chiếm 15,3%). Tuyến xã có 92 bác sĩ, đạt tỷ lệ 66,7% xã có bác sĩ. Bình quân có 5,75 bác sĩ /10.000 dân, 100% xã có nữ hộ sinh, 100% thôn bản có nhân viên y tế cộng đồng. Toàn tỉnh có 1.609 giường bệnh (tuyến tỉnh và huyện) đạt tỷ lệ 16 giường/vạn dân. Tuyến xã phường có 134/138 Trạm Y tế xã được xây dựng mới hoặc nâng cấp.
Công tác khám chữa bệnh trong những năm qua cơ bản đã đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của nhân dân, nhất là đối với đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người.
Môi trường sống ngày càng được cải thiện, ý thức người dân tự chăm lo và bảo vệ sức khoẻ của mình đã được nâng lên một bước. Công tác xã hội hoá y tế đã và đang có nhiều chuyển biến tích cực.
Trong phần này cần chú ý đến các chế độ chính sách và các nghị quyết của Đại hội Đảng các cấp trong tỉnh về giáo dục, y tế, môi trường, …
II. KINH TẾ
Quảng Trị đã có nhiều biến đổi sâu sắc về kinh tế xã hội, từ một tỉnh khó khăn, tỉ lệ người nghèo cao, các cơ sở hạ tầng thấp kém, lạc hậu đã vươn lên không ngừng. Kinh tế tăng trưởng khá, chuyển dịch cơ cấu đúng hướng. Cơ chế chính sách huy động nguồn lực, thu hút đầu tư bước đầu đã được tạo lập và tổ chức có hiệu quả. Phát triển kinh tế trong nông nghiệp vượt mục tiêu đề ra; kinh tế công nghiệp và kinh tế thương mại dịch vụ có tốc độ phát triển nhanh. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 10 năm (2000 - 2010) đạt trên 8%. Trong đó lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp tăng 4,5%, công nghiệp tăng 21,9%, thương mại - dịch vụ tăng 6,8%.
1. Nông - lâm - thuỷ sản
- Nông nghiệp: đã có những chuyển biến tích cực.
Ngành trồng trọt từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá, gắn với thị trường. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2010 tăng 20% so với năm 2005, trong đó trồng trọt tăng 13,3%. Diện tích trồng trọt tăng đều qua các năm, năm 2000 toàn tỉnh là 86.038,2 ha tăng lên 99.900,8 ha năm 2010, trung bình tăng 1,6% năm. Cơ cấu cây trồng được chuyển dịch đúng hướng, diện tích ngô tăng, diện tích trồng lúa giảm. Đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung cây công nghiệp với quy mô lớn (cao su, cà phê, hồ tiêu) ở Cam Lộ, H.Hóa, V.Linh, G.Linh với tổng diện tích 18.856,7 ha, tăng 28% so với năm 2005.
Về chăn nuôi trong những năm qua Quảng Trị đã có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng đàn. Năm 2010 đàn lợn 228.600 con, tăng 23% so với năm 2005; đàn gia súc 111.838 con, tăng 14% so với năm 2005. Giá trị sản xuất của chăn nuôi năm 2010 đạt 371,4 tỷ đồng (năm 2005 là 263,9 tỷ đồng).
- Lâm nghiệp: Đến năm 2010 diện tích đất lâm nghiệp có rừng ở Quảng Trị là 181.758 ha, độ che phủ đạt 39,5%, độ che phủ rừng tăng bình quân 1% năm. Toàn tỉnh có 110.356 ha rừng tự nhiên và 71.393 ha rừng trồng các loại. Giai đoạn 2001-2005 đã trồng được 27.500 ha rừng tập trung, trong đó có 19.000 ha rừng phòng hộ, 8500 ha rừng sản xuất. Giao khoán bảo vệ rừng bình quân 16.500 ha/năm. Sản lượng gỗ 44,6 nghìn m3 (Năm 2005), 105,7 nghìn m3 (Năm 2010).
- Thuỷ sản: Ngành thuỷ sản của Quảng Trị trong một vài năm trở lại đây đã có bước phát triển trên nhiều lĩnh vực, từng bước khẳng định là ngành kinh tế quan trọng.
