Bài 6. Câu lệnh điều kiện

Chia sẻ bởi Hoàng Ngọc Sơn | Ngày 24/10/2018 | 43

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Câu lệnh điều kiện thuộc Tin học 8

Nội dung tài liệu:

KÍNH CHÀO QUÝ THẦY-CÔ
VÀ CÁC EM HỌC SINH
BÀI 6: CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN
HOẠT ĐỘNG PHỤ THUỘC VÀO ĐIỀU KIỆN.
TÍNH ĐÚNG SAI CỦA CÁC ĐIỀU KIỆN.
ĐIỀU KIỆN VÀ PHÉP SO SÁNH.
CẤU TRÚC RẼ NHÁNH.
CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN.
1. HOAT ĐỘNG PHỤ THUỘC VÀO ĐIỀU KIỆN
 Nhận xét: Hoạt động trên được thực hiện khi không bị tác động bởi sự thay đổi của các hoàn cảnh cụ thể.
 VD1: Long thường đi đá bóng vào sáng chủ nhật.
giả sử: hôm đó trời mưa.
Long có đi đá bóng không? Nêu nhận xét về hoạt động trên.
1. HOAT ĐỘNG PHỤ THUỘC VÀO ĐIỀU KIỆN (tt)
 VD2: Mỗi sáng em thức dậy, tập thể dục buổi sáng.

Xét:
TH1: Em không bị bệnh Em tập thể dục.
TH2: Em bị bệnh Em không tập thể dục.

Phát biểu theo ngôn ngữ tự nhiên thể hiện sự việc theo hoàn cảnh của TH2:

“Nếu em bị bệnh, em sẽ không tập thể dục buổi sáng”.
1. HOAT ĐỘNG PHỤ THUỘC VÀO ĐIỀU KIỆN (tt)
 VD1: Long thường đi đá bóng vào sáng chủ nhật.
Xét:
TH1: Trời không mưa  Long đi đá bóng.
TH2: Trời mưa Long không đi đá bóng.
Em hãy phát biểu theo ngôn ngữ tự nhiên để thể hiện sự việc theo hoàn cảnh cả hai TH1 và TH2 :

