Bài 7. Câu lệnh lặp

Chia sẻ bởi Nguyễn Nhạc | Ngày 24/10/2018 | 72

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Câu lệnh lặp thuộc Tin học 8

Nội dung tài liệu:

Câu hỏi1: Trong câu lệnh điều kiện, “Câu lệnh” được thực hiện nhiều nhất mấy lần ?
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất :
A . 3
B . 2

C . 1
D . 0

Câu hỏi2: Biểu thức điều kiện trong câu lệnh điều kiện cho ra mấy giá trị ?

Hãy chọn câu trả lời đúng nhất :
A . 0
B . 1

C . 2
D . 3

Câu hỏi3: Câu lệnh điều kiện nào sau đây đúng ?

Hãy chọn câu trả lời đúng nhất :
A . If a>b then max : = a ; else max : = b ;
B . If a>b then max = a else max = b ;
C . If a>b then max : = a else max : = b ;
D . If a>b then max : = a esle max : = b ;
I. Mục đích, yêu cầu:
Học sinh nắm được cú pháp, sự hoạt động và biết được vai trò của câu lệnh lặp trong việc dùng để viết chương trình của những bài toán có tính chất một công việc phải lặp đi, lặp lại nhiều lần.
Hiểu được các công việc phải thực hiện nhiều lần, câu lệnh lặp – một lệnh thay cho nhiều lệnh, tính tổng và tích bằng câu lệnh lặp. Cụ thể hiểu được cú pháp, công dụng và sự hoạt động của câu lệnh. Biết sử dựng câu lệnh lặp để viết chương trình.
II. Phương pháp, phương tiện:
Phòng máy hoặc phòng học lý thuyết nhưng có trang bị máy tính cho Giáo viên và màn hình lớn (Projector).
Nội dung bài học
1. Các công việc phải thực hiện nhiều lần
Đánh răng mỗi ngày hai lần là công việc lặp lại với số lần nhất định và biết trước.
Mỗi ngày tắm một lần là công việc lặp lại với số lần nhất định và biết trước.
Đi học mỗi ngày một lần là công việc lặp lại với số lần nhất định và biết trước.
1. Các công việc phải thực hiện nhiều lần
Học cho đến khi thuộc bài là công việc lặp lại với số lần không thể xác định được.
1. Các công việc phải thực hiện nhiều lần
Trong cuộc sống hằng ngày, nhiều hoạt động được lặp đi lặp lại nhiều lần.

Có những hoạt động mà chúng ta thường thực hiện lặp lại với một số lần nhất định và biết trước, chẳng hạn đánh răng mỗi ngày hai lần, mỗi ngày tắm một lần,…Chúng ta còn lặp lại công việc với số lần không thể xác định được: học cho đến khi thuộc bài,nhặt từng cọng rau cho đến khi xong,…

Khi viết chương trình máy tính cũng vậy. Để chỉ dẫn cho máy thực hiện đúng công việc, trong nhiều trường hợp ta cũng cần phải viết lặp lại nhiều câu lệnh thực hiện một phép tính nhất định.
2. Câu lệnh lặp – một lệnh thay cho nhiều lệnh
Ví dụ 1. Giả sử ta cần vẽ ba hình vuông có cạnh 1 đơn vị như hình 33. Mỗi hình vuông là ảnh dịch chuyển của hình bên trái nó một khoảng cách 2 đơn vị. Do đó, ta chỉ cần lặp lại thao tác vẽ hình vuông ba lần.

1
Hình 33
2
2
* Việc vẽ hình có thể thực hiện được bằng thuật toán sau đây:
Bước 1. Vẽ hình vuông ( vẽ liên tiếp bốn cạnh và trở về đỉnh ban đầu).
Bước 2. Nếu số hình vuông đã vẻ được ít hơn 3, di chuyển bút vẻ về bên phải hai đơn vị và trở lại bước 1; ngược lại kết thúc thuật toán.

Riêng bài toán vẽ một hình vuông (hình 34), thao tác chính là vẽ bốn cạnh bằng nhau, hãy lập lại bốn lần thao tác vẽ một đoạn thẳng. Sau mỗi lần vẽ đoạn thẳng, thước kẻ được quay một góc 90 sang phải tại vị trí của bút vẽ.
Thuật toán sau đây sẽ mô tả các bước để vẽ hình vuông:
2. Câu lệnh lặp – một lệnh thay cho nhiều lệnh
Bước1. K 0 ( là số đoạn thẳng đã vẽ được)

Bước2. K K+1. Vẽ đoạn thẳng 1 đơn vị độ dài và quay thước
sang phải.

Bước3. Nếu K < 4 thì trở lại bước2; Ngược lại, kết thúc thuật toán.
0
90


Hình 34
0
2. Câu lệnh lặp – một lệnh thay cho nhiều lệnh
Ví dụ 2. Giả sử cần tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên, tức là tính:
S= 1+2+3+…+100.
Thuật toán sau đây sẽ mô tả việc thực hiện lặp lại phép cộng 100
lần:

Bước1. SUM 0; i 0.

