Bài 9. Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thuỷ sản

Chia sẻ bởi vũ thị tâm nhi | Ngày 28/04/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thuỷ sản thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

BÀI 9:
SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN
Người soạn: Vũ Thị Tâm Nhi
Bài 9.
Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản
I. Lâm nghiệp
Tài nguyên rừng
- Tài nguyên rừng đang bị cạn kiệt, tổng diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỉ lệ thấp
- Năm 2000 diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 11,6 triệu ha, độ che phủ cả nước là 35%.
Lâm nghiệp có vai trò như thế nào đối với đời sống kinh tế-xã hội?
* Lâm nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội và giữ gìn môi trường sinh thái.
Dựa vào nội dung trong SGk cho biết:
Thực trạng rừng hiện nay nước ta như thế nào?
Tính đến ngày 31/12/2015, diện tích đất lâm nghiệp có rừng là hơn 13,520 triệu ha ,độ che phủ đạt 40,84%.

Bảng 9.1. Diện tích rừng nước ta năm 2000( nghìn ha)
Dựa vào bảng 9.1, cơ cấu các loại rừng nước ta. Nêu ý nghĩa của tài nguyên rừng?
Cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
Chắn cát bay dọc theo dải ven biển miền Trung, các dải rừng ngập mặn ven biển.
Bảo tồn thiên nhiên, nguồn gen quý hiếm, nghiên cứu khoa học.
Tham quan, nghĩ dưỡng….
+ Rừng sản xuất :4/10 diện tích
+ Rừng phòng hộ chiếm 1/2 diện tích cả nước.
+ Rừng đặc dụng :1/10 diện tích
Lâm nghiệp
2. Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp
Dựa vào hình 9.2: Hãy cho biết sự phân bố các loại rừng ở nước ta?
+ Rừng sản xuất phân bố chủ yếu ở trung du và miền núi.
+Rừng phòng hộ phân bố ở đầu nguồn các vùng núi và ven biển.
+Rừng đặc dụng phân bố ở môi trường tiêu biểu điển hình cho các hệ sinh thái.
Hình ảnh này thể hiện mô hình nào trong phát triển nông nghiệp?
Mô hình kinh tế trang trại nông –lâm kết hợp
 Góp phần bảo vệ rừng và nâng cao đời sống nhân dân.
I. Lâm nghiệp
2.Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp
Việc đầu tư trồng rừng đem lại lợi ích gì? Tại sao chúng ta phải vừa khai thác vừa bảo vệ rừng?
Tăng độ che phủ, bảo vệ môi trường, giữ đất chống xói mòn, giữ nước ngầm ở vùng đồi núi, chắn cát bay, bảo vệ bờ biển ở vùng ven biển, góp phần làm giảm bớt lũ lụt, khô hạn.
Góp phần bảo vệ, bảo tồn nguồn gen sinh vật.
Tăng nguồn tài nguyên rừng cho đất nước
Góp phần làm hạn chế sự biến đổi khí hậu, tạo việc làm cho dân cư.
Vừa khai thác vừa phải bảo vệ rừng vì: ¾ diện tích nước ta là đồi núi, chế độ mưa theo mùa, nếu khai thác mà trồng rừng sẽ làm cho tài nguyên rừng bị giảm sút, gây mất cân bằng sinh thái, làm cho môi trường suy thoái.
Hiện nay chúng ta ngày càng cải thiện rừng như: tăng 5 triệu ha và tăng 45% tỉ lệ che phủ của đất.
Kết hợp mô hình nông lâm , chú trọng trồng cây gây rừng.
Nguyên nhân khiến diện tích rừng giảm sút
TÁC HẠI CỦA MẤT RỪNG
II. Ngành thủy sản
Nguồn lợi thủy sản
* Thuận lợi
+ Có đường bờ biển dài 3260km, có nhiều bãi triều ,đầm phá ,các dãi rừng ngập mặn.
+ Có nhiều sông ,suối ,ao, hồ,…
* Khó khăn:
+ Nguồn vốn còn ít,ngư dân còn nghèo.
+ Quy mô ngành thủy sản còn nhỏ.
+ Môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản suy giảm.
+ Thiên tai
Ngành thủy sản có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế?
- Là ngành kinh tế quan trọng, có ý nghĩa to lớn về kinh tế- xã hội và góp phần bảo vệ chủ quyền vùng đảo ở nước ta.
Dựa vào kiến thức bản thân+ kết hợp hình 9.2 cho biết:
Nước ta có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển ngành thủy sản?
Những khó khăn nào gây ảnh hưởng đến sự phát triển ngành thủy sản?
II. Ngành thủy sản
Nguồn lợi thủy sản
Dựa vào hình 9.2 kể tên và xác định những ngư trường trọng điểm của nước ta?
Bốn ngư trường trọng điểm của nước ta là:
+ Ngư trường Cà Mau –Kiên Giang.
+ Ngư trường Ninh Thuận –Bình Thuận –Bà Rịa –Vũng Tàu .
+ Ngư trường Hải Phòng –Quảng Ninh
+ Ngư trường quần đảo Hoàng Sa ,Quần đảo Trường Sa.
Quảng Ninh
Hải Phòng
Kiên Giang
Cà Mau
Trường Sa
Hoàng sa
Hãy cho biết những khó khăn do thiên tai gây ra cho nghề ngành thủy sản?
TÁC HẠI CỦA THIÊN TAI
2. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản
II. Ngành thủy sản
So sánh số liệu trong bảng, rút ra nhận xét từ sự phát triển của ngành thủy sản?
Sản xuất thủy sản phát triển mạnh mẽ. Tỉ trọng sản lượng khai thác lớn hơn tỉ trọng sản lượng nuôi trồng.
2. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản
Hãy cho biết: Tình hình phát triển ngành thủy sản?
- Hoạt động sôi nổi.
+ Sản lượng khai thác tăng khá nhanh (Cà Mau,Bà Rịa -Vũng Tàu).
+ Nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh (Cà Mau,An Giang, Bến Tre).
- Xuất khẩu thủy sản phát triển vượt bậc.
CỦNG CỐ
Điều kiện tự nhiên nào thuận lợi để phát triển ngành lâm nghiệp ở nước ta?

Có khí hậu nhệt đới ẩm gió mùa
Có ¾ diện tích lãnh thổ là đồi núi
Được nhà nước hỗ trợ về vốn và kĩ thuật
Đời sống nhiều vùng nông thôn đồi núi đã được cải thiện
DẶN DÒ
Học bài cũ, làm bài tập cuối bài
Chuẩn bị bài mới
BÀI HỌC ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚC
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: vũ thị tâm nhi
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)