Bài 42. Địa lí tỉnh (thành phố) (tiếp theo)

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Gia Bảo | Ngày 28/04/2019 | 58

Chia sẻ tài liệu: Bài 42. Địa lí tỉnh (thành phố) (tiếp theo) thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

Bài thuyết trình về địa lí thành phố Hồ Chí Minh (tiếp theo)
Tổ 2
Lớp 9a1
Trường THCS Hoa Lư – Q9
III. Dân cư và lao động:
1. Gia tăng dân số:
Số dân: 7.162.864 người (năm 2009).
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số qua các năm tăng nhanh. Vd: trong 10 năm từ 1999-2009 dân số thành phố tăng thêm 2.125.709 người, bính quân tăng hơn 212.000 người/năm, tốc độ tăng 3,54%/năm, chiếm 22,32% số dân tăng thêm của cả nước trong vòng 10 năm. 
III. Dân cư và lao động:
1. Gia tăng dân số:
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới biến động dân số:
Không có kế hoạch hoá gia đình.
TP. Hồ Chí Minh là trung tâm văn hoá, kinh tế lớn, người dân có được cuộc sống ổn định  di dân tự do.
Mê tín dị đoan, đồng loạt sinh con vào những năm được cho là an lành và hạn chế sinh con ở những năm ông bà xưa kiêng kị.
Các bạn hãy cho biết một vài nguyên nhân chủ yếu dẫn tới biến động dân số?
Kẹt xe
TỚI ĐỜI SỐNG
Ô nhiễm môi trường
Tác động của việc gia tăng dân số ảnh hướng tới đời sống và sản xuất như thế nào?
Thiếu nhà ở
Khó khăn trong vấn đề giải quyết việc làm
III. Dân cư và lao động:
1. Gia tăng dân số:
Tác động của việc gia tăng dân số ảnh hưởng tới đời sống:
Ô nhiễm môi trường.
Thiếu việc làm, nhà ở.
Phát sinh ra những vấn đề trong xã hội: tình trạng kẹt xe, tệ nạn xã hội,…

III. Dân cư và lao động:
1. Gia tăng dân số:
Tác động của việc gia tăng dân số ảnh hưởng tới sản xuất:
Các mặt hàng sản xuất ngày càng tập trung về số lượng, bỏ qua chất lượng.

III. Dân cư và lao động:
2. Kết cấu dân số:
a) Đặc điểm kết cấu dân số:
Kết cấu dân số theo giới tính: (theo số liệu 2009)
Nam chiếm 47,97% dân số (3.435.734 người)
Nữ chiếm 52,03% dân số (3.727.130 người)
→ Nữ nhiều hơn nam, lao động nữ nhiều hơn lao động nam.
III. Dân cư và lao động:
2. Kết cấu dân số:
Kết cấu dân số theo độ tuổi:
44% dân số dưới 15 tuổi.
51% dân số từ 16 – 60 tuổi.
5% dân số trên 60 tuổi.
Kết cấu dân tộc: Có 32 dân tộc chung sống từ mọi miền đất nước
Người Kinh khoảng 6.699.124 người, chiếm 93,52%.
Người Hoa với 414.045 người chiếm 5,78%.
Các dân tộc khác chiếm 0,7%.

