Bài 9. Đề phòng bệnh giun

Chia sẻ bởi Trần Ngọc Hải | Ngày 10/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: Bài 9. Đề phòng bệnh giun thuộc Tự nhiên và Xã hội 2

Nội dung tài liệu:

GV: Nguyễn Thị Phụng Kiều
Phòng GD&ĐT Vạn Ninh
Trường Tiểu Học Vạn Long

Môn: Tự nhiên và Xã hội
Lớp: 2C
Bài dạy: Đề phòng bệnh Giun
Thứ năm ngày 1 tháng 11 năm 2012
Tự nhiên và xã hội
Kiểm tra bài cũ:
Ăn uống sạch sẽ
Câu hỏi:
2/ Nêu lợi ích của việc ăn uống sạch sẽ?
1/ Ăn uống như thế nào để đảm bảo vệ sinh?
Ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn
Tránh được nhiều bệnh như: giun sán, bệnh tiêu chảy, đau bụng….
Thứ năm ngày 1 tháng 11 năm 2012
Tự nhiên và xã hội

Bài: Đề phòng bệnh giun
Tìm hiểu về bệnh giun

Câu 1: Giun thường sống ở đâu trong cơ thể người?

Câu 2: Giun ăn gì mà sống được trong cơ thể người?

Câu 3: Nêu tác hại do giun gây ra?
Câu hỏi thảo luận:
Nối các hình vẽ với ô chữ cho phù hợp, sau đó chỉ vào từng hình và kể lại nội dung câu chuyện Vì sao Nam bị bệnh giun?
Tôi là trứng giun. Tôi có trong phân hoặc trong đất. Một hôm, nhân lúc anh Nam chơi bi, tôi liền bám vào tay anh
Chơi bi xong, anh Nam không rửa tay mà cầm thức ăn, ăn luôn.
Nhờ đó, tôi đã chui được vào bụng anh Nam và nở ra giun con. Tôi hút chất dinh dưỡng trong ruột non để lớn lên và đẻ trứng.
Anh Nam càng ăn nhiều, tôi càng béo. Còn anh thì ngày càng ốm yếu, xanh xao và hay đau bụng.
Thứ năm ngày 1 tháng 11 năm 2012
Tự nhiên và xã hội

Bài: Đề phòng bệnh giun
Tìm hiểu về bệnh giun
Giun và ấu trùng của giun có thể sống ở nhiều nơi trong cơ thể người như: ruột, dạ dày, gan, phổi, mạch máu…nhưng chủ yếu là ở ruột.
Giun hút các chất bổ dưỡng có trong cơ thể người để sống.
Người bị nhiễm giun, đặc biệt là trẻ em thường gầy, xanh xao, hay mệt mỏi do cơ thể mất nhiều chất dinh dưỡng, thiếu máu. Nếu giun quḠnhiều có thể gây tắt ruột, tắt ống mật dẫn đến chết người.
Kết luận:
Một số loài giun thường gặp
Giun móc
Giun kim, ?n trựng giun kim
Giun đũa
Giun tóc
Thứ năm ngày 1 tháng 11 năm 2012
Tự nhiên và xã hội

Bài: Đề phòng bệnh giun
Nguyên nhân lây nhiễm giun
Thứ năm ngày 1 tháng 11 năm 2012
Tự nhiên và xã hội

Bài: Đề phòng bệnh giun
Từ trong phân người bị bệnh giun, trứng giun có thể vào cơ thể người lành khác bằng những con đường nào?
Nguyên nhân lây nhiễm giun
Không rửa tay sau khi đi đại tiện, tay bẩn cầm vào thức ăn, đồ uống.
Nguồn nước bị ô nhiễm phân từ hố xí, người sử dụng nước không sạch để ăn, uống, sinh hoạt sẽ bị nhiễm giun.
Đất trồng rau bị ô nhiễm do các hố xí không hợp vệ sinh hoặc dùng phân tươi để bón rau. Người ăn rau rửa chưa sạch, trứng giun sẽ theo rau vào cơ thể.
Ruồi đậu vào phân rồi bay đi khắp nơi và đậu vào thức ăn nước uống của người lành, làm họ bị nhiễm giun.

Giun đũa làm mỏng thành ruột và gây tắc ruột
Bệnh nhân bị mắc bệnh giun
Giun kim trong ruột
Trứng giun móc và hình ảnh ấu trùng giun di chuyển ở da bàn chân
Hình ảnh một số bệnh nhân nhiễm giun
Thứ năm ngày 1 tháng 11 năm 2012
Tự nhiên và xã hội

Bài: Đề phòng bệnh giun
Làm thế nào để đề phòng bệnh giun?
Một số biện pháp phòng bệnh giun
1. Giữ vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống sôi, không để ruồi đậu vào thức ăn.
2. Giữ vệ sinh cá nhân: rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, thường xuyên cắt móng tay.
3. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, chôn phân xa nơi ở, xa nguồn nước. Không dùng phân tươi để bón cây. Đi vệ sinh đúng nơi quy định, không vứt giấy bừa bãi sau khi đi vệ sinh.
Thứ năm ngày 1 tháng 1 năm 2012
Tự nhiên và xã hội

Bài: Đề phòng bệnh giun
B�I T?P:
Đánh dấu X vào  trước câu trả lời đúng nhất

Chúng ta nên làm gì để phòng bệnh giun ?
 Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện
 Ăn sạch, uống sạch
 Tích cực diệt ruồi
 Không dùng phân tươi để bón cây
 Thực hiện tất cả những điều trên
X
Thực hiện tất cả những điều trên
Dặn dò
Xem lại bài
Chuẩn bị bài sau
~ ~ ~ ~oOo ~ ~ ~ ~
Chân thành cảm ơn quý thầy cô đã đến dự guờ thăm lớp 2C
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Ngọc Hải
Dung lượng: 5,12MB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)