Bài 6. Tiêu hoá thức ăn

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Lan | Ngày 10/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Tiêu hoá thức ăn thuộc Tự nhiên và Xã hội 2

Nội dung tài liệu:

Kính chào các thầy cô giáo về dự giờ, thăm lớp 2A
Tiết: Tự nhiên và Xã hội
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Lan
Chỉ vào hình vẽ và nói tên các bộ phận của cơ quan tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa?
Chỉ đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa?
Trò chơi: “ Chế biến thức ăn”
Hoạt động 1:

Nói về sự tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng và dạ dày
Thực hành: nhóm đôi
Em hãy mô tả sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng và nói cảm giác của em về vị của thức ăn?
Thảo luận cặp đôi
1) Khi ta ăn, răng, lưỡi, nước bọt làm nhiệm vụ gì?
2) Vào đến dạ dày thức ăn được biến đổi thành gì?
1) Khi ta ăn, răng, lưỡi, nước bọt làm nhiệm vụ gì?
2) Vào đến dạ dày thức ăn được biến đổi thành gì?
Kết luận :
Ở miệng, thức ăn được răng nghiền nhỏ, lưỡi nhào trộn, nước bọt tẩm ướt, nuốt xuống thực quản rồi vào dạ dày.
Ở dạ dày, thức ăn tiếp tục được nhào trộn nhờ sự co bóp của dạ dày. Một phần thức ăn được biến thành chất bổ dưỡng.
Thức ăn sau khi được dạ dày nghiền nát sẽ đưa đến bộ phận nào của cơ quan tiêu hóa?
Thức ăn được dạ dày nghiền nát sẽ đưa xuống ruột non.
Hoạt động 2:

Nói về sự tiêu hóa thức ăn ở ruột non và ruột già
Thực hành hỏi- đáp (nhóm đôi)
- Vào đến ruột non, thức ăn tiếp tục được biến đổi thành gì?
- Phần chất bổ có trong thức ăn được đưa đi đâu? Để làm gì?
- Phần chất bã có trong thức ăn được đưa đi đâu?

- Ruột già có vai trò gì trong quá trình tiêu hóa?
Ruột già có vai trò gì trong quá trình tiêu hóa?
- Vào đến ruột non, thức ăn tiếp tục được biến đổi thành gì?
- Phần chất bổ có trong thức ăn được đưa đi đâu? Để làm gì?
Phần lớn thức ăn được biến thành chất bổ dưỡng. Chúng thấm qua thành ruột non vào máu, đi nuôi cơ thể.
- Phần chất bã có trong thức ăn được đưa đi đâu?
Chất bã được đưa xuống ruột già, biến thành phân, rồi được đưa ra ngoài.
* Kết luận:
Vào đến ruột non, phần lớn thức ăn được biến thành chất bổ dưỡng. Chúng thấm qua thành ruột non vào máu, đi nuôi cơ thể. Chất bã được đưa xuống ruột già, biến thành phân, rồi được đưa ra ngoài. Chúng ta cần đi đại tiện hằng ngày để tránh bị táo bón.
* Tại sao chúng ta nên ăn chậm, nhai kĩ?
Chúng ta nên ăn chậm, nhai kĩ để:
- Tránh bị nghẹn và hóc xương.
- Thức ăn được nghiền nát tốt hơn, giúp cho quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn. Thức ăn nhanh chóng được tiêu hóa và nhanh chóng biến thành các chất bổ dưỡng nuôi cơ thể.
* Tại sao chúng ta không nên chạy nhảy, nô đùa sau khi ăn no?
Chúng ta không nên chạy nhảy, nô đùa sau khi ăn no vì: sau khi ăn no, cơ thể cần được nghỉ ngơi để dạ dày làm việc tiêu hóa thức ăn. Nếu ta chạy nhảy nô đùa ngay dễ bị đau sóc ở bụng sẽ làm giảm tác dụng tiêu hóa thức ăn ở dạ dày, lâu ngày sẽ mắc bệnh về dạ dày.
* Tại sao chúng ta cần đi đại tiện hằng ngày?
Chúng ta cần đi đại tiện hằng ngày để tránh bị táo bón.
Chúng ta:
Nên: + Ăn chậm, nhai kĩ.
+ Đi đại tiện hằng ngày.
Không nên: chạy nhảy, nô đùa sau khi ăn no.

TRò CHƠI

Ngôi sao may mắn
1
2
4
3
5
6
Ngôi sao may mắn
Nước bọt có vai trò gì?
Chạy nhảy, nô đùa sau khi ăn no có tác hại gì?
Ở đâu thức ăn được biến thành chất bổ dưỡng để đi nuôi cơ thể?
Ăn chậm, nhai kĩ có ích lợi gì?
Chúng ta nên và không nên làm gì để giúp cho sự tiêu hóa được dễ dàng?
Răng làm nhiệm vụ gì?
Chúc các em học tốt
Chúc các thầy cô giáo mạnh khỏe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Lan
Dung lượng: 4,73MB| Lượt tài: 1
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)