Bài 42. Địa lí tỉnh (thành phố) (tiếp theo)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thúy Hằng | Ngày 28/04/2019 | 41

Chia sẻ tài liệu: Bài 42. Địa lí tỉnh (thành phố) (tiếp theo) thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

14°42`10 B
13°39`10
108°27` Đ
109°21` Đ
Nêu đặc điểm vị trí địa lí của tỉnh Bình Định. Vị trí đó có ý nghĩa gì đối với phát triển KT-XH của tỉnh?
Bài 42:
ĐỊA LÍ TỈNH BÌNH ĐỊNH
III. Dân cư, lao động:
1. Gia tăng dân số:
   Biểu: Dân tộc và dân số tỉnh Bình Định.
(Nguồn: Số liệu tổng điều tra dân số tỉnh Bình Định ngày 01/4/1999).
 
Bảng: Dân tộc và dân số tỉnh Bình Định.
Bài 42:
ĐỊA LÍ TỈNH BÌNH ĐỊNH
III. Dân cư, lao động:
1. Gia tăng dân số:
- Số dân: 1.485.943 người (1/4/2009)
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên: 1,42%, thuộc loại cao so với cả nước nhưng có xu hướng giảm.
Dân số ổn định tạo thuận lợi cho phát triển
KT-XH và nâng cao chất lượng cuộc sống
nhân dân.
2. Kết cấu dân số:
- Theo giới: nữ (51,3%); nam (48,7%)
- Theo độ tuổi: có 50,8% người trong độ tuổi lao động. (2005)
- Nghề nghiệp: có 77% lao động trong nông nghiệp; 7% lao động trong công nghiệp; 16% lao động trong dịch vụ.
- Dân tộc: có 98% người Kinh; 2% dân tộc thiểu số (Ba Na, Hrê, Chăm…)
Dân số hiện nay khoảng 1,5 triệu người, trong đó người trong độ tuổi lao động chiếm trên 55%.
   Bình Định gồm 1 thành phố tỉnh lỵ Quy Nhơn, 1 thị xã An Nhơn và 9 huyện (Hoài Nhơn, Tuy Phước, Tây Sơn, Phù Mỹ, Phù Cát, An Lão, Hoài Ân, Vĩnh Thạnh, Vân Canh), trong đó có 3 huyện miền núi.
Thành phố Quy Nhơn là đô thị loại 1, diện tích 284,28km2, dân số trên 284.000 người; được Chính phủ xác định là đô thị trung tâm phía nam của Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, cùng với Đà Nẵng và Huế là những trung tâm thương mại, dịch vụ và giao dịch quốc tế của cả khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. 
(*) Huyện miền núi
 
Người Ba-na còn có các tên gọi Tơ-lô, Giơ-lâng, (Y-lăng), Rơ-ngao, (Krem), Roh, Kon Kđẹ, A la công, Kpăng công, Bơ-mâm. Tiếng Ba-na thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer.
Người Ba-na sống chủ yếu nhờ trồng rẫy. Rẫy cung cấp không chỉ lúa gạo, mà cả các loại lương thực khác, cũng như hoa màu, rau xanh, gia vị, mía, nhiều thứ quả cây và cả bông lấy sợi dệt vải. Cùng với trồng trọt, từng gia đình thường có nuôi trâu, bò, dê, lợn, gà. Chó là con vật được yêu qúi và không bị giết thịt. Hầu như mỗi làng đều có lò rèn. Một số nơi biết làm đồ gốm đơn sơ, phụ nữ dệt vải tự túc đồ mặc trong gia đình. Đàn ông đan đó, lưới, các loại gùi, giỏ, mủng... Việc mua bán thường dùng vật đổi vật, xác định bằng giá trị con gà, lưỡi rìu, gùi thóc, con lợn hay nồi đồng, ché, chiêng, cồng, trâu v.v...
Nét đẹp trong trang phục người H`re
Biểu : Mật độ dân số giữa các vùng của tỉnh Bình Định.


Bảng : Mật độ dân số giữa các vùng của tỉnh Bình Định.
3. Phân bố dân cư:
Mật độ dân số cao hơn mức TB cả nước
( 267người/km2)
- Dân cư phân bố không đồng đều:
+ Dân cư đông đúc ở: Qui Nhơn, Tuy Phước, Hoài Nhơn, An Nhơn….
+ Dân cư thưa thớt ở: Vân Canh, An Lão, Vĩnh Thạnh…
- Có 2 loại hình quần cư:
+ Quần cư đô thị ở các thành phố, thị trấn, phường…
+ Quần cư nông thôn.
4. Tình hình phát triển văn hoá, giáo dục, y tế:
-Có nhiều loại hình văn hoá dân gian: Hát Tuồng, Hô Bài Chòi, Hò Bá Chạo….; nhiều lễ hội: Đâm Trâu; Cầu ngư, Đống Đa…..
-Trong nhiều năm qua tình hình giáo dục, y tế ở địa phương phát triển mạnh mẽ.
Hằng năm vào ngày mùng 4 và mùng 5 tết âm lịch người dân Bình Định và Du khách cả nước lại náo nức du xuân lễ hội tết Đống Đa tại Bảo tàng Quang Trung, thị trấn Phú Phong - Tây Sơn - Bình Định để tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng các thủ lĩnh của phong trào Tây Sơn, đặc biệt là người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ và kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, đánh thắng 29 vạn quân Thanh xâm lược.