III. Dân cư và lao động:
2. Kết cấu dân số:
Kết cấu dân số theo lao động: (theo số liệu 1999)
Số người trong độ tuổi lao động thường trú 2.971.353 người, trong đó số người mất sức lao động là 127.339 người.
Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 6,13% (2003) và 6% (2004)
III. Dân cư và lao động:
2. Kết cấu dân số:
Số người lao động đang làm việc là 2336000 người (2002).
Số người được giới thiệu việc làm trong năm là 211000 người (2003)-8000 người (2004).
→ Thành phố Hồ Chí Minh có nguồn dự trữ lao động rất lớn.
III. Dân cư và lao động:
2. Kết cấu dân số:
b) Ảnh hưởng của kết cấu dân số tới phát triển kinh tế - xã hội:
Môi trường sống không được bảo đảm (việc làm, nơi ở, thức ăn, v.v…).
Cơ sở hạ tầng thiếu, phân bố không hợp lí (Vd: các quận 3, 4, 5 hay 10, 11 có mật độ lên tới trên 40.000 người/km² thì các quận 2, 9, 12 chỉ khoảng 2.000 tới 6.000 người/km²).
III. Dân cư và lao động:
2. Phân bố dân cư:
Mật độ dân số: 2920 người/km2 (2004) tăng 21,4% so với mật độ dân số thành phố năm 1999. Trung bình từ 1999-2004 tốc độ tăng dân số bình quân tại thành phố là: 3,6%.
Phân bố dân cư: ở thành phố Hồ Chí Minh không đều. (Ở thành thị: 4661000 người. Ở nông thôn: 969000 người.)
III. Dân cư và lao động:
2. Phân bố dân cư:
Những biến động trong phân bố dân cư:
Trước chiến tranh do chính sách bình định nông thôn dồn dân về các đô thị lớn dẫn đến tình trạng quần cư quá bất hợp lý như hiện nay.
Công trình đô thị thiếu (cơ sở y tế, trường học, bệnh viện).
Ô nhiễm môi trường sống, thiếu nước ngọt.
Các loại hình cư trú chính:
Thường trú
Tạm trú
III. Dân cư và lao động:
4. Tình hình phát triển văn hóa, giáo dục, y tế:
a) Hoạt động văn hóa truyền thống: tổ chức các ngày lễ hội kỉ niệm, chào mừng những ngày lễ lớn.
III. Dân cư và lao động:
4. Tình hình phát triển văn hóa, giáo dục, y tế:
b) Giáo dục:
Sở giáo dục thành phố Hồ Chí Minh quản lí các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non tới phổ thông.
Mầm non: 638 trường
Tiểu học: 467 trường
Trung học cơ sở: 239 trường
Trung học phổ thông: 81 trường
THCS và THPT: 55 trường
III. Dân cư và lao động:
4. Tình hình phát triển văn hóa, giáo dục, y tế:
Từ 1994, Thành phố Hồ Chí Minh
20 trung tâm xóa mù chữ
139 trung tâm tin học, ngoại ngữ
12 cơ sở giáo dục đặc biệt.
40 trường quốc tế do các lãnh sự quán, công ty giáo dục đầu tư
 Tổng cộng 1.308 cơ sở giáo dục của thành phố có 1.169 cơ sở công lập và bán công, còn lại là các cơ sở dân lập, tư thục
Một số trường trung học và đại học nổi tiếng của thành phố Hồ Chí Minh
III. Dân cư và lao động:
4. Tình hình phát triển văn hóa, giáo dục, y tế:
Trên địa bàn thành phố có trên 80 trường đại học, trong đó chỉ có 2 trường đại học công lập do thành phố quản lý.
Thành phố Hồ Chí Minh cũng là trung tâm giáo dục bậc đại học lớn bậc nhất, cùng với Hà Nội. Với năm đại học thành viên. Nhiều đại học lớn khác của thành phố như Đại học Kiến Trúc, Đại học Y Dược, Đại học Kinh Tế… đều là các đại học quan trọng của Việt Nam.
III. Dân cư và lao động:
4. Tình hình phát triển văn hóa, giáo dục, y tế:
c) Y tế:
Thành phố Hồ Chí Minh, với dân số đông, mật độ cao trong nội thành, cộng thêm một lượng lớn dân vãng lai, đã phát sinh nhu cầu lớn về y tế và chăm sóc sức khỏe.
Những bệnh truyền nhiễm phổ biến ở các nước đang phát triển như sốt xuất huyết, tả, thương hàn... hay các bệnh của những quốc gia công nghiệp phát triển, như tăng huyết áp, ung thư,... đều xuất hiện ở Thành phố Hồ Chí Minh.
III. Dân cư và lao động:
4. Tình hình phát triển văn hóa, giáo dục, y tế:
Vào năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh có 21.780 nhân viên y tế, trong đó có 3.399 bác sĩ.
Tỉ lệ bác sĩ đạt 5.45 trên 10 nghìn dân, giảm so với con số 7.31 của năm 2002.
Toàn thành phố có 19.442 giường bệnh, 56 bệnh viện, 317 trạm y tế và 5 nhà hộ sinh.
Thế nhưng mạng lưới bệnh viện chưa được phân bổ hợp lý, tập trung chủ yếu trong nội ô.
III. Dân cư và lao động:
4. Tình hình phát triển văn hóa, giáo dục, y tế:
Bù lại, hệ thống y tế cộng đồng tương đối hoàn chỉnh, tất cả các xã, phường đều có trạm y tế.
Bên cạnh hệ thống nhà nước, thành phố cũng có 2.303 cơ sở y tế tư nhân và 1.472 cơ sở dược tư nhân.
Sở Y tế thành phố hiện nay quản lý 8 bệnh viện đa khoa và 20 bệnh viện chuyên khoa. Nhiều bệnh viện của thành phố đã liên doanh với nước ngoài để tăng chất lượng phục vụ.
IV. Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam.
Thành phố chiếm 0,6% diện tích và 8,34% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,2% tổng sản phẩm, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài.
Vào năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh có 4.344.000 lao động, trong đó 139 nghìn người ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn đang tham gia làm việc.

IV. Kinh tế
Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người ở thành phố đạt 2.800 USD/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước, 1168 USD/năm.
Tổng GDP cả năm 2010 đạt 418.053 tỷ đồng (tính theo gía thực tế khoảng 20,902 tỷ USD), tốc độ tăng trưởng đạt 11.8%.

IV. Kinh tế
Tuy vậy, nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Toàn thành phố chỉ có 10% cơ sở công nghiệp có trình độ công nghệ hiện đại.
Cơ sở hạ tầng của thành phố lạc hậu, quá tải.
Chỉ giá tiêu dùng cao
Tệ nạn xã hội, hành chính phức tạp...
Ngành công nghiệp thành phố hiện đang hướng tới các lĩnh vực cao, đem lại hiệu quả kinh tế hơn.
Cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Gia Bảo
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)