Bài 42. Địa lí tỉnh (thành phố) (tiếp theo)

Chia sẻ bởi La Thị Thuỷ | Ngày 29/04/2019 | 56

Chia sẻ tài liệu: Bài 42. Địa lí tỉnh (thành phố) (tiếp theo) thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

Bài giảng Địa lí 9
Địa lí địa phương
III. Dân cư và lao động:
1. Gia tăng dân số:
? Số dân tỉnh Q.Ninh như thế nào ?
- Tính đến năm 2001 là 1.029.900 người, (năm 1997 là 95 vạn).
- Năm 2003 là 1.058.752 người, bằng 1,31% dân số cả nước (dân số cả nước năm 2003 là 80.902.400 người).
- Năm 2006 là 1.091.846 người, vào loại tỉnh trung bình trong cả nước.
- Dân số 1.091.846 người (2006)
? T? l? gia tăng dân số Q.Ninh như thế nào ?
- Với tỷ lệ tăng dân số 1,66%, Quảng Ninh đã đạt mức tăng thấp hơn mức tăng dân số toàn quốc (2,14%) và thế giới (1,7%). Tuy nhiên trong tỉnh, mức tăng không đều. Trong khi ở thành phố Hạ Long chỉ tăng 1,29% thì ở miền núi còn tăng nhanh (Ba Chẽ 2,5%, Tiên Yên 2,7%, Cô Tô 2,44%).
III. Dân cư và lao động:
1. Gia tăng dân số:
- Dân số 1.091.846 người (2006)
? Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến biến động dân số ?
- Do gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học.
? Tác động của gia tăng dân số tới đời sống và sản xuất ?
- Là nguồn lao động bổ sung nhưng cũng là gánh nặng cho xã hội như giải quyết công ăn việc làm, môi trường, ..
2. Kết cấu dân số:
? Kết cấu dân số theo giới tính ?
? Dân số Q.Ninh theo độ tuổi như thế nào?
- Tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chiếm tới 37,6%. Người già trên 60 tuổi (với nam) và trên 55 tuổi (với nữ) là 7,1%. Các huyện miền núi tỉ lệ trẻ em dưới tuổi lao động còn lên tới 45%.
- Theo lao động: Dân số phụ thuộc (44.7%) thấp hơn so với cả nước (52%).
? A�nh hưởng của nó tới phát triển kinh tế ?
- Do tập quán canh tác khác nhau, phong tục tập quán cũng khác nhau nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội,
- Dân tộc là tỉnh có nhiều thành phần dân tộc.
3. Phân bố dân cư:
- Mật độ dân số 184 người /Km2 (2006)
Năm 2003: dân số nông thôn có 569.446 người, chiếm 53,78%; dân số thành thị 489.306 người, chiếm 46,22%. Với tỷ lệ này, mức độ đô thị hóa của Quảng Ninh tương đối cao, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước (25%) và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (gần 27,8%).
? Nêu các loại hình cư trú chính ?
- Tâ�p trung chủ yếu ở TP, thị xã, thị trấn.
4. Tình hình phát triển văn hóa, giáo dục, y tế:
? Q.Ninh có các loại hình văn hóa dân gian nào ? Các loại hình văn hóa truyền thống ?
Lễ hội Bạch Đằng
Địa điểm: Diễn ra tại xã Yên Giang, huyện Yên Hưng.
Thời gian: Được tổ chức vào ngày mùng 8 tháng 3 (âm lịch) hàng năm, có năm kéo dài tới bốn ngày đêm.
Lễ hội kỷ niệm chiến thắng Bạch Đằng của những người anh hùng dân tộc chống giặc ngoại xâm: Ngô Quyền (năm 938), Lê Hoàn (năm 981), Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và các danh tướng nhà Trần (năm 1288).  
Phần lễ, có dâng hương tại đền thờ Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà. Dân làng rước kiệu dọc bờ sông và giống như nghi lễ của cư dân sông nước, tục bơi trải là một nghi lễ quan trọng. Trên dòng sông lớn, cuộc đua tài của nhiều thuyền đua hình lá tre lao vun vút, tiếng hò reo của người dự hội trên bờ sông như làm sống dậy âm hưởng của trận chiến năm xưa.
Phần hội, cùng với bơi trải, các trò chơi cũng được tổ chức ở nhiều nơi như đấu vật, đánh cờ người, chọi gà... Trước kia hội còn tổ chức trò diễn, tái hiện cuộc tập trận của quân dân đời nhà Trần.  
Lễ hội đền Cửa Ông
Địa điểm: Diễn ra tại đền Cửa Ông, phường Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả.
Thời gian: Được tổ chức từ ngày mùng hai tháng giêng cho đến hết tháng 3 (âm lịch).  
Đền Cửa Ông thờ Trần Quốc Tảng, con thứ ba của Trần Hưng Đạo cùng nhiều tướng lĩnh nhà Trần có công đánh giặc và trấn ải vùng Đông Bắc. Đền còn thờ Hoàng Cầu, một tướng lĩnh người địa phương có công dẹp giặc. Lễ hội tưởng niệm công ơn tướng Trần Quốc Tảng và các tướng lĩnh.
Đoàn rước tượng
Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng
Lễ hội Yên Tử
Địa điểm: Diễn ra ở vùng núi Yên Tử thuộc xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí  
Thời gian: Hàng năm được tổ chức bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng và kéo dài hết tháng 3 (âm lịch)
“Trăm năm tích đức, tu hành
Chưa đi Yên Tử, chưa thành quả tu”
Yên Tử là trung tâm Phật giáo của nước Đại Việt thuở trước, nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm. Du khách đến lễ hội chùa Yên Tử để được tách mình khỏi thế giới trần tục, thực hiện cuộc hành hương tôn giáo giữa thiên nhiên hùng vĩ.  
Ca dao có câu:
“Trăm năm tích đức, tu hành
Chưa đi Yên Tử, chưa thành quả tu”

