Bài 6. Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam

Chia sẻ bởi Vũ Thị Huyến | Ngày 28/04/2019 | 39

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM
TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ 9
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Địa lý là một môn khoa học có phạm trù rộng lớn và có tính thực nghiệm. Nó không chỉ dừng lại ở việc mô tả các sự việc và hiện tượng địa lý xẩy ra trên bề mặt Trái Đất mà còn tìm cách giải thích, phân tích, so sánh, tổng hợp các yếu tố địa lý, cũng như thấy được mối quan hệ giữa chúng với nhau. Mặt khác nó còn góp phần phát hiện, khai thác, sử dụng, bảo vệ và cải tạo tài nguyên thiên nhiên, môi trường một cách hợp lý nhằm góp phần tích cực vào việc xây dựng kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh nước nhà.
II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Trong quá trình dạy học địa lý người giáo viên phải nghiên cứu, lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn tạo cho các em lòng ham mê, yêu thích học tập bộ môn. Từ việc sử dụng bản đồ trong Át lát để biết được sự phân bố các đối tương đến việc nắm được sự phát triển của các đối tượng địa lý và cao hơn nữa là thấy được mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý. Giúp học sinh nâng cao dần khả năng tư duy dần dần hình thành kỹ năng địa lý, kỹ năng sử dụng Át lát .
PHẦN I: MỞ ĐẦU
PHẦN I: MỞ ĐẦU
III/ BẢN CHẤT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:

Từ trước, việc học tập môn địa lí luôn được học sinh quan niệm là môn học thuộc nên không gây hứng thú cho các em, các em ngại học. Mặt khác lượng kiến thức môn địa lí lớp 9 trong 1 tiết dạy khá nhiều. Muốn các em nắm được hết nội dung kiến thức đã khó; để hiểu và biết vận dụng tổng hợp, liên kết kiến thức giữa các bài lại càng khó.
Để nâng cao chất lương bộ môn địa lý hiệu quả nhất thì việc trước nhất là phải có phương pháp học tập phù hợp. Phương pháp học vừa nhẹ nhàng, vừa nhanh, vừa dễ nhớ và nhớ lâu bền đó là phương pháp sử dụng Át lát. Từ đó khi gặp bất kỳ một câu hỏi nào về địa lý Việt Nam các em có thể sử dụng Át lát để trả lời một cách nhanh nhất và chính xác nhất.
PHẦN I: MỞ ĐẦU
IV/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Là các kiến thức địa lý lớp 9 được vận dụng sáng tạo thông qua việc sử dụng Át lát địa lý Việt Nam.
V/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Bằng quan sát thực tế giảng dạy các giờ địa lý ở trường THCS.
- Bằng kinh nghiệm đứng lớp và bồi dưỡng học sinh khá giỏi bộ môn lớp 9, những năm trước đây thấy học sinh rất ít em biết sử dụng át lát để học bài trên lớp, để ôn thi học sinh giỏi mà cứ phải nghiền ngẫm học vẹt máy móc, thuộc rồi mà lại quên ngay.
- Bằng đọc tài liệu để nắm các cơ sở lý luận khoa học về phương pháp sử dụng Át lát.
- Bằng việc tham khảo và học hỏi ý kiến của đồng nghiệp nhất là những thầy cô dạy địa lý giỏi trong huyện.
- Bằng thử nghiệm đề tài của mình trong dạy bài địa lý ở trên lớp, các buổi bồi dưỡng học sinh giỏi ...
PHẦN I: MỞ ĐẦU
VI/ GIỚI HẠN ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Là các học sinh lớp 9 trường trung học cơ sở Hải Triều và các giáo viên dạy địa lý của trường.
 
VII/ PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:
Trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ xin đề cập đến việc rèn luyện kỹ năng sử dụng Át lát địa lý Việt Nam trong chương trình lớp 9.
PHẦN II: NỘI DUNG
I/ NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN LIÊN QUAN:
Cơ sở lí luận:
Atlát địa lý là một dạng bản đồ giáo khoa, là một tập hợp có hệ thống các bản đồ địa lý được sắp xếp một cách khoa học, phục vụ cho mục đích dạy học.
Kĩ năng khai thác bản đồ nói chung và Atlat Địa lí nói riêng là kĩ năng cơ bản của môn Địa lí. Nếu không nắm vững kĩ năng này thì khó có thể hiểu và giải thích được các sự vật, hiện tượng địa lí, đồng thời cũng rất khó tự mình tìm tòi các kiến thức địa lí khác. Do vậy, việc rèn luyện kĩ năng làm việc với bản đồ nói chung là không thể thiếu khi học môn Địa lí.