Sản lượng khai thác thuỷ sản tăng từ 18 308 tấn năm 2005 lên đến 24680 tấn (năm 2010). Tăng bình quân mỗi năm 6,8 - 7,2%, trong đó sản lượng khai thác biển tăng 3,8% năm, nuôi trồng thuỷ sản tăng nhanh 46% năm.
Nuôi trồng thuỷ sản đang phát triển mạnh cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Năm 2010, diện tích nuôi trồng toàn tỉnh 1.830 ha, tăng gần 2 lần so với năm 2005; năng suất bình quân đạt 1,47 tấn/ha/năm.
Chế biến thuỷ sản tiếp tục được phát triển, như Cửa Tùng, Cửa Việt…đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh. Năm 2010 giá trị kim ngạch xuất khẩu ước đạt 3,5 triệu USD.
Cần chú ý về vai trò chủ lực của kinh tế nông-lâm-ngư nghiệp với các mô hình kinh tế đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn. Nhất là khi có nghị quyết về xây dựng nông thôn mới
2. Công nghiệp
Tính đến 2010, Quảng Trị có 6.528 cơ sở sản xuất công nghiệp, trong đó có 05 cơ sở nhà nước quản lý, 02 cơ sở trung ương quản lý, 5.914 cơ sở tư nhân, có 02 cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn theo giá hiện hành năm 2010 đạt 1.460,18 tỷ đồng, tăng 3,8 lần so với năm 2005. Sản phẩm công nghiệp đa dạng, chủ yếu là cao su, thuỷ sản đông lạnh, quần áo may sẵn, giấy, đồ tôn, sắt…
Hiện nay, khu công nghiệp Nam Đông Hà có một số dự án đã được đầu tư với mức vốn khá lớn như nhà máy gỗ ván ép MDF vốn đầu tư 450 tỷ đồng, công suất 60.000m3/năm, nhà máy nghiền Clinker 25 vạn tấn/năm. Thời gian tới hoàn thành xây dựng nhà máy xi măng 35 vạn tấn/năm tại Cam Lộ.
Nhìn chung, công nghiệp Quảng Trị đã có những bước phát triển khá ổn định, từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Cần chỉ ra được ngành CN Quảng trị còn nhỏ lẻ do nhiều yếu tố khách quan nhất là CSVC-KT hạ tầng, nguồn nhân lực có chuyên môn, …
3. Ngành Thương mại - Dịch vụ
- Thương mại - Dịch vụ: Với vị trí địa lý - kinh tế tương đối thuận lợi, là ngã ba lưu thông kinh tế Đông - Tây và Bắc - Nam, có cửa khẩu thương mại lớn giữa Việt Nam, Lào và Đông Bắc Thái Lan, những năm qua hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn Quảng Trị đã có sự phát triển tích cực.
(Chú ý vai trò rất lớn của vị trí Lao Bảo-hành lang KT Đông Tây)
Năm 2010 toàn tỉnh có 18.242 cơ sở hoạt động thương mại, du lịch và khách sạn, nhà hàng, thu hút khoảng 4,1% lực lượng lao động tham gia trong các ngành kinh tế quốc dân, giá trị sản xuất đạt hơn 993,078 tỷ đồng (theo giá hiện hành). So với năm 2005 số cơ sở hoạt động thương mại - dịch vụ tăng gấp 1,58 lần; số lao động tăng gấp 1,7 lần. Việc hình thành khu thương mại Lao Bảo và sắp tới là khu công nghiệp bắc Cửa Việt với nhiều cơ chế thu hút đầu tư ưu đãi sẽ tạo động lực tích cực cho sự phát triển các hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn Quảng Trị nói chung và vùng núi, ven biển nói riêng.