Trong quần thể di tích Yên Tử rộng lớn hiện có 11 chùa và hàng trăm am tháp. Chùa Đồng ở trên đỉnh cao nhất (.068 m (so với mặt nước biển). Lên chùa Đồng du khách cảm tưởng như đi trong mây (”nói cười ở giữa mây xanh” - Nguyễn Trãi). ở Yên Tử có ngọn tháp cổ cao ba tầng bằng đá, niên đại ”Cảnh Hưng thập cửu niên - 1758”. Cũng không đâu có rừng tháp như khu Tháp Tổ ở Yên Tử gắn liền với những sự tích huyền thoại về ông vua nhà Trần và phái Thiền Trúc Lâm.  
Thú vui ”như hội” là leo núi, lên đỉnh cao nơi có chùa Đồng. Trên đường đi chốc chốc lại gặp ngôi chùa, ngọn tháp, con suối, rừng cây mỗi nơi là một truyện cổ tích sâu lắng tình người. Lên đến đỉnh cao sau khi thắp nén nhang, ai nấy đều cảm thấy như mình đang đứng giữa trời, lòng lâng lâng thoát tục. Khi trời quang mây tạnh, từ nơi đây có thể phóng tầm mắt dõi nhìn khắp vùng Đông Bắc.
Lễ hội Trà Cổ
Địa điểm: Diễn ra tại làng Trà Cổ, thị xã Móng Cái.
Thời gian: Được tổ chức bắt đầu từ ngày 30 tháng 5 đến ngày mùng 6 tháng 6 (âm lịch) hàng năm.
Lễ rước kiệu nghêng thần (còn gọi là rước vua ra miếu), được tổ chức tưng bừng trong âm thanh sôi động của dàn nhạc Bát âm và cờ hội rực rỡ đủ màu, đoàn người diễu hành dài hàng cây số rước kiệu từ sân đình đi vòng qua bãi biển đến miếu thờ ông Quận He
Lễ hội Quan Lạn
Địa điểm: Diễn ra ở bến Đình thuộc xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn.  
Thời gian: Được tổ chức vào ngày 18 tháng 6 (âm lịch) hàng năm nhưng lễ hội kéo dài từ ngày 10 đến hết ngày 20 tháng 6
Cung văn hóa thiếu nhi Quảng Ninh
4. Tình hình phát triển văn hóa, giáo dục, y tế:
- Y tế: khá hoàn chỉnh.
VI. Kinh tế:
1. Đặc điểm chung:
? Tình hình phát triển kinh tế trong thời kì đổi mới (sự thay đổi cơ cấu kinh tế, thế mạnh kinh tế) ?
*Cơ cấu GDP nông, lâm, ngư nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ:
+ Năm 2006 là 7,7% - 52,2% - 40,1%
+ Năm 2007 là 7,2% - 52,7% - 40,1%
(chỉ tiêu Đại hội XII đề ra đến năm 2010 tương ứng là 4%-54%-42%).
=> Tổng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 45.173 tỷ đồng, tăng bình quân 18,2%/năm
- Tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm dần, công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh giữ vai trò chủ đạo.
thế mạnh du lịch đường biển
VI. Kinh tế:
1. Đặc điểm chung:
- Tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm dần, công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh giữ vai trò chủ đạo.
? Nhận định chung về trình độ phát triển kinh tế của tỉnh so với cả nước ?
Là một tỉnh công nghiệp tương đối phát triển so với cả nước.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, GDP tăng 13,17% 2007 so với năm 2006, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 1.045 USD. Năm 2008 đạt 1200 USD/ năm (cao hơn bình quân chung cả nước);
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định.
Củng cố
ẩm thực quảng Ninh !

*Hướng dẫn tự học ở nhà:
- Học bài.
- Chuẩn bị bài mới: Địa lí tỉnh QN (tt.)
- Chuẩn bị theo câu hỏi trong sgk.
? Ngành nông nghiệp, công nghiệp như thế nào?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: La Thị Thuỷ
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)