I/ NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN LIÊN QUAN:
2. Cơ sở thực tiễn:
- Việc sử dụng Át lát địa lý Việt Nam trong giảng dạy địa lí 9 ở trường THCS chưa được thường xuyên và phổ biến.
- Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy giáo viên chỉ chú trọng đến những thiết bị thường sử dụng rộng rãi là các bản đồ, lược đồ mà xem nhẹ việc sử dụng Át lát địa lý Việt Nam nên khả năng tư duy, tính tự học, tự nghiên cứu của học sinh bị hạn chế. Việc sử dụng Át lát thường xuyên sẽ đem lại hiệu quả cao trong học tập, giúp các em chủ động tiếp thu các kiến thức theo nội dung bài học, ít phải thuộc lòng và ghi nhớ máy móc, sử dụng lại tiện lợi và dễ dàng tiếp xúc với bản đồ treo tường. Vì vậy tôi muốn trao đổi với các đồng chí đồng nghiệp về phương pháp dạy học môn địa lý 9 thông qua việc sử dụng Át lát địa lý Việt Nam.

PHẦN II: NỘI DUNG
PHẦN II: NỘI DUNG
I/ NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN LIÊN QUAN:
2. Cơ sở thực tiễn:

Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy khả năng sử dụng Atlát của các em  còn kém. HS chưa biết khai thác các thông tin từ các bản đồ, lược đồ, biểu đồ trong Atlát vào các bài học để phát hiện kiến thức cũng như củng cố kiến thức.Vì vậy kết quả học tập chưa cao, trong quá trình học việc sử dụng Atlát của các em còn lúng túng, các em chưa có hứng thú nhiều với môn học, điểm số trong các bài kiểm tra nhất là những bài cần sử dụng Atlát còn thấp .

