Bài 7. Câu lệnh lặp

Chia sẻ bởi nguyễn trung dũng | Ngày 24/10/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Câu lệnh lặp thuộc Tin học 8

Nội dung tài liệu:

GIẢI BÀI TẬP SGK( TIẾT 39-40)
Bài tập 1: Có thể nêu rất nhiều vài ví dụ về các hoạt động lặp.
Dưới đây là một số ví dụ:

- Hàng ngày em đặt đồng hồ báo thức lúc 6 giờ để dậy sớm tập thể dục.

- Hàng ngày (hoặc hàng tuần) bác lái xe khách lái xe để chuyên chở hành khách xuất phát từ một thời gian và địa điểm nhất định và đi theo một tuyến đường đã được xác định trước.

Bài tập 3: Hãy cho biết tác dụng của câu lệnh lặp!

Trả lời: Câu lệnh lặp có tác dụng làm đơn giản và giảm nhẹ công sức của người viết chương trình!

Bài tập 4: Chúng ta nói rằng khi thực hiện các hoạt động lặp, chương trình kiểm tra một điều kiện. Với lệnh lặp
for := to do ;
của Pascal, điều kiện cần phải kiểm tra là gì?

Trả lời: Chúng ta nói rằng khi thực hiện các hoạt động lặp, chương trình kiểm tra một điều kiện. Với lệnh lặp
for := to do ;
của Pascal, điều kiện cần phải kiểm tra chính là giá trị của biến đếm lớn hơn giá trị cuối. Nếu điều kiện không được thỏa mãn, câu lệnh được tiếp tục thực hiện; ngược lại, chuyển sang câu lệnh tiếp theo trong chương trình.

Bài tập 5: Chương trình Pascal sau đây thực hiện hoạt động nào?
var i: integer;
begin
for i:=1 to 1000 do;
end.
Trả lời: Tuy có vòng lặp 1000 lần, nhưng chương trình Pascal nói trên không thực hiện bất kì một hoạt động nào. Tuy nhiên đây vẫn là câu lệnh hợp lệ.
Bài 6: Hãy mô tả thuật toán để tính tổng sau đây (n là số tự nhiên được nhập vào từ bàn phím):

A =
Bước 1. Gán A  0, i  1.
Bước 2. A 

Bước 3. i  i + 1.
Bước 4. Nếu i ≤ n, quay lại bước 2.
Bước 5. Ghi kết quả A và kết thúc thuật toán.
Bài 7:Các câu lệnh Pascal có hợp lệ không, vì sao?
a) for i:=100 to 1 do writeln(’A’);
b) for i:=1.5 to 10.5 do writeln(’A’);
c) for i=1 to 10 do writeln(’A’);
d) for i:=1 to 10 do; writeln(’A’);
e) var x: real; for x:=1 to 10 do writeln(’A’);
Bài 8: Một số ngôn ngữ lập trình, ví dụ Pascal, không có sẵn hàm tính lũy thừa. Hãy mô tả thuật toán và sử dụng câu lệnh lặp với số lần xác định trước để viết chương trình Pascal tính lũy thừa bậc n của số nguyên X.
Trả lời: Viết thuật toán:
Bước 1. Nhập các số n và x.
Bước 2. A  1, i  0 (A là biến lưu lũy thừa bậc n của x).
Bước 3. ii + 1, A  A.x.
Bước 4. Nếu i < n, quay lại bước 3.
Bước 5. Thông báo kết quả A là lũy thừa bậc n của x và kết thúc thuật toán.
Chương trình Pascal có thể như sau:
var n,i,x: integer; a: longint;
begin
write(`Nhap x=`); readln(x);
write(`Nhap n=`); readln(n);
A:=1;
for i:=1 to n do A:=A*X;
writeln(x,` mu `,n,` bang `,A);
end.
Bài 9: Viết chương trình Pascal nhập n số nguyên từ bàn phím và ghi ra màn hình số lớn nhất trong các số đó. Số n cũng được nhập vào từ bàn phím
Trả lời: Viết thuật toán
Bước 1. Nhập số n.
Bước 2. A 32768 (gán số nhỏ nhất có thể trong các số kiểu nguyên cho A), i1.
Bước 3. Nhập số thứ i và gán giá trị đó vào biến A.
Bước 4. Nếu Max < A, Max  A.
Bước 5. ii + 1.
Bước 6. Nếu i ≤ n, quay lại bước 3.
Bước 7. Thông báo kết quả Max là số lớn nhất và kết thúc thuật toán.
uses crt;
var n,i,Max,A: integer;
begin
clrscr;
write(`Nhap N=`); readln(n);
Max:=-32768;
for i:=1 to n do
begin
write(`Nhap so thu `,i,`:`); readln(A);
if Max end;
writeln(`So lon nhat: `,Max);
end.
Bài 10: Viết chương trình Pascal nhập n số nguyên từ bàn phím và ghi ra màn hình số các số dương trong các số đó. Số n cũng được nhập vào từ bàn phím.
uses crt;
var n,i,SoDuong,A: integer;
begin
clrscr;
write(`Nhap N=`); readln(n);
if n>0 then
begin
SoDuong:=0;
for i:=1 to n do
begin
write(`Nhap so thu `,i,`:`);
readln(A);
if A>0 then SoDuong:=SoDuong+1
end;
writeln(`So cac so duong = `,SoDuong);
end;
else writeln(`n phai > 0!`);
end.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)