Bài 6. Câu lệnh điều kiện

Chia sẻ bởi Nguyễn Hữu Khoa | Ngày 14/10/2018 | 84

Chia sẻ tài liệu: Bài 6. Câu lệnh điều kiện thuộc Tin học 8

Nội dung tài liệu:

Tuần 13 - Tiết 25
Ngày dạy: 16/11/2016

Bài 7: CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN


1. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
* Hoạt động 1: - Học sinh biết sự cần thiết của câu trúc rẽ nhánh trong lập trình .
- Học sinh biết và hiểu cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các thao tác phụ thuộc vào điều kiện.
* Hoạt động 2: - Học sinh hiểu cú pháp, hoạt động của các câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đủ trong Pascal.
- Biết mọi ngôn ngữ lập trình đều có câu lệnh điều kiện để thể hiện cấu trúc rẽ nhánh.
Kĩ năng:
Hs thực hiện được:
- Học sinh thực hiện được việc nêu và vẽ 2 cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đủ.
- Học sinh hiểu cú pháp, hoạt động của các câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đủ trong Pascal.
Hs thực hiện thành thạo:
- Học sinh thực hiện thành thạo việc nêu và vẽ 2 cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đủ.
- Học sinh hiểu cú pháp, hoạt động của các câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đủ trong Pascal.
Thái độ:
Thói quen:
- Học sinh thói quen tự rèn luyện trong của môn học có ý thức học tập bộ môn, ham thích tìm hiểu về tư duy khoa học.
Tính cách:
- Rèn luyện tính kiên trì trong học tập, rèn luyện.
2. NỘI DUNG BÀI HỌC:
- Cấu trúc rẽ nhánh.
- Câu lệnh điều kiện.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Giáo án
3.2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Ổn định tổ chức và kiểm diện. (2 phút)
Giáo viên ổn định tổ chức và kiểm diện học sinh.
Kiểm tra miệng: (5 phút)
Tìm giá trị nhỏ nhất trong dãy số 7,8,5,2,1,8,9,4.
Xác định bài toán
Mô tả thuật toán.

Tiến trình bài học:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Cấu trúc rẽ nhánh. (10’)
- Chiếu hoặc treo ví dụ 2 SGK trang 48
Gv: Gọi HS đọc đề và giải ví dụ 2
Hs: giải ví dụ 2
Gv: Minh họa sơ đồ khối






- Chiếu hoặc treo ví dụ 3 SGK trang 48
Gv: Gọi HS đọc đề và giải ví dụ 3
Hs: giải ví dụ 3
Gv: Minh họa sơ đồ khối



Gv: Mọi ngôn ngữ lập trình đều có các câu lệnh để thực hiện các cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và đủ. Cấu trúc rẽ nhánh giúp cho việc lập trình được linh hoạt hơn.
4. Cấu trúc rẽ nhánh.

Ví dụ 2. SGK trang 48
Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu.




Ví dụ 3. SGK trang 48
Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ.


Hoạt động 2: Câu lệnh điều kiện.. (20’)
Gv: Từ ví dụ 2
Nếu T ≥ 100 000 thì số tiền phải thanh toán là 70%*T;
Tương ứng với câu lệnh trong TP
If T ≥ 100 000 then 70%*T;
If < điều kiện > then < câu lệnh >;
Gv: Khi gặp câu lệnh này, chương trình sẽ kiểm tra điều kiện. Nếu điều kiện được thoả mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh sau từ khoá then. Ngược lại, câu lệnh đó bị bỏ qua.
- Chiếu hoặc treo ví dụ 4 SGK trang 49


- Chiếu hoặc treo ví dụ 5 SGK trang 49
Gv: Gọi HS đọc đề và giải ví dụ 5
- Chiếu hoặc treo ví dụ 6 SGK trang 50

Gv: Câu lệnh điều kiện if…then…else… mô tả trong ví dụ này là câu lệnh điều kiện dạng đầy đủ.

 Câu lệnh điều kiện dạng đầy đủ của Pascal có cú pháp:
if <điều kiện> then else ;
Gv: Lưu ý HS sau trước từ khóa else không có dấu “;”
Gv: Với câu lệnh này, chương trình sẽ kiểm tra điều kiện. Nếu điều kiện được thoả mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh 1 sau từ khoá then. Trong trường hợp ngược lại, câu lệnh 2 sẽ được thực hiện.
5. Câu lệnh điều kiện.
Trong Pascal, câu lệnh điều kiện dạng thiếu được viết với các từ khoá if và then như sau:
if <điều kiện> then ;







* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hữu Khoa
Dung lượng: 344,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)