3. Ngành Thương mại - Dịch vụ
Quảng Trị có tài nguyên du lịch khá phong phú với nhiều địa danh, di tích ghi đậm dấu ấn lịch sử, đặc biệt trong các thời kỳ đấu tranh chống giặc ngoại xâm như căn cứ Tân Sở của phong trào Cần Vương, nhà tù Lao Bảo, vĩ tuyến 17, địa đạo Vịnh Mốc, khu trụ sở chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam, thành cổ Quảng Trị, Khe Sanh - đường 9, nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn... Đặc biệt cụm di tích chiến tranh chống Mỹ đã hình thành tuyến du lịch hấp dẫn nhiều du khách, tuyến du lịch khu phi quân sự (DMZ). Cùng với hệ thống các di tích lịch sử, là cơ sở tạo sản phẩm du lịch “Hoài niệm về chiến trường xưa”; Quảng Trị còn được biết đến với những danh thắng tự nhiên - văn hoá như: bãi biển Cửa Tùng, Cửa Việt, Mỹ Thuỷ, thị trấn Khe Sanh trên dãy Trường Sơn khí hậu mát mẻ, ôn hoà với các làng mang bản sắc văn hoá của đồng bào dân tộc Vân Kiều, thánh địa La Vang, các món ăn rừng - biển mang hương vị văn hoá ẩm thực miền Trung... Tính đa dạng phong phú của tài nguyên du lịch là tiềm năng lớn để Quảng Trị có thể phát triển mạnh ngành kinh tế du lịch, đặc biệt khi gắn liền với các trung tâm du lịch lớn Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam và với Lào - Thái Lan.
Năm 2010, toàn tỉnh có 625.000 du khách lưu trú với số ngày lưu trú 719.563 ngày; trong đó, số du khách nước ngoài là 25.000 người chiếm tỷ lệ khiêm tốn: 6,67%.
Những năm qua ngành du lịch đã được chú trọng đầu tư phát triển, từng bước khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch trên địa bàn. Nhờ vậy hoạt động du lịch đã có sự phát triển tích cực cho phép Quảng Trị phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng trọng của tỉnh trong giai đoạn tới.
Lưu ý: QT có một số loại tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn song phát triển mạnh nhất là du lịch “Hoài niệm” còn cơ sở hạ tầng để phát triển các du lịch khác chưa đáp ứng với tiềm năng
Tranh ảnh đưa lên cần chú ý đến giáo dục truyền thống này
3. Giao thông vận tải
Năm 2010 có khoảng 3.313 km đường ô tô, trong đó có 368 km quốc lộ và 414 km tỉnh lộ. Hiện nay hầu hết các xã phường có đường ô tô tới trung tâm, trong đó có 64 xã phường có đường nhựa, đường bê tông còn lại là đường đá, cấp phối và 6 xã chỉ có đường đất. Riêng 4 xã (Ba Lòng, Hải Phúc, Ba Nang, A Vao) của huyện Đakrông chưa có đường ô tô tới trung tâm (hiện đang tiến hành đầu tư xây dựng).
Mạng lưới giao thông ngày càng được chú trọng đầu tư phát triển. Các tuyến quốc lộ 9, quốc lộ 1A được nâng cấp. Tuyến đường Hồ Chí Minh với 2 nhánh đi qua địa phận 5 huyện (Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Hướng Hoá, Đakrông), có tổng độ dài 193 km chủ yếu trên địa bàn trung du - miền góp phần làm thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội của vùng kinh tế này, đồng thời gắn liền với việc hình thành các khu dân cư kinh tế mới tập trung dọc trên tuyến đường. Ngoài đường bộ, Quảng Trị còn có tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua, có cảng Cửa Việt công suất thông hàng 200.000 tấn/năm (giai đoạn I) góp phần nâng cao khả năng lưu thông kinh tế - hàng hoá, đặc biệt trong lưu thông xuất nhập khẩu thuỷ - bộ từ Cửa Việt theo quốc lộ 9 với khu thương mại Lao Bảo, Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan.
Tuyến tỉnh lộ có tổng chiều dài trên 263 km đã và đang được từng bước nâng cấp, cải tạo và nhựa hoá. Ngoài ra trong vùng còn có hàng ngàn km đường huyện lộ, liên xã.