Hội tết Đống Đa – Tây Sơn – Bình Định là một trong những lễ hội lớn nhất cả nước những ngày đầu xuân. Lễ hội được tổ chức trọng thể, hoành tráng từ ngày mùng 4 đến ngày mùng 5 tháng giêng âm lịch. Ngoài nghi lễ truyền thống, lễ hội còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa dân gian như biểu diễn võ thuật Tây Sơn, trống trận Tây Sơn, đua thuyền, trò chơi dân gian, hát tuồng... diễn lại trận đánh lịch sử với những y phục, voi trận như ngày xưa vua Quang Trung ra trận... thu hút đông đảo khách nước ngoài, nhân dân cả nước và đặc biệt là người dân đất võ tham dự.   
Cây me có tuổi đời hơn 200 năm, cao 24m, đường kính thân cây 1,2m, tán rộng che phủ 600m2; do thân sinh ba anh em Tây Sơn (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ) - cụ Hồ Phi Phúc trồng trong vườn nhà.
Cây me cổ thụ nhà Tây Sơn trở thành `Cây di sản VN`. 
Lễ hội đâm trâu
Lễ hội đâm trâu thể hiện sự huyền bí, tinh thần thượng võ, khát vọng về sức mạnh và sự thịnh vượng đã được biểu hiện rõ nét trong lễ hội này. Đối với người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, con trâu là biểu tượng cho sự thịnh vượng và sức mạnh trong cộng đồng. Vì vậy, trâu thường được người đồng bào dân tộc sử dụng làm vật tế thần linh.
Đâm trâu là lễ tế thần quan trọng nhất trong tất cả các buổi lễ tế của người Tây Nguyên. Lễ được tổ chức vào các dịp như Mừng chiến thắng; Tạ lễ; Cầu an; khánh thành nhà rông của làng… thể hiện niềm kiêu hãnh, tự tin của cộng đồng và nhằm xua đuổi tà thần đến quấy nhiễu dân làng.
Phần lớn lễ Đâm trâu là sinh hoạt của cộng đồng buôn làng. Xưa kia, các gia đình giàu có cũng tổ chức lễ Đâm trâu nhằm thể hiện sự giàu có và thanh thế. Đâm trâu là lễ hội độc đáo, thể hiện sự đặc sắc trong văn hóa của cộng đồng các dân tộc thiểu số Tây Nguyên
Lễ hội Bài chòi Bình Định diễn ra tại khuôn viên tại Nhà hát Kim Mã – Hà Nội.
Bộ thẻ bài dùng chơi Bài chòi.
Bài chòi là thú chơi khá phổ biến của người dân các tỉnh miền Trung từ Quảng Nam, Quảng Ngãi đến Bình Định, Phú Yên… mỗi dịp đầu xuân hoặc hội hè, đình đám, lễ lạc... nhưng có một thời gian dài, loại hình văn hoá này chỉ còn là hoài niệm đẹp về thời xưa cũ. 
 Hát bội là môn nghệ thuật đi sâu vào lòng dân Bình định nói riêng và cho cả miền Trung nói chung từ Quảng trị đến Phan rang vào những năm 1975 trở về. Ở Bình định thường có câu ca dao nói rõ sự đam mê của người dân về môn hát bội:
Hát bội hành tội người ta
Ðàn ông bỏ vợ, đàn bà bỏ con

Tháp Dương Long (Tây Sơn)
Vùng đất Bình Định nổi tiếng với hệ thống tháp Chăm có tuổi thọ ngót 1.000 năm mang kiến trúc nghệ thuật độc đáo và đẹp đến ngỡ ngàng. Bình Định có 8 cụm di tích với 14 tháp trải trên ba huyện và một thành phố: Tây Sơn, An Nhơn, Tuy Phước và Quy Nhơn.
Tháp Cánh Tiên (An Nhơn)
Tháp Bánh Ít (Tuy Phước)
Cầu Đôi liền với Tháp Đôi
Quanh năm quấn quýt như tôi với nàng
Lễ hội cầu ngư truyền thống ở xã Nhơn Hải (Tp. Quy Nhơn) được tổ chức với những nghi thức truyền thống như: Nghinh thần nhập điện, Tế lễ xuân – thu nhị kỳ, cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa và ngư dân được mùa đánh bắt thủy, hải sản. Trong số các lễ hội cầu ngư ở các làng biển Bình Định, đây là lễ hội bài bản, hoành tráng và đặc sắc bậc nhất.
Thành Hoàng Đế: Hiện nay di tích của thành thuộc địa phận thị trấn Đập Đá và xã Nhơn Hậu huyện An Nhơn. Thành Hoàng Đế được triều đại Tây Sơn xây dựng vào năm 1775 trên cơ sở thành Đồ Bàn của Vương quốc Chămpa để lại và được chính thức gọi tên là Thành Hoàng Đế từ năm 1778
Thành Tà Cơn cũng có những cây nuốt đền như ở Angkor
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thúy Hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)