Bài 8. Lặp với số lần chưa biết trước

Chia sẻ bởi Mai Thành Trí | Ngày 14/10/2018 | 72

Chia sẻ tài liệu: Bài 8. Lặp với số lần chưa biết trước thuộc Tin học 8

Nội dung tài liệu:

TIẾT 43: BÀI 8: LẶP VỚI SỐ LẦN CHƯA BIẾT TRƯỚC (T1)
I/ MỤC TIÊU:
- Kiến thức:Biết nhu cầu cần có cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước trong ngôn ngữ lập trình;
- Biết được cấu trúc của vòng lặp với số lần chưa biết trước;
- Kỹ năng: Hiểu hoạt động của câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước while...do trong Pascal.
- Thái độ: Nghiêm túc, ham học hỏi.
II/ CHUẨN BỊ:
- Giáo viên:Sách giáo khoa, giáo án, máy chiếu, máy tính.
- Học sinh:Đọc tài liệu ở nhà trước khi
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
*Kiểm tra bài cũ.
Lên viết lại cấu trúc lệnh lặp for…do .
* Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
 Học sinh
Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Hình thành hoạt động lặp chưa biết trước.

- GV: yc hs đọc tài liệu ở sách giáo khoa.
+ Ở ví dụ 1:
- GV: Hãy cho biết khi nào thì Long sẽ không gọi điện cho Lan nữa?
- GV hướng dẫn.
- GV: Trình chiếu hai ví dụ về tính tổng
- GV: Em hãy cho biết ví dụ nào là vòng lặp xác định?
- GV: Hãy mô tả thuật toán tính tổng lần lượt n số tự nhiên đầu tiên sao cho T>1000
- GV: Nhận xét
- Gv: ta có thể tả bằng sơ đồ sau
- GV hướng dẫn và đưa ra sơ đồ








- GV: Vậy ở đây ta kết luận ntn?
- GV: Nhận xét, đưa ra kết luận
- Học sinh đọc tài liệu SGK

-HS Trả lời câu hỏi của giáo viên, ghi vở
- HS lắng nghe
-HS xem VD

- HS: Trả lời

- HS: thực hiện miêu tả

- HS lắng nghe
-HS ghi thuật toán và vẽ sơ đồ

















- HS: trả lời
-HS lắng nghe



1) Các hoạt động lặp với số lần chưa biết trước.

VD1:
- Điều kiện để kết thúc hoạt động lặp đó là có người nhấc máy.




- VD 2: Thuật toán tính tổng lần lượt n số tự nhiên đầu tiên sao cho T>1000
- Thuật toán:
Bước 1. S = 0, n = 0.
Bước 2. Nếu S ≤ 1000, n ( n + 1; ngược lại chuyển tới bước 4.
Bước 3. S ( S + n và quay lại bước 2.
Bước 4. In kết quả: S và n là số tự nhiên nhỏ nhất sao cho S > 1000. Kết thúc thuật toán.
- Sơ đồ


* Kết luận:
- Để viết chương trình chỉ dẫn máy tính thực hiện các hoạt động lặp như trong các ví dụ trên, ta có thể sử dụng câu lệnh có dạng lặp với số lần chưa biết trước.

Hoạt động 2: Ví dụ về lệnh lặp với số lần chưa biết trước.

- GV: Trình chiếu 2 ví dụ và yc hs giải thích ý nghĩa từng câu lệnh
- GV: YC rút ra cú pháp
- GV giới thiệu cú pháp; giải thích các từ của cú pháp và ý nghĩa của nó.
- GV: gọi hs nhắc lại cú pháp so sánh
- Nếu Câu lệnh là Câu lệnh ghép ta cần chú ý điều gì?
- GV: nhận xét, đưa ra kết luận

- HS: Xem VD và Trả lời
- HS: trả lời
- HS: Lắng nghe, ghi bài

- HS: trả lời.

- HS: trả lời

- HS: ghi bài
2) Ví dụ về lệnh lặp với số lần chưa biết trước.
a) Cú pháp:
while <điều kiện> do ;
+ Giải thích cú pháp:
- điều kiện thường là một phép so sánh;
- câu lệnh có thể là câu lệnh đơn giản hay câu lệnh ghép.
+ ý nghĩa:
Kiểm tra điều kiện.
Nếu điều kiện SAI, câu lệnh sẽ bị bỏ qua và việc thực hiện lệnh lặp kết thúc. Nếu điều kiện đúng, thực hiện câu lệnh và quay lại bước 1

IV/ TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ
* Kiểm tra, đánh giá:
Giáo viên hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học.
Học sinh nêu lại cú pháp của câu lệnh while, ý nghĩa của nó.
* HDVN:
Học bài theo sách giáo khoa và vở ghi, Ôn lại các kiến thức chính đã học và luyện viết, làm đi làm lại nhiều lần.
Làm các bài tập 1
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Thành Trí
Dung lượng: 335,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)