I/ NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN LIÊN QUAN:
2. Cơ sở thực tiễn:
Nguyên nhân:
+ Theo quan niệm của của xã hội, của HS và một phụ huynh thì đây là môn học phụ. Cho nên có sự thiên lệch trong nhận thức về tầm quan trọng của môn học, không khuyến khích HS học tập tốt môn địa lý.
+ Thực tế của môn địa lý chưa đáp ứng nhu cầu thực tế về việc lựa chọn ngành nghề trong tương lai hoặc lựa chọn được rất ít ngành nghề.
+ Môn địa lý là môn học khó (vừa có kiến thức tự nhiên vừa có kiến thức xã hội ), khô khan, ít thực dụng.
+ Chương trình nặng.
+ Thời lượng dạy học cho bộ môn còn ít.
+ Giáo viên chưa chú trọng đến việc dạy cho học sinh kỹ năng sử dụng Át lát Địa lý trong học tập bộ môn.
PHẦN II: NỘI DUNG
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH .
PHẦN II: NỘI DUNG
PHẦN II: NỘI DUNG
PHẦN II: NỘI DUNG
2.2. Khai thác bản đồ, biểu đồ trong Atlat để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tìm hiểu kiến thức địa lí về dân cư.
Ví dụ:
- Giáo viên hướng dẫn cách phân tích bản đồ trang 15 (dạy bài 3, 4) học sinh rút ra nhận xét :
PHẦN II: NỘI DUNG
+ Nước ta có mật độ dân số cao nhưng phân bố không đều
+ Dân số nước ta đông, gia tăng nhanh từ đầu thế kỷ XX đến nay (Năm 1921 có khoảng 15,8 triệu người. Năm 1989 có 64,41 triệu người. Năm 1999 có 76,3 triệu người. Năm 2003 có khoảng 80,9 triệu người).
+ Dân số nước ta có kết cấu dân số trẻ, giải thích xu hướng thay đổi cơ cấu theo độ tuổi ở nước ta. So sánh được giới tính giữa nam và nữ tương đối cân bằng.
+ Nước ta có nguồn lao động dồi dào, tỷ lệ lao động trong nông - lâm - thuỷ sản chiếm tỷ lệ cao, công nghiệp và dịch vụ còn thấp.
2.3. Phân tích bản đồ trong Atlat để rút ra nhận định tình hình phát triển kinh tế của các ngành kinh tế nước ta. (trang 6, 7, 8, 11,17,18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25).
- Ví dụ 1: Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để tìm hiểu tình hình sản xuất nông nghiệp của nước ta: Bản đồ trang 19 (Dạy bài7-sgk ):
Ngành trồng trọt: Tổng diện tích trồng lúa và hoa màu (diện tích trồng cây lương thực), diện tích trồng cây công nghiệp mà học sinh có thể tìm trên bản đồ.
Ngành chăn nuôi: Dựa vào biểu đồ HS nắm được giá trị sản lượng của ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất NN còn nhỏ. Tỉ trọng gia súc tăng trưởng mạnh qua các năm 2000, 2005, 2007.
PHẦN II: NỘI DUNG
PHẦN II: NỘI DUNG
2.4. Phân tích bản đồ, biểu đồ để rút ra nhận định về tình hình phát triển kinh tế của các Vùng kinh tế nước ta.
Nội dung kiến thức quan trọng của chương trình Địa lí 9 là nghiên cứu các vùng Kinh tế. Vấn đề phát triển kinh tế của mỗi vùng vừa thể hiện đặc điểm chung của cả nước, vừa thể hiện tính chất đặc thù riêng của từng vùng. Vì vậy khi trình bày nội dung kiến thức của vùng đòi hỏi phảỉ có kỹ năng sử dụng nhiều trang Atlat để tìm hiểu kiến thức. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh làm như sau:
- Trước hết học sinh phải xác định vị trí, ranh giới của vùng.
- Xác định đặc điểm tự nhiên : Địa hình, khí hậu, sông ngòi…
- Từ những đặc điểm trên, tìm thuận lợi khó khăn cho việc phát triển kinh tế của vùng.
- Sau đó dựa vào bản đồ để phát hiện được các tiềm năng, các thế mạnh kinh tế của vùng đó.
Lược đồ kinh tế vùng Đông Nam Bộ - Átlat trang 29
Ví dụ:
Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế ( Nông nghiệp , công nghiệp) vùng Đông Nam Bộ.
2.5. Rèn luyện kỹ năng sử dụng hình ảnh trong Atlat để khắc sâu kiến thức của bài học.
Trong một số bài có những hình ảnh minh hoạ có thể sử dụng hình ảnh trong Atlat để hỗ trợ cho nội dung của bài.
PHẦN II: NỘI DUNG
- Ví dụ 1: Dạy về nông nghiệp, hướng dẫn học sinh quan sát hình ảnh thu hoạch lúa, thu hoạch chè, chăm sóc cây hồ tiêu. Giáo viên có thể khắc sâu cho học sinh : Trong sản xuất nông nghiệp cây lúa là cây chủ đạo cả về diện tích, năng suất, sản lượng. Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới. Bên cạnh đó cây chè, cây hồ tiêu là những cây công nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao. Qua đó học sinh có thể tự rút ra thế mạnh trong nông nghiệp của nước ta là gì?…
Lđồ nông nghiệp - Átlat trang 29