“Nếu trời mưa vào sáng chủ nhật, Long sẽ không đi đá bóng. Ngược lại, Long sẽ đi đá bóng.”
1. HOAT ĐỘNG PHỤ THUỘC VÀO ĐIỀU KIỆN (tt)
 Em hãy cho biết từ “Nếu” trong hai ví dụ trên dùng để làm gì?
 Dùng để chỉ một: “Điều kiện”
 Em hãy chỉ ra các “điều kiện” trong hai ví dụ trên?
 ĐK1: “Em bị bệnh”
 ĐK2: “Trời mưa”.
1. HOAT ĐỘNG PHỤ THUỘC VÀO ĐIỀU KIỆN (tt)
Em hãy nêu một vài ví dụ mô tả các “Điều kiện” tương tự khác?
VD:
 Nếu khách đến nhà, em sẽ pha trà mời khách
 Nếu chủ nhật không mưa, em sẽ đi du lịch.
…..
 Tóm lại:
Có những hoạt động chỉ được thực hiện khi một điều kiện cụ thể được xảy ra. Điều kiện thường là một sự việc được mô tả sau từ “nếu”.
2. TÍNH ĐÚNG HOẶC SAI CỦA CÁC ĐIỀU KIỆN
 VD:
“Nếu em bị bệnh, em sẽ không tập thể dục buổi sáng”.
“Nếu trời mưa vào sáng chủ nhật, Long sẽ không đi đá bóng”.
 Nhận xét:
Mỗi điều kiện nói trên được mô tả dưới dạng một phát biểu. Hoạt động tiếp theo phụ thuộc vào kết quả kiểm tra đúng hay sai.
2. TÍNH ĐÚNG HOẶC SAI CỦA CÁC ĐIỀU KIỆN (tt)
Em hãy cho biết kết quả và hoạt động tiếp theo của 2 ví dụ trên với “Điều kiện” và cách kiểm tra sau?
VD:
“Nếu em bị bệnh, em sẽ không tập thể dục buổi sáng”.
“Nếu trời mưa vào sáng chủ nhật, Long sẽ không đi đá bóng”.
Sai
Đúng
Em tập thể dục như
Thường lệ.
Long sẽ không đi
Đá bóng.
?
?
?
?
2. TÍNH ĐÚNG HOẶC SAI CỦA CÁC ĐIỀU KIỆN (tt)
 Kết luận:
Nếu kết quả kiểm tra là đúng, ta nói điều kiện được thỏa mãn, còn khi kết quả kiểm tra sai, ta nói điều kiện không thỏa mãn.
Ngoài ra: trong tin học ta còn gặp nhiều dạng điều kiện khác. Ví dụ:
Nếu x>5, thì in giá trị x ra màn hình.
Nếu nhấn phím Pause/Break, thì chương trình sẽ dừng.
3. ĐIỀU KIỆN VÀ PHÉP SO SÁNH
Em hãy cho biết kết quả của các phép toán sau với giá trị a=5, b=10?
Sai
Đúng
Sai
Đúng
?
?
?
?
3. ĐIỀU KIỆN VÀ PHÉP SO SÁNH (tt)
 Kết quả của phép so sánh là giá trị “đúng” hoặc “sai”.
 Em hãy cho biết kết quả của các phép so sánh là gì?
3. ĐIỀU KIỆN VÀ PHÉP SO SÁNH (tt)
 VD:
Nếu a > b thì in giá trị của a ra màn hình.
Ngược lại, thì in giá trị của b ra màn hình.
 Em hãy phân tích bài toán và chỉ rõ đâu là phép so sánh, khi nào in giá trị biến a, khi nào in giá trị biến b?
3. ĐIỀU KIỆN VÀ PHÉP SO SÁNH (tt)
 Phép so sánh: a > b.
 In giá trị của a khi: phép so sánh “đúng”.
 In giá trị của b khi: phép so sánh “sai”.
VD:
Nếu a > b thì in giá trị của a ra màn hình.
Ngược lại, thì in giá trị của b ra màn hình.
3. ĐIỀU KIỆN VÀ PHÉP SO SÁNH (tt)
 Kết luận:
Trong Tin học các phép so sánh có vai trò rất quan trọng trong việc mô tả thuật toán và lập trình. Chúng được sử dụng để biểu diễn các điều kiện. Nếu phép so sánh cho kết quả đúng thì điều kiện được thỏa mãn, ngược lại điều kiện không thỏa mãn.
4. CẤU TRÚC RẼ NHÁNH
Em hãy cho biết như thế nào là chương trình trong máy tính?
Chương trình trong máy tính là 1 dãy các câu lệnh mà con người chỉ ra cho máy tính thực hiện.
4. CẤU TRÚC RẼ NHÁNH
 Em hãy cho biết quy trình thực hiện một chương trình trong máy tính?
 Quy trình:
Thực hiện tuần tự các câu lệnh từ đầu đến cuối.
4. CẤU TRÚC RẼ NHÁNH
 Muốn máy tính thực hiện một lệnh nào đó ta phải làm gì?
 Muốn máy tính thực hiện một lệnh nào đó ta phải đưa ra một điều kiện cụ thể thỏa mãn. Ngược lại nếu không thỏa mãn sẽ bỏ qua và thực hiện một câu lệnh khác.
4. CẤU TRÚC RẼ NHÁNH (tt)
 VD1: Một hiệu sách thực hiện khuyến mãi như sau: Nếu tổng số tiền >= 100.000đ thì được giảm 30% tổng số tiền phải thanh toán.
