Bài 6. Câu lệnh điều kiện

Chia sẻ bởi Võ Lê Tâm | Ngày 24/10/2018 | 43

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Câu lệnh điều kiện thuộc Tin học 8

Nội dung tài liệu:


GIÁO VIÊN: VÕ LÊ TÂM
LỚP: 83
CHÀO MỪNG QUÍ THẦY CÔ
Nhắc lại bài cũ:
Nêu tính đúng, sai của các điều kiện kiện? Ví dụ?
Khi kết quả kiểm tra là đúng, ta nói điều kiện được thỏa mãn, còn kết quả kiểm tra là sai, ta nói điều kiện không thỏa mãn.
VD:
Nếu a>b thì xuất giá trị a ra màn hình.
Ngược lại, xuất giá trị b ra màn hình.

4. Cấu trúc rẽ nhánh

5. Câu lệnh điều kiện
4. Cấu trúc rẽ nhánh:
Khi thực hiện một chương trình, máy tính sẽ thực hiện tuần tự các câu lệnh từ đầu tiên đến cuối cùng.
Tuy nhiên, ta muốn máy tính thực hiện câu lệnh nào đó nếu điều kiện thỏa mãn, ngược lại, bỏ qua câu lệnh nếu điều kiện không thỏa mãn hoặc thực hiện câu lệnh khác.
Ví dụ:
VD1: Cho 2 số nguyên a, b. Hãy in ra màn hình giá trị của a nếu như a lớn hơn b.
VD2: Cho 2 số nguyên a, b. Hãy in ra màn hình giá trị của a nếu như a lớn hơn b. Ngược lại, in ra giá trị của b.
=> Cấu trúc rẽ nhánh
Cấu trúc rẽ nhánh
Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu
Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ
a/ Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu:
VD: Cho 2 số nguyên a và b. Hãy in giá trị a ra màn hình nếu a>b.
Nếu a>b thì in ra màn hình giá trị của a.
Sơ đồ:
b/ Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ:
Sơ đồ:
Ví dụ: Cho 2 số nguyên a và b. Hãy in giá trị a ra màn hình nếu a>b. Ngược lại, in ra giá trị của b.
Nếu a>b thì in ra màn hình giá trị của a. Ngược lại, In giá trị của b.
5. Câu lệnh điều kiện:
a/ Câu lệnh điều kiện dạng thiếu trongPascal:
Cú pháp:
VD: Muốn in ra màn hình giá trị a khi a>b
Câu lệnh trong Pascal là:
If a>b then writeln (a);
If <điều kiện> then ;
b/ Câu lệnh điều kiện dạng đủ trong Pascal:
Cú pháp:

VD: Muốn in ra màn hình giá trị a khi a>b, ngược lại in ra giá trị b.
Câu lệnh trong Pascal là:
If a>b then writeln (a)
Else writeln (b);
If <điều kiện> then
else ;
Củng cố:
1/ Nêu cú pháp cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và cú pháp cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ?

2/ Nêu sự khác nhau giữa cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ?
3/ Các câu lệnh dưới đây viết đúng hay sai? Nếu sai sửa lại cho đúng
a. If Max>a; then Max:=a;
b. If a>b then then a=b;
4/ Giả sử biến a có giá trị bằng 2. Hỏi giá trị của a bằng bao nhiêu khi thực thi câu lệnh:
If a>0 then a:=a+1;
? a có giá trị bằng 3
Bài tập ứng dụng:
Viết chương trình nhập vào 2 số nguyên a, b khác nhau từ bàn phím. Hãy sắp xếp giá trị của a, b theo thứ tự tăng dần.
Thuật toán:
B1: Nhập 2 số nguyên a, b;
B2: If a Else writeln (b);
B3: Kết thúc.
Về nhà:
1/ Học bài và Làm bài tập 5, 6 trang 51
2/ Xem lại các dạng bài tập SGK.
-- HẾT --
CÁM ƠN QUÍ THẦY CÔ ĐẾN DỰ GIỜ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Lê Tâm
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)