Bài 7. Câu lệnh lặp

Chia sẻ bởi Cao Nguyen Son | Ngày 24/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Câu lệnh lặp thuộc Tin học 8

Nội dung tài liệu:

11/11/2011
Slide 1
CÂU LỆNH LẶP
BÀI 7
11/11/2011
Slide 2
1. Các công việc phải thực hiện nhiều lần
Đánh răng một ngày hai lần
Tắm mỗi ngày một lần
Học bài cho đến khi thuộc bài
Nhặt rác cho đến khi hết rác,…



 Để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện đúng công việc, trong nhiều trường hợp ta cũng cần phải viết lặp lại nhiều câu lệnh thực hiện một phép tính nhất định.
11/11/2011
Slide 3
2. Câu lệnh lặp - một lệnh thay cho nhiều lệnh

Ví dụ 1. Giả sử ta cần vẽ ba hình vuông có cạnh 1 đơn vị như hình 33. Mỗi hình vuông là ảnh dịch chuyển của hình bên trái nó một khoảng cách 2 đơn vị.
11/11/2011
Slide 4
Em hãy nêu thuật toán?
Bước 1. Vẽ hình vuông (vẽ liên tiếp bốn cạnh và trở về đỉnh ban đầu).

Bước 2. Nếu số hình vuông đã vẽ được ít hơn 3, di chuyển bút vẽ về bên phải 2 đơn vị và trở lại bước 1; ngược lại, kết thúc thuật toán.
11/11/2011
Slide 5
Em hãy nêu thuật toán vẽ một hình vuông
Bước 1. k  0 (k là số đoạn thẳng đã vẽ được).
Bước 2. Vẽ đoạn thẳng 1 đơn vị độ dài và quay thước 90o sang phải.
Bước 3. k  k +1. Nếu k ≤ 4 thì trở lại bước 2; ngược lại, kết thúc thuật toán.
Lưu ý rằng, biến k được sử dụng như là biến đếm để ghi lại số cạnh đã vẽ được.
11/11/2011
Slide 6
Ví dụ 2. Tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên (S = 1 + 2 + 3 + ... + 100)
- Cách mô tả các hoạt động lặp trong thuật toán như trong ví dụ trên được gọi là cấu trúc lặp.
- Mọi ngôn ngữ lập trình đều có "cách" để chỉ thị cho máy tính thực hiện cấu trúc lặp với một câu lệnh. Đó là các câu lệnh lặp.
11/11/2011
Slide 7
3. Ví dụ về câu lệnh lặp

Câu lệnh lặp trong Pascal có dạng:




Trong đó:
for, to, do là các từ khóa
Biến đếm thuộc kiểu nguyên; giá trị đầu, giá trị cuối là các giá trị nguyên
Số vòng lặp = giá trị cuối – giá trị đầu + 1
For := to
do ;
11/11/2011
Slide 8
Hoạt động của câu lệnh
- Khi thực hiện, ban đầu biến đếm sẽ nhận giá trị là giá trị đầu, sau mỗi vòng lặp, biến đếm được tự động tăng thêm một đơn vị và cho đến khi bằng giá trị cuối
11/11/2011
Slide 9
Ví dụ 3. In ra màn hình thứ tự lần lặp
Xem chương trình
11/11/2011
Slide 10
Ví dụ 4. In 20 chữ ‘O’ ra màn hình
Xem chương trình
11/11/2011
Slide 11
Câu lệnh ghép
Câu lệnh ghép có dạng







Câu lệnh ghép cũng được coi là câu lệnh


Begin
……
End;
11/11/2011
Slide 12
Lợi ích của câu lệnh lặp
- Giảm nhẹ công sức khi viết chương trình
11/11/2011
Slide 13
4. Tính tổng và tích bằng câu lệnh lặp
Ví dụ 5. Tính tổng của N số tự nhiên đầu tiên
 Lưu ý: Longint là cũng là kiểu số nguyên nhưng phạm vi giá trị lớn hơn integer. Cụ thể từ 231 đến 231  1
Xem chương trình
11/11/2011
Slide 14
Ví dụ 6. Tính N!
N! là tích các số tự nhiên đầu tiên
Kí hiệu N! = 1.2.3.4.5...N
Xem chương trình
11/11/2011
Slide 15
GHI NHỚ
Cấu trúc lặp được sử dụng để chỉ thị cho máy tính thực hiện lặp lại một vài hoạt động nào đó cho đến khi một điều kiện nào đó được thỏa mãn
Mọi ngôn ngữ lập trình đều có các câu lệnh để thể hiện cấu trúc lặp
Ngôn ngữ Pascal thể hiện cấu trúc lặp với số lần lặp cho trước bằng câu lệnh for … do
11/11/2011
Slide 16
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Cho một vài ví dụ về hoạt động được thực hiện lặp lại trong cuộc sống hằng ngày
Hãy cho biết tác dụng của câu lệnh lặp với số lần biết trước
11/11/2011
Slide 17
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Khi thực hiện câu lệnh lặp, máy tính kiểm tra một điều kiện. Với lệnh lặp for := to do ;
của Pascal, điều kiện cần phải kiểm tra là gì?
4. Sau khi thực hiện đoạn chương trình sau, giá trị của biến j bằng bao nhiêu?
j:=0;
For i:=0 to 5 do j:=j+2;
11/11/2011
Slide 18
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
5. Các câu lệnh Pascal sau có hợp lệ không? Vì sao?

For i:=100 to 1 do writeln(‘A’);
For i:=1.5 to 10.5 do writeln(‘A’);
For i=1 to 10 do writeln(‘A’);
For i:=1 to 10 do; writeln(‘A’);
Var x:real;
begin
for x:=1 to 10 do writeln(‘A’);
end.

11/11/2011
Slide 19
The End.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cao Nguyen Son
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)