Hạn chế: mật độ đường ở vùng trung du, miền núi còn thấp, nhiều tuyến đường chỉ lưu thông được trong mùa khô. Một số xã khó khăn ở miền núi huyện Hướng Hoá, huyện Đakrông chưa có đường ô tô đến trung tâm xã. Khu vực nông thôn có tỉ lệ đường đất khá lớn đang cần sự đầu tư lớn trong tương lai.
Cần lưu ý:
Sự phát triển mạng lưới giao thông nông thôn góp phần thay đổi kinh tế-xã hội của Quảng trị
Hạn chế của Quảng Trị là mới chỉ tập trung giao thông trên bộ còn giáo thông trên biển thì rất yếu
Bài thực hành thì theo các yêu cầu của nội dủng để thực hiện, rèn kĩ năng địa lí cho học sinh
CHÚC CÁC THẦY CÔ SỨC KHỎE, HẠNH PHÚC
1. Cho học sinh tìm hiểu:
- Quảng Trị có bao nhiêu thành phố, huyện, thị xã.
Có bao nhiêu phường, xã, thị trấn; Huyện nào có nhiều thị trấn nhất (tìm hiểu thêm vì sao huyện Hướng Hóa là huyện miền núi có 2 thị trấn-lưu ý về giá trị kinh tế và ANQP)
Tỉnh lỵ nằm ở đâu ? Có trị trí chiến lược như thế nào.
2. Học sinh tìm hiểu về các địa danh lịch sử, tự nhiên, du lịch, các trung tâm kinh tế lớn và vùng kinh tế động lực của Quảng Trị
3. Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu: (tùy theo vùng HS học-GV vận dụng hợp lý)
Vai trò vị trí và giá trị kinh tế của địa phương em sinh sống
- Giá trị du lịch, trồng cây công nghiệp; trồng cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày hay phát triển thủy sản, …
PHẦN 2:
CÁC VẤN ĐỀ VỀ DÂN CƯ, KINH TẾ - XÃ HỘI QUẢNG TRỊ
I. DÂN CƯ VÀ LAO ĐỘNG
1. Gia tăng dân số
- Năm 2010 dân số tỉnh Quảng Trị có 600.462 người, mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 127 người/km2.
- Tỷ lệ tăng dân số trung bình giai đoạn 2000 - 2010 là 1,22%, năm 2010 là 1,14% và có xu thế giảm dần qua các năm.
2. Cơ cấu dân số
Kết cấu dân số theo nhóm tuổi: Quảng Trị có cơ cấu dân số trẻ và đang có xu hướng đi vào ổn định. Năm 2010, độ tuổi dưới lao động chiếm khoảng 38,7% dân số và tiếp tục giảm,
trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 50,5% dân số và độ tuổi ngoài lao động khoảng 10,8%.
Cơ cấu dân số theo giới tính: Năm 2010, tỉ lệ nam chiếm 49,4 %, nữ chiếm 50,6 % tổng dân số của tỉnh. So với cả nước thì cơ cấu dân số theo giới tính của tỉnh Quảng Trị vẫn duy trì một tỉ lệ khá phù hợp.
Kết cấu dân số theo lao động: Năm 2010, dân số trong độ tuổi lao động của Quảng Trị là 316.327 người (chiếm 50,54% dân số toàn tỉnh), trong đó lao động nữ 159.736 người (chiếm 50,49% số người trong độ tuổi lao động). Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chiếm gần 80% lực lượng lao động hiện nay. Lao động trong khu vực nhà nước trên lĩnh vực nông - lâm nghiệp là 1.524 nghìn người. Cơ cấu lao động chuyển biến chậm, tỉ lệ lao động trong công nghiệp còn thấp so với nông nghiệp và dịch vụ.
3. Dân tộc
Quảng Trị có 3 dân tộc chính sinh sống, đó là: Kinh, Vân Kiều, Pa Cô... Dân tộc Kinh chiếm 91,4%, Vân Kiều 6,7%, Pa Cô 1,8%, các dân tộc khác 0,1%. Trong đó, đồng bào các dân tộc ít người tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi (Hướng Hoá, Đakrông) và một số xã thuộc miền núi của huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ.
