Bài 8: LÀM VIỆC VỚI DÃY SỐ

Chia sẻ bởi Bùi Minh Thành | Ngày 14/10/2018 | 44

Chia sẻ tài liệu: Bài 8: LÀM VIỆC VỚI DÃY SỐ thuộc Tin học 8

Nội dung tài liệu:

Tiết 55:
LÀM VIỆC VỚI DÃY SỐ
Người soạn: Bùi Minh Thành
Ngáy soạn: 16/03/2011
Ngày dạy: 21/03/2011
Lớp: 8 B
GVHD: Nguyễn Thị Thương
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Làm quen với việc khai báo và sử dụng các biến mảng.
- Tìm hiểu một số ví dụ về biến mảng.
2. Kĩ năng:
- Việc gán giá trị, nhập giá trị và tính toán với các giá trị của một phần tử trong biến mảng được thực hiện thông qua chỉ số tương ứng của phần tử đó.
3. Thái độ:
- Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK, giáo án, bài giảng điện tử.
- HS: Học kỹ lý thuyết, đọc trước bài.
III. Phương pháp:
- Đặt vấn đề, đưa ra yêu cầu để học sinh trao đổi.
- Thuyết trình, thảo luận nhóm, gv hướng dẫn nhận xét và tổng kết.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Em hãy vẽ lại sơ đồ khối cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước? Nêu cú pháp của câu lệnh While...Do?
Trả lời: - Sơ đồ khối cho cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước:








- Cú pháp câu lệnh While…Do.
While <điều kiện> do ;
Câu 2: Nêu các bước thực hiện câu lẹnh lặp?
Trả lời: Các bước thực hiện câu lệnh lặp:
+ Bước 1: Kiểm tra điều kiện
+ Bước 2: Nếu điều kiện sai, câu lệnh sẽ được bỏ qua và việc thực hiện lệnh lặp kết thúc. Nếu điều kiện đúng, thực hiện câu lệnh và quay lại bước 1.
3. Bài mới:
* Đặt vấn đề:
- GV: ?Thầy muốn nhập điểm của một bạn trong lớp minh và in ra điểm đo thầy sẽ phải làm những công việc gì
- HS: Trả lời.
- GV: Mong chờ Hs trả lời là khai báo 1 biến để lưu điểm, dùng lệnh Readln() để nhập, writeln() để in ra điêm đó.
- GV: ? Viết chương trình nhập vào điểm kiểm tra môn tin học của các học sinh trong lớp (k học sinh). In ra màn hình điểm số cao nhất.
- GV: Đâu tiên chúng ta xác định Input và Output của bài toán.
+ Input: Điểm của k học sinh.
+ Output: Điểm số cao nhất.
- GV: ? Để viết được chương trình này chúng ta se phải dùng bao nhiêu biến, bao nhiêu câu lệnh nhập.
- GV: Mong chờ Hs trả lời là k biến và dùng k lệnh Readln() để nhập.
Ví dụ: Var diem_1, diem_2, diem_3...diem_k: real;
...
Readln(diem_1); Readln(diem_2); ...Readln(diem_k);
- GV: Nếu số học sinh của lớp càng nhiều thì đoạn khai báo và nhập dữ liệu sẽ càng dài. Viếc nhập dữ liệu càng khó khăn, khó tránh khỏi nhầ lẫn, sai sót.
-GV: Vậy có cách nào để thay thế k biến ơ trên bởi môt biên duy nhất hay không? Và thay thế k lần câu lệnh nhâp ơ trên bơi một câu lệnh duy nhất hay không?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG

* Hoạt động 1: Tìm hiểu dãy số và biến mảng
- GV: Giả sử chúng ta có thể lưu nhiều Dữ liệu liên quan với nhau (như diem_1, diem_2, diem_3...diem_K) bằng một biến duy nhất và đánh số thứ tự cho các giá trị đó.

- GV: Khi được sắp xếp như trên ta có thể sử dụng quy luật tăng hay giảm của số thứ tự và các câu lệnh lặp để xử lí dữ liệu dễ dàng.
* Ví dụ: for I := 1 to 50 do readln( diem_i);
- GV: Cách sắp xếp như trên người ta gọi là mảng, và dữ liệu ở trong đó gọi là dữ liệu kiểu mảng.
- GV: ?Em hiểu thế nào là dữ liệu kiểu mảng.
- HS: Trả lời.
- GV: ?Vậy thực chất biến mảng là gì.
- HS: Trả lời.
* Hoạt động 2: Ví dụ về biến mảng.
- GV: Để khai báo dữ liệu kiểu mảng, ta cần chỉ rỏ: tên biến mảng, số phần tử của mảng, kiểu dữ liệu của các phần tử.
*Ví dụ:
- Var chieucao: array [1..50] of real;
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Minh Thành
Dung lượng: 70,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)