 Em hãy mô tả thuật toán tính tiền cho khách hàng?
4. CẤU TRÚC RẼ NHÁNH (tt)
 Mô tả thuật toán:
 B1: Tính tổng tiền T (khách đã mua)
 B2: Nếu T >= 100.000, thì tiền phải trả là 70% x T.
 B3: In hóa đơn.
 Đây là cách thể hiện cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu trong lập trình.
4. CẤU TRÚC RẼ NHÁNH (tt)
 Sơ đồ khối: cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu
Điều kiện
Câu lệnh
Đúng
Sai
 VD2: Một hiệu sách thực hiện khuyến mãi như sau: Nếu tổng số tiền >= 100.000đ thì được giảm 30% tổng số tiền phải thanh toán. Nếu nhỏ hơn 100.000đ thì giảm 10%.
 Em hãy mô tả thuật toán tính tiền cho khách hàng?
4. CẤU TRÚC RẼ NHÁNH (tt)
4. CẤU TRÚC RẼ NHÁNH (tt)
 Mô tả thuật toán:
 B1: Tính tổng tiền T (khách đã mua)
 B2: Nếu T >= 100.000, thì tiền phải trả là 70% x T. Ngược lại, số tiến phải trả là 90% x T.
 B3: In hóa đơn.
 Đây là cách thể hiện cấu trúc rẽ nhánh dạng đầy đủ trong lập trình.
4. CẤU TRÚC RẼ NHÁNH (tt)
 Sơ đồ khối: cấu trúc rẽ nhánh dạng đầy đủ.
Điều kiện
Câu lệnh 1
Đúng
Sai
Câu lệnh 2
5. CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN
 Trong các ngôn ngữ lập trình, cấu trúc rẽ nhánh được thể hiện bằng câu lệnh điều kiện.
 Em hãy cho biết trong các ngôn ngữ lập trình cấu trúc rẽ nhánh được thể hiện như thế nào?
5. CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN (tt)
 Trong Pascal câu lệnh điều kiện dạng thiếu được viết với các từ khóa If và then như sau:
 if <điều kiện> then ;
 Nếu <điều kiện> đúng thì thực hiện , sai thì bỏ qua.
 Em hãy cho biết câu lệnh điều kiện dạng thiếu trong Pascal được viết như thế nào?
 Em hãy cho biết câu lệnh điều kiện dạng đầy đủ trong Pascal được viết như thế nào?
5. CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN (tt)
 Trong Pascal câu lệnh điều kiện dạng đầy đủ được viết với các từ khóa
If …then…else… như sau:
 if <điều kiện> then
else ;
 Nếu <điều kiện> đúng thì thực hiện , Ngược lại thực hiện .
5. CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN (tt)
 VD: Nếu a>b thì in giá trị của a ra màn hình.
 Thể hiện bằng câu lệnh điều kiện dạng thiếu trong Pascal.
 If (a>b) then write(a);
 Sơ đồ khối:
a>b
In giá trị của a
Đúng
Sai
5. CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN (tt)
 Mô tả thuật toán:
VD: Nhập vào một số a. Nếu a>5, thì thông báo không hợp lệ.
 B1: Nhập số a;
 B2: Nếu a>5, thì thông báo không hợp lệ.
 B3: Kết thúc.
5. CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN (tt)
 Sơ đồ khối:
 Thể hiện bằng câu lệnh điều kiện dạng thiếu trong Pascal:
Readln(a);
If (a>5) then write(‘Khong hop le’);
a>5
Không hợp lệ
Đúng
Sai
5. CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN (tt)
VD: Viết chương trình nhập vào hai số a và b. Nếu b <> 0 , thì tính a/b. Ngược lại thông báo lỗi.
 Mô tả thuật toán:
 B1: Nhập số a, nhập số b;
B2: Nếu b<>0, thì tính a/b.
Ngược lại, thông báo lỗi.
 B3: Kết thúc.
5. CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN (tt)
 Thể hiện bằng câu lệnh điều kiện dạng đầy đủ trong Pascal:
Readln(a);
Readln(b);
If (b<>0) then write(a/b)
Else write(‘Khong hop le’);
 Sơ đồ khối
b <> 0
Tính a/b
Đúng
Sai
Thông báo lỗi
 Ghi nhớ: (SGK)
BÀI TẬP
Sau mỗi câu lệnh dưới đây giá trị của X sẽ là bao nhiêu, nếu trước đó X=5.
If (45 mod 3) = 0 then X:=X+1;
If X > 10 then X:=X+1;
X=6;
X=5;
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Ngọc Sơn
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)