Phần này cần hướng dẫn HS khai thác về các vấn đề:
Số dân và sự gia tăng dân số
Tỷ lệ giữa nam và nữ trong cơ cấu dân số
Số người trong độ tuổi lao động và sức ép về việc làm
Số người sống phụ thuộc với các vấn đề xã hội, an sinh và chăm sóc sức khỏe
Tỷ lệ lao động trong các ngành của Quảng Trị, các địa bàn dân cư
Phần này có thể cho học sinh tính dân số năm 2020 theo công thức tính như sau:
Dân số khi biết số dân ban đầu và tỉ lệ gia tăng tự nhiên:
Dn = Dn0(1+T%)x
x = n-n0
Dn : DS năm cần tìm; Dn0: DS năm đã cho; T là tỉ lệ GTDS tự nhiên
Ví dụ: n là năm 2020; n0 là năm 2010 thì x = 10, T= 1,12%; D2010 là 600.000 người thì:
D2020 = 600.000 (1+0,0112)10
4. Phân bố dân cư
Dân số Quảng Trị phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn, tỷ lệ dân số ở vùng nông thôn chiếm 71,60% (năm 2010).
Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh năm 2010 là 127 người/km2. Dân cư phân bố không đều giữa vùng đồng bằng ven biển và miền núi. Ở vùng đồng bằng ven biển, mật độ dân cư là 266 người/km2 (huyện Triệu Phong), trong khi đó ở vùng núi là 66 người/km2 (huyện Hướng Hoá). Dân số tập trung đông nhất ở các thị xã Quảng Trị (313 người/km2), Đông Hà (1.140 người/km2), thấp nhất ở huyện Đakrông (30 người/km2).
Cần lưu ý đến sự phân bố không đều sẽ tác động đến sự phát triển kinh tế vùng miền, các vấn đề về môi trường trong việc khai thác và phát triển kinh tế bền vững
5. Văn hoá - Giáo dục
Quảng Trị có một nền văn hoá dân gian độc đáo và lâu đời, mang sắc thái riêng của Quảng Trị như: Tế làng, cúng Thành Hoàng, đua ghe, lễ hội Cầu Ngư, tế Trời hàng năm, ... Các kiểu kiến trúc, bố trí không gian đền chùa, các dòng thơ ca về Quảng Trị đã thể hiện bản sắc mãnh đất Quảng Trị ngàn năm văn vật.
Đến cuối năm 2010, trên địa bàn có 305 trường từ mầm non đền THPT. Tổng số lớp học là 4.836 lớp và tổng số học sinh là 152.194. Sự nghiệp giáo dục đạt được nhiều thành tựu đáng kể về cả số lượng và chất lượng, hình thức giáo dục khá đa dạng.
Đối với giáo dục bảo vệ môi trường và các lĩnh vực khác như an toàn giao thông, ma túy, pháp luật…. được quan tâm đúng mức với nhiều hình thức tuyên truyền hấp dẫn, các hoạt động giáo dục khá phong phú: như mở các lớp tập huấn, tổ chức hội thi, tham gia tuyên truyền cổ động hưởng ứng ngày môi trường thế giới, biến đổi khí hậu … nên đã góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng.
6. Y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng
Hệ thống Y tế về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân được củng cố và ngày càng phát triển. Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 2.288 cán bộ y tế, trong đó cán bộ đại học 379 (riêng bác sĩ có 348 chiếm 15,3%). Tuyến xã có 92 bác sĩ, đạt tỷ lệ 66,7% xã có bác sĩ. Bình quân có 5,75 bác sĩ /10.000 dân, 100% xã có nữ hộ sinh, 100% thôn bản có nhân viên y tế cộng đồng. Toàn tỉnh có 1.609 giường bệnh (tuyến tỉnh và huyện) đạt tỷ lệ 16 giường/vạn dân. Tuyến xã phường có 134/138 Trạm Y tế xã được xây dựng mới hoặc nâng cấp.
Công tác khám chữa bệnh trong những năm qua cơ bản đã đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của nhân dân, nhất là đối với đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người.
Môi trường sống ngày càng được cải thiện, ý thức người dân tự chăm lo và bảo vệ sức khoẻ của mình đã được nâng lên một bước. Công tác xã hội hoá y tế đã và đang có nhiều chuyển biến tích cực.