Bước2. I i+1.

Bước3. Nếu i ≤ 100, thì SUM SUM + i và quay lại bước 2.

Bước4. Thông báo kết quả và kết thúc thuật toán.
3. Ví dụ về câu lệnh lặp
Câu lệnh lặp thường gặp trong Pascal có dạng:
a. Cú pháp :
FOR biến đếm : = giá trị đầu TO giá trị cuối DO
Câu lệnh trong vòng lặp ;
Từ khoá

Phải thuộc kiểu
dữ liệu đếm được
(không là số thực)


Giá trị đầu < Giá trị cuối

Không được làm thay đổi giá trị biến đếm
- Nếu có nhiều hơn một lệnh thì phải đặt trong cặp từ khoá Begin ... end;
3. Ví dụ về câu lệnh lặp
a. Cú pháp :
FOR biến đếm : = giá trị đầu TO giá trị cuối DO
Câu lệnh trong vòng lặp ;
Chú ý :
- Sau DO không có dấu chấm phẩy

- Có thể dùng các vòng lặp FOR lồng nhau
b. Công dụng:
Dùng để lặp đi lặp lại một công việc nào đó với số lần lặp xác định.
3. Ví dụ về câu lệnh lặp
c. Sự hoạt động của lệnh:
Sơ đồ khối
Biến đếm : = Giá trị đầu
Biến đếm : = Giá trị đầu
Giá trị đầu <=Giá trị cuối
Giá trị đầu <=Giá trị cuối
Câu lệnh trong vòng lặp ;
Biến đếm :=Biến đếm + 1;
Câu lệnh trong vòng lặp ;
Biến đếm :=Biến đếm + 1;
False
False
True
True
Bước1: Đầu tiên Biến đếm sẽ nhận giá trị


Bước2: Máy kiểm tra điều kiện

Bước3: Nếu điều kiện trên là sai thì ra khỏi vòng lặp FOR. Nếu điều kiện trên là đúng thì được thực hiện, sau đó biến được tăng lên một đơn vị (Biến:=Biến+1) và quay trở lại bước(2).

3. Ví dụ về câu lệnh lặp
Chú ý khi dùng lệnh FOR
- Không được thay đổi trị của biến điều khiển bằng một lệnh trong vòng lặp
Giá trị của biến điều khiển là không xác định khi thoát khỏi vòng lặp
Các biểu thức được ước lượng trước khi vào vòng lặp. Vì vậy số vòng lặp không bị thay đổi dù rằng các biến tham gia trong các biểu thức này có thể bị gán trong vòng lặp.
Ví dụ 1: Viết câu lệnh để in ra màn hình 10 chữ “ Mau sac “
For i : = 1 to 10 do writeln( ‘Mau sac’);
- Hãy chỉ ra các thành phần trong câu lệnh trên ?
3. Ví dụ về câu lệnh lặp
i là biến đếm
1 là giá trị đầu
10 là giá trị cuối
writeln( ‘Mau sac’); là câu lệnh
3. Ví dụ về câu lệnh lặp
Ví dụ 2: Viết câu lệnh để in ra màn hình 10 chữ “ Mau sac “
For i : = 1 to 10 do writeln( ‘Mau sac’);

- Hãy sử dụng câu lệnh trên để viết chương trình đầy đủ in ra màn hình 10 chữ “ Mau sac “
4. Tính tổng và tích bằng câu lệnh lặp
Ví dụ 1: Viết chương trình tính tổng S=1+2+3+4+5
4. Tính tổng và tích bằng câu lệnh lặp
Ví dụ 2: Ta kí hiệu N! là tích N số tự nhiên đầu tiên:
N! = 1.2.3…N
- Viết chương trình tính N! với N là số tự nhiên được nhập vào từ bàn
phím.
Bài tập củng cố
Em hãy viết chương trình tính tổng các số nguyên liên tiếp từ n đến m với n,m là các số nguyên dương nhập vào từ bàn phím .
Gợi ý :
Tìm input,output ?
Khai báo các biến nào ?Kiểu dữ liệu gì ?
- Nhập vào từ bàn phím giá trị cho biến nào ?
Tìm thuật toán của chương trình ?
- Sử dụng các câu lệnh gì để viết chương trình ?
Bài tập củng cố
Hướng dẫn:
- Input: n, m ; Output : Tổng S

- Khai báo biến : n, m, S, i kiểu Word
- Nhập giá trị vào từ bàn phím cho biến n và m
- Thuật toán : Cho biến đếm i chạy từ n đến m ,n.
Nếu I <= m thì tổng S:= S +i
- Sử dụng câu lệnh Write, Readln, For..to..do
*Chương trình
Bài tập về nhà
Viết chương trình tính tổng các số nguyên liên tiếp : S = 1+2+......+n với n nguyên dương nhập từ bàn phím.
2. Viết chương trình tính tổng các số chẵn,lẻ từ 1 đến n với n nhập từ bàn phím.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Nhạc
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)