Bài 8. Lặp với số lần chưa biết trước
Chia sẻ bởi Thái Thị Thủy |
Ngày 14/10/2018 |
83
Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Lặp với số lần chưa biết trước thuộc Tin học 8
Nội dung tài liệu:
II
Ngày soạn 11/1/2015
Ngày dạy: 8A..........................................8B......................................8C......................................
Tiết 37 6: CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết một số hoạt động phụ thuộc vào điều kiên, tính đúng hoặc sai của các điều kiện, điều kiện và các phép so sánh
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng bước đầu viết được câu lệnh điều kiện trong Pascal
3. Thái độ:
- Thái độ học tập nghiêm túc, rèn luyện tư duy logic
II. Chuẩn bị:
GV: SGK, giáo án, tài liệu tham khảo
- HS: Học kỹ lý thuyết, đọc trước bài.
III. Phương pháp:
- Đặt vấn đề, đưa ra yêu cầu để học sinh trao đổi.
- Đàm thoại, thảo luận nhóm, gv hướng dẫn nhận xét và tổng kết.
IV. Tiến trình dạy và học:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- ? Cho hai số thực a và b. Hãy cho biết kết quả so sánh hai số đó dưới dạng “a lơn hơn b”, “a nhỏ hơn b” hoặc “a bằng b”. Hãy viết thuật toán để thực hiện bài toán đó.
3. Bài mới:
T/g
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
13p
10p
10p
+ Hoạt động 1: Tìm hiểu những hoạt động phụ thuộc vào điều kiện.
? Cho ví dụ về một hoạt động phụ thuộc điều kiện ?
- Từ “nếu” trong các câu trên được dùng để chỉ một “điều kiện” và các hoạt động tiếp theo sau sẽ phụ thuộc vào điều kiện đó
? Nêu các điều kiện và các hoạt động phụ thuộc điều kiện trong các ví dụ trên .
+ Hoạt động 2: Tìm hiểu tính đúng hoặc sai của các điều kiện
- Mỗi điều kiện nói trên được mô tả dưới dạng một phát biểu . Hoạt động tiếp theo phụ thuộc vào kết quả kiểm tra phát biểu đó đúng hay sai . Vậy kiết quả kiểm tra có thể là gì ?
? Cho ví dụ.
+ Hoạt động 3: Tìm hiểu điều kiện và các phép so sánh.
- Các phép so sánh có vai trò rất quan trọng trong việc mô tả thuật toán và lập trình.
? Ta thường sử dụng các kí hiệu toán học nào để so sánh.
- Ví dụ : Nếu a > b ,phép so sánh đúng thì in giá trị của a ra màn hình ; ngược laị in giá trị của b ra màn hình (có nghĩa là phép so sánh cho kết quả sai).
+ Nếu chiều nay trời không mưa, em sẽ đi chơi bóng.
+ Nếu em bị ốm, em sẽ nghỉ học .
+ Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.
+ Các điều kiện : chiều nay trời không mưa, em bị ốm.
+ Các hoạt động phụ thuộc điều kiện : em sẽ đi chơi bóng, em sẽ nghỉ học.
- Khi đưa ra câu điều kiện , kết quả kiểm tra là đúng, ta nói điều kiện được thoả mãn, còn khi kết quả kiểm tra là sai, ta nói diều kiện không thoả mãn.
+ Ví dụ :
- Nếu nháy nút “x” ở góc trên, bên phải cửa sổ, (thì) cửa sổ sẽ được đóng lại.
- Nếu X>5, (thì hãy) in giá trị X ra màn hình.
+ Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.
+ Để so sánh ta thường sử dụng các kí hiệu toán học như: <, >, =, ≠, ≤, ≥.
+ Học sinh chú ý lắng nghe
1. Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện:
- Có những hoạt động chỉ được thực hiện khi một điều kiện cụ thể được xảy ra.
2. Tính đúng hoặc sai của các điều kiện:
- Khi đưa ra câu điều kiện , kết quả kiểm tra là đúng, ta nói điều kiện được thoả mãn, còn khi kết quả kiểm tra là sai, ta nói diều kiện không thoả mãn.
3. Điều kiện và các phép so sánh:
+ Để so sánh ta thường sử dụng các kí hiệu toán học như: <, >, =, ≠, ≤, ≥.
4. Củng cố: (5phút)
? Hãy cho một số hoạt động phụ thuộc vào điều kiện.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Thái Thị Thủy
Dung lượng: 1,76MB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)