Trong phần này cần chú ý đến các chế độ chính sách và các nghị quyết của Đại hội Đảng các cấp trong tỉnh về giáo dục, y tế, môi trường, …
II. KINH TẾ
Quảng Trị đã có nhiều biến đổi sâu sắc về kinh tế xã hội, từ một tỉnh khó khăn, tỉ lệ người nghèo cao, các cơ sở hạ tầng thấp kém, lạc hậu đã vươn lên không ngừng. Kinh tế tăng trưởng khá, chuyển dịch cơ cấu đúng hướng. Cơ chế chính sách huy động nguồn lực, thu hút đầu tư bước đầu đã được tạo lập và tổ chức có hiệu quả. Phát triển kinh tế trong nông nghiệp vượt mục tiêu đề ra; kinh tế công nghiệp và kinh tế thương mại dịch vụ có tốc độ phát triển nhanh. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 10 năm (2000 - 2010) đạt trên 8%. Trong đó lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp tăng 4,5%, công nghiệp tăng 21,9%, thương mại - dịch vụ tăng 6,8%.
1. Nông - lâm - thuỷ sản
- Nông nghiệp: đã có những chuyển biến tích cực.
Ngành trồng trọt từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá, gắn với thị trường. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2010 tăng 20% so với năm 2005, trong đó trồng trọt tăng 13,3%. Diện tích trồng trọt tăng đều qua các năm, năm 2000 toàn tỉnh là 86.038,2 ha tăng lên 99.900,8 ha năm 2010, trung bình tăng 1,6% năm. Cơ cấu cây trồng được chuyển dịch đúng hướng, diện tích ngô tăng, diện tích trồng lúa giảm. Đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung cây công nghiệp với quy mô lớn (cao su, cà phê, hồ tiêu) ở Cam Lộ, H.Hóa, V.Linh, G.Linh với tổng diện tích 18.856,7 ha, tăng 28% so với năm 2005.
Về chăn nuôi trong những năm qua Quảng Trị đã có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng đàn. Năm 2010 đàn lợn 228.600 con, tăng 23% so với năm 2005; đàn gia súc 111.838 con, tăng 14% so với năm 2005. Giá trị sản xuất của chăn nuôi năm 2010 đạt 371,4 tỷ đồng (năm 2005 là 263,9 tỷ đồng).
- Lâm nghiệp: Đến năm 2010 diện tích đất lâm nghiệp có rừng ở Quảng Trị là 181.758 ha, độ che phủ đạt 39,5%, độ che phủ rừng tăng bình quân 1% năm. Toàn tỉnh có 110.356 ha rừng tự nhiên và 71.393 ha rừng trồng các loại. Giai đoạn 2001-2005 đã trồng được 27.500 ha rừng tập trung, trong đó có 19.000 ha rừng phòng hộ, 8500 ha rừng sản xuất. Giao khoán bảo vệ rừng bình quân 16.500 ha/năm. Sản lượng gỗ 44,6 nghìn m3 (Năm 2005), 105,7 nghìn m3 (Năm 2010).
- Thuỷ sản: Ngành thuỷ sản của Quảng Trị trong một vài năm trở lại đây đã có bước phát triển trên nhiều lĩnh vực, từng bước khẳng định là ngành kinh tế quan trọng.
Sản lượng khai thác thuỷ sản tăng từ 18 308 tấn năm 2005 lên đến 24680 tấn (năm 2010). Tăng bình quân mỗi năm 6,8 - 7,2%, trong đó sản lượng khai thác biển tăng 3,8% năm, nuôi trồng thuỷ sản tăng nhanh 46% năm.
Nuôi trồng thuỷ sản đang phát triển mạnh cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Năm 2010, diện tích nuôi trồng toàn tỉnh 1.830 ha, tăng gần 2 lần so với năm 2005; năng suất bình quân đạt 1,47 tấn/ha/năm.
Chế biến thuỷ sản tiếp tục được phát triển, như Cửa Tùng, Cửa Việt…đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh. Năm 2010 giá trị kim ngạch xuất khẩu ước đạt 3,5 triệu USD.
