Bài 44. Thực hành: Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên. Vẽ và phân tích biểu đồ cơ cấu kinh tế của địa phương

Chia sẻ bởi Trương Đăng Ngô | Ngày 28/04/2019 | 59

Chia sẻ tài liệu: Bài 44. Thực hành: Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên. Vẽ và phân tích biểu đồ cơ cấu kinh tế của địa phương thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

Bài 44. Tiết 50
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN, VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ CƠ CẤU KINH TẾ CỦA ĐỊA PHƯƠNG.
1/ Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên
* Địa hình :
- Vùng đồi núi cao và dốc tập trung ở phía tây và tây bắc, có nhiều dãy núi chạy dài ra sát biển, một số đồi núi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp.
- Đồng bằng ven biển chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn. Là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ,quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố.
* Địa hình ảnh hưởng đến khí hậu:
- Là vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ TB hằng năm khoảng 25.90C (6,7,8), thấp nhất khoảng 230C(12,1,2), riêng vùng Bà Nà nhiệt độ TB 200C - lượng mưa trên 4.000mm.(do độ cao trên 1500m, sườn đón gió biển)
- Độ ẩm không khí TB : 83.4%
- Lượng mưa TB hằng năm : 2.504,57mm
- Số giờ nắng TB năm : 2.156,2 giờ/ tháng(6,7,8) thấp nhất 165giờ / tháng (10,11,12).
- Sông ngòi có hướng chảy Tây – Đông, dòng chảy điều hoà, lòng sông dốc.
Khí hậu ảnh hưởng đến sông ngòi: Chế độ nước phụ thuộc vào lượng mưa của vùng, lũ từ tháng 8 12, mùa cạn từ tháng 1-7, ảnh hưởng triều cường.
* Địa hình và khí hậu đã hình thành nên bề mặt thổ nhưỡng của vùng :
- Đất feralit đồi núi chiếm 1 diện tích lớn, phù sa, cồn cát và đất cát ven biển, đất phèn , đất mặn, đất xám bạc màu, đất đen...
- Địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng tác động đến sự phân bố động thực vật theo đai cao, đồng bằng cây trồng lâm - nông nghiệp.
2/ Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế. Phân tích sự biến động trong cơ cấu kinh tế của địa phương.
Phân tích biến động của cơ cấu kinh tế.
Nông lâm thuỷ sản : Tỷ trọng GDP (1996-1998) giảm 1,44% là do:
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi chưa đồng bộ, chưa giữ được thương hiệu trên thị trường trong và ngoaì nước.
- Diện tích đất ngày càng thu hẹp do tốc độ đô thị hoá mạnh.
Công nghiệp- Xây dựng: Tỷ trọng GDP (1996-1998) tăng 4.03 % là do:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CN chế biến, hàng tiêu dùng phục vụ cho xuất khẩu và phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng công nghiệp, dân dụng
Dịch vụ: Tỷ trọng GDP (1996-1998) giảm 2,59 là do
-Sự biến động thị trường trong nước và xuất khẩu, nhất
-Chuyển đổi cơ cấu các ngành kinh tế chưa thích ứng kịp với tốc tăng trưởng kinh tế của vùng và cả nước.
- Dịch vụ luôn chiếm trên 50 % tỷ trọng GDP trong cơ cấu kinh tế địa phương.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Đăng Ngô
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)