Qua các phân tích trên ta thấy rằng: việc sử dụng Át lát đã giúp cho học sinh có phương pháp tiếp thu kiến thức chủ động so với cách học thụ động trước đây. Học sinh tự tìm hiểu các kiến thức cần thiết, bổ ích, ít phải thuộc lòng các kiến thức một cách máy móc, tầm nhìn khoa học của học sinh được mở rộng hơn.
Như vậy việc khai thác kiến thức qua các trang bản đồ, biểu đồ trong Át lát, học sinh nhận thức kiến thức địa lí một cách nhẹ nhàng, đơn giản, tăng thêm hứng thú , trên cơ sở đã mã hoá các thông tin bằng ký hiệu, màu sắc, kích thước... làm cho học sinh say mê học môn Địa lí hơn.
PHẦN II: NỘI DUNG
IV/ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
Qua quá trình thực nghiệm rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng Atlat ở lớp 9A, 9B năm học 2014 – 2015 qua các lần đã kiểm tra kết quả đạt được so với năm học 2013- 2014 như sau:
Những năm học trước học sinh phải ghi nhớ nhiều học thuộc lòng nhiều nhưng khi làm bài kết quả thấp. Qua thực nghiệm các tiết học theo kênh hình diễn ra hào hứng và hấp dẫn hơn, lôi cuốn học sinh nhiều hơn, phù hợp với tâm lý tuổi trẻ ưa tìm tòi khám phá những điều mới lạ .
V/ GIẢI PHÁP MỚI:
1/ Bài học :
Khi hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat để phân tích cần đảm bảo những yêu cầu sau:
+ Sử dụng những bản đồ phải có nội dung phù hợp với kiến thức cần tìm hiểu trong bài .
+ Khi phân tích bản đồ cần phải chú ý đọc đúng các ước hiệu, ký hiệu, mầu sắc, và hình dáng kích thước để phân tích mới đảm bảo tính chính xác, khoa học.
+ Khi phân tích bản đồ phải tìm tòi các chi tiết, không bỏ sót một dữ kiện nào trên bản đồ. Cần chú ý nghiên cứu kỹ các biểu đồ, và các chú thích kèm theo để nắm vững cả những chi tiết nhỏ nhất.
PHẦN II: NỘI DUNG
PHẦN II: NỘI DUNG
V/ GIẢI PHÁP MỚI:
2/ Trình tự khi khai thác bản đồ trong Atlat:
- Dựa vào bản đồ nào? Trang nào của Atlat?
- Nhận biết và đọc được các ký hiệu, ước hiệu ở bảng chú thích.
- Phân tích các ký hiệu, ước hiệu trên bản đồ để rút ra nhận xét.
- Thông qua việc phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với kinh tế, giữa các yếu tố kinh tế với nhau, từ đó rút ra kết luận…
Giáo viên cần hình thành thói quen cho học sinh khi sử dụng Atlat biết khai thác kiến thức nào trước, kiến thức nào sau. Hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh phân tích giải thích phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, tránh rườm rà hoặc vụn vặt, gây tâm lí nhàm chán cho học sinh .
Muốn có hiệu quả bài giảng cao, chất lượng tốt, người thầy phải chuẩn bị kỹ bài giảng, các thiết bị phục vụ cho bài, những tình huống đột xuất có thể xảy ra.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1/ KẾT LUẬN CHUNG:
Rèn luyện kỹ năng sử dụng Át lát Địa lí Việt Nam là rất cần thiết và quan trọng trong việc dạy và học môn Địa Lí. Đối với học sinh THCS kỹ năng này có tác dụng thúc đẩy tính tích cực, tự giác, tư duy độc lập lozic trong học tập của học sinh, giúp các em chủ động, sáng tạo, độc lập tự mình phân tích khai thác kiến thức qua các trang bản đồ (hay lược đồ), biểu đồ trong Atlat. Học sinh nhận thức được các nội dung trong bản đồ không những chỉ là phương tiện trực quan sinh động mà còn là bản mật mã ẩn chứa trong đó nhiều điều mới lạ, mang tính hấp dẫn tuổi trẻ mà ngôn ngữ của nó là: các quy ước, ký hiệu, màu sắc, và cả hình dáng kích thước của cả nước, một khu vực, một vùng lãnh thổ. Giúp các em nắm bài nhanh, hiểu bài sâu sắc hơn.
II/ Kiến nghị:
Do giá thành Atlat còn cao so với học sinh ở vùng nông thôn, các em chưa mua đủ Atlat để học tập nên mỗi trường cần mua tối thiểu từ 10 - 15 quyển đưa vào thư viện, cho học sinh sử dụng trong việc hoạt động nhóm, nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học.
Các thầy cô giáo cần tích cực hướng dẫn học sinh sử dụng Át lát để học tập môn Địa lí đạt hiệu quả cao.
Phòng Giáo dục nên mời chuyên gia về hướng dẫn sử dụng Át lát cho giáo viên dạy môn Địa lý để các giáo viên dạy Địa lý được trao đổi, đúc rút kinh nghiệm để việc sử dụng Át lát có hiệu quả hơn.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KÍNH CHÚC BAN GIÁM KHẢO SỨC KHOẺ THÀNH ĐẠT TRONG CUỘC SỐNG!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Thị Huyến
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)