Cần chú ý về vai trò chủ lực của kinh tế nông-lâm-ngư nghiệp với các mô hình kinh tế đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn. Nhất là khi có nghị quyết về xây dựng nông thôn mới
2. Công nghiệp
Tính đến 2010, Quảng Trị có 6.528 cơ sở sản xuất công nghiệp, trong đó có 05 cơ sở nhà nước quản lý, 02 cơ sở trung ương quản lý, 5.914 cơ sở tư nhân, có 02 cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn theo giá hiện hành năm 2010 đạt 1.460,18 tỷ đồng, tăng 3,8 lần so với năm 2005. Sản phẩm công nghiệp đa dạng, chủ yếu là cao su, thuỷ sản đông lạnh, quần áo may sẵn, giấy, đồ tôn, sắt…
Hiện nay, khu công nghiệp Nam Đông Hà có một số dự án đã được đầu tư với mức vốn khá lớn như nhà máy gỗ ván ép MDF vốn đầu tư 450 tỷ đồng, công suất 60.000m3/năm, nhà máy nghiền Clinker 25 vạn tấn/năm. Thời gian tới hoàn thành xây dựng nhà máy xi măng 35 vạn tấn/năm tại Cam Lộ.
Nhìn chung, công nghiệp Quảng Trị đã có những bước phát triển khá ổn định, từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Cần chỉ ra được ngành CN Quảng trị còn nhỏ lẻ do nhiều yếu tố khách quan nhất là CSVC-KT hạ tầng, nguồn nhân lực có chuyên môn, …
3. Ngành Thương mại - Dịch vụ
- Thương mại - Dịch vụ: Với vị trí địa lý - kinh tế tương đối thuận lợi, là ngã ba lưu thông kinh tế Đông - Tây và Bắc - Nam, có cửa khẩu thương mại lớn giữa Việt Nam, Lào và Đông Bắc Thái Lan, những năm qua hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn Quảng Trị đã có sự phát triển tích cực.
(Chú ý vai trò rất lớn của vị trí Lao Bảo-hành lang KT Đông Tây)
Năm 2010 toàn tỉnh có 18.242 cơ sở hoạt động thương mại, du lịch và khách sạn, nhà hàng, thu hút khoảng 4,1% lực lượng lao động tham gia trong các ngành kinh tế quốc dân, giá trị sản xuất đạt hơn 993,078 tỷ đồng (theo giá hiện hành). So với năm 2005 số cơ sở hoạt động thương mại - dịch vụ tăng gấp 1,58 lần; số lao động tăng gấp 1,7 lần. Việc hình thành khu thương mại Lao Bảo và sắp tới là khu công nghiệp bắc Cửa Việt với nhiều cơ chế thu hút đầu tư ưu đãi sẽ tạo động lực tích cực cho sự phát triển các hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn Quảng Trị nói chung và vùng núi, ven biển nói riêng.
3. Ngành Thương mại - Dịch vụ
Quảng Trị có tài nguyên du lịch khá phong phú với nhiều địa danh, di tích ghi đậm dấu ấn lịch sử, đặc biệt trong các thời kỳ đấu tranh chống giặc ngoại xâm như căn cứ Tân Sở của phong trào Cần Vương, nhà tù Lao Bảo, vĩ tuyến 17, địa đạo Vịnh Mốc, khu trụ sở chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam, thành cổ Quảng Trị, Khe Sanh - đường 9, nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn... Đặc biệt cụm di tích chiến tranh chống Mỹ đã hình thành tuyến du lịch hấp dẫn nhiều du khách, tuyến du lịch khu phi quân sự (DMZ). Cùng với hệ thống các di tích lịch sử, là cơ sở tạo sản phẩm du lịch “Hoài niệm về chiến trường xưa”; Quảng Trị còn được biết đến với những danh thắng tự nhiên - văn hoá như: bãi biển Cửa Tùng, Cửa Việt, Mỹ Thuỷ, thị trấn Khe Sanh trên dãy Trường Sơn khí hậu mát mẻ, ôn hoà với các làng mang bản sắc văn hoá của đồng bào dân tộc Vân Kiều, thánh địa La Vang, các món ăn rừng - biển mang hương vị văn hoá ẩm thực miền Trung... Tính đa dạng phong phú của tài nguyên du lịch là tiềm năng lớn để Quảng Trị có thể phát triển mạnh ngành kinh tế du lịch, đặc biệt khi gắn liền với các trung tâm du lịch lớn Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam và với Lào - Thái Lan.
