Bài 7. Câu lệnh lặp

Chia sẻ bởi Lục Thị Khoa | Ngày 14/10/2018 | 59

Chia sẻ tài liệu: Bài 7. Câu lệnh lặp thuộc Tin học 8

Nội dung tài liệu:

Tiết 39
Tuần 20
BÀI 7: CÂU LỆNH LẶP
A. MỤC TIÊU:
- Biết nhu cầu cần có cấu trúc lặp trong ngôn ngữ lập trình.
- Biết ngôn ngữ lập trình dựng cấu trúc lặp để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lại công việc nào đó một số lần.
- Hiểu hoạt động của câu lệnh với số lần biết trước for...do trong Pascal.
- Viết đúng được lệnh for...do trong một số tình huống đơn giản.
- Hiểu lệnh ghép trong Pascal.
- Thái độ nghiêm túc cẩn thận.
B. CHUẨN BỊ:
1. GV: SGK, SGV, tài liệu, giáo án, đồ dùng dạy học.
2. HS: Đọc trước bài, SGK, đồ dùng học tập.
C. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn định tổ chức lớp: (1’)- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT




G: Hãy đọc SK trang 56.
H: Đọc SGK.
G: Hãy lấy ví dụ thực tế về một công việc lặp đi lặp lại nhiều lần.
H: Cho ví dụ.
G: Nhận xét.



G: Hãy đọc ví dụ 1 trang 56.
H: Đọc SGK.
G: Em có nhận xét gì về việc vẽ hình vuông trong ví dụ trên?
H: Công việc vẽ hình vuông được lặp đi lặp lại 3 lần.
G: Hãy đọc và giải thích thuật toán trong ví dụ 1.
H: Đọc và giải thích.
G: Hãy đọc ví dụ 2 trang 57.
H: Đọc SGK.
G: Giải thích việc thực hiện lặp phép cộng.
G: Trong ví dụ 2, phép cộng được lặp bao nhiêu lần?
H: Trả lời.
G: Cú pháp câu lệnh lặp là gì, phép lặp thực hiện bao nhiêu lần?



G: Đưa ra cú pháp câu lệnh lặp.
G: Giải thích các thành phần trong câu lệnh lặp.






G: Làm sao tính được số lần lặp?
H: Trả lời.
G: Hãy đọc ví dụ 1 trang 58.
H: Đọc SGK.
G: Hãy đọc ví dụ 2 trang 58.
H: Đọc SGK.
G: minh họa bằng ngôn ngữ Pascal cú pháp câu lệnh for … to … do
* Lưu ý cho HS:
- Biến đếm là biến đơn có kiểu nguyên;
- Giá trị đầu và giá trị cuối là các biểu thức có cùng kiểu với biến đếm và giá trị cuối phải lớn hơn giá trị đầu;
- Câu lệnh có thể là câu lệnh đơn giản hay câu lệnh ghép.
G: Cho hs nhận xét và so sánh sự khác nhau ở câu lệnh lặp trong hai ví dụ trên?
G: Giải thích cho HS tại sao ví dụ 2 trong câu lệnh lặp có begin … end
(Delay (200) là hàm khai báo thời gian rơi nhanh hay chậm của chữ O)
*Lưu ý: Câu lệnh đơn giản Writeln(‘O’) và Delay(200) được đặt trong từ khoá begin và and để tạo thành câu lệnh ghép trong pascal


G: Xem lại kiến thức đã học, xem trước các ví dụ phần 4 bài câu lệnh lặp.


1. Các công việc phải thực hiện nhiều lần
SGK trang 56







2. Câu lệnh lặp – một lệnh thay cho nhiều lệnh
Ví dụ: Tính tổng S=1+2+..+20
Thuật toán:
Bước 1: S←0; k←1
Bước 2: S←S+k; k←k+1
Bước 3: Nếu k≤20 thì quay lại bước 2, ngược lại chuyển bước 4.
Bước 4: Kết thúc












3. Ví dụ về câu lệnh lặp
Cú Pháp:
For := to do
trong đó:
+ for, to, do là các từ khóa.
+ biến đếm là biến đơn có kiểu nguyên.
+ giá trị đầu và giá trị cuối là các biểu thức có cùng kiểu với biến đếm và giá trị cuối phải lớn hơn giá trị đầu.
Số lần lặp= giá trị cuối – giá trị đầu +1
Ví dụ 1: Chuong trình in ra màn hình thứ tự lần lặp.
Program lap;
var i:integer;
begin
for i:= 1 to 20 do
writeln(‘Day la lan lap thu ’,i);
readln;
end.
Ví dụ 2: chương trình ghi nhận vị trí 10 chữ O rơi từ trên xuống.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lục Thị Khoa
Dung lượng: 26,81KB| Lượt tài: 1
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)