Năm 2010, toàn tỉnh có 625.000 du khách lưu trú với số ngày lưu trú 719.563 ngày; trong đó, số du khách nước ngoài là 25.000 người chiếm tỷ lệ khiêm tốn: 6,67%.
Những năm qua ngành du lịch đã được chú trọng đầu tư phát triển, từng bước khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch trên địa bàn. Nhờ vậy hoạt động du lịch đã có sự phát triển tích cực cho phép Quảng Trị phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng trọng của tỉnh trong giai đoạn tới.
Lưu ý: QT có một số loại tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn song phát triển mạnh nhất là du lịch “Hoài niệm” còn cơ sở hạ tầng để phát triển các du lịch khác chưa đáp ứng với tiềm năng
Tranh ảnh đưa lên cần chú ý đến giáo dục truyền thống này
3. Giao thông vận tải
Năm 2010 có khoảng 3.313 km đường ô tô, trong đó có 368 km quốc lộ và 414 km tỉnh lộ. Hiện nay hầu hết các xã phường có đường ô tô tới trung tâm, trong đó có 64 xã phường có đường nhựa, đường bê tông còn lại là đường đá, cấp phối và 6 xã chỉ có đường đất. Riêng 4 xã (Ba Lòng, Hải Phúc, Ba Nang, A Vao) của huyện Đakrông chưa có đường ô tô tới trung tâm (hiện đang tiến hành đầu tư xây dựng).
Mạng lưới giao thông ngày càng được chú trọng đầu tư phát triển. Các tuyến quốc lộ 9, quốc lộ 1A được nâng cấp. Tuyến đường Hồ Chí Minh với 2 nhánh đi qua địa phận 5 huyện (Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Hướng Hoá, Đakrông), có tổng độ dài 193 km chủ yếu trên địa bàn trung du - miền góp phần làm thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội của vùng kinh tế này, đồng thời gắn liền với việc hình thành các khu dân cư kinh tế mới tập trung dọc trên tuyến đường. Ngoài đường bộ, Quảng Trị còn có tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua, có cảng Cửa Việt công suất thông hàng 200.000 tấn/năm (giai đoạn I) góp phần nâng cao khả năng lưu thông kinh tế - hàng hoá, đặc biệt trong lưu thông xuất nhập khẩu thuỷ - bộ từ Cửa Việt theo quốc lộ 9 với khu thương mại Lao Bảo, Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan.
Tuyến tỉnh lộ có tổng chiều dài trên 263 km đã và đang được từng bước nâng cấp, cải tạo và nhựa hoá. Ngoài ra trong vùng còn có hàng ngàn km đường huyện lộ, liên xã.
Hạn chế: mật độ đường ở vùng trung du, miền núi còn thấp, nhiều tuyến đường chỉ lưu thông được trong mùa khô. Một số xã khó khăn ở miền núi huyện Hướng Hoá, huyện Đakrông chưa có đường ô tô đến trung tâm xã. Khu vực nông thôn có tỉ lệ đường đất khá lớn đang cần sự đầu tư lớn trong tương lai.
Cần lưu ý:
Sự phát triển mạng lưới giao thông nông thôn góp phần thay đổi kinh tế-xã hội của Quảng trị
Hạn chế của Quảng Trị là mới chỉ tập trung giao thông trên bộ còn giáo thông trên biển thì rất yếu
Bài thực hành thì theo các yêu cầu của nội dủng để thực hiện, rèn kĩ năng địa lí cho học sinh
CHÚC CÁC THẦY CÔ SỨC KHỎE, HẠNH PHÚC
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Phước Hải
Dung lượng: |
Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)