Bài 42. Địa lí tỉnh (thành phố) (tiếp theo)

Chia sẻ bởi Phạm Hùng Thái | Ngày 28/04/2019 | 49

Chia sẻ tài liệu: Bài 42. Địa lí tỉnh (thành phố) (tiếp theo) thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG
BÀI 42: ĐỊA LÝ TỈNH LÂM ĐỒNG (Phần dân cư và lao động)
1. GIA TĂNG DÂN SỐ
Số dân năm 2014 là 1.262.165 người
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số năm 2013là 1,08%
Gia tăng cơ giới: Trước đây là vùng đất nhập cư.
2. KẾT CẤU DÂN SỐ
Đặc điểm kết cấu dân số:
Theo giới tính : Tỉ lệ nam nhiều hơn tỉ lệ nữ. Năm 2013 : 100,2 ( đơn vị tính : số nam/100nữ)
Theo độ tuổi:
Tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi: 28,35% năm 2012.
tỷ trọng dân số của nhóm 15-64 tuổi (là nhóm chủ lực của lực lượng lao động): 66,61%
Nhóm dân số từ 65 tuổi trở lên: 5,04%

Theo lao động:
nhóm dân số trẻ (dưới 15 tuổi) : 28.35%
nhóm dân số trong độ tuổi lao động : 66.61%
Nhóm dân số già (65 tuổi trở lên) :5.04%
Kết cấu dân tộc:
có 43 dân tộc
dân tộc kinh là đông nhất với 901.316 người
có 12 Tôn giáo khác nhau


3. PHÂN BỐ DÂN CƯ
Mật độ dân số : 128 người/km2
Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, trên địa bàn toàn tỉnh có 43 dân tộc cùng 18 người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc kinh là đông nhất với 901.316 người, xếp ở vị trí thứ hai là người Cơ Ho với 145.665 người, người Mạ đứng ở vị trí thứ 3 với 31.869 người, thứ 4 là người Nùng với 24.526 người, người Tày có 20.301 người, Chu Ru có 18.631 người, người Hoa có 14.929 người, Mnông có 9.099 người, người Tháicó 5.277 người, người Mường có 4.445 người cùng các dân tộc ít người khác như Mông với 2.894 người, Dao với 2.423 người, Khơ Me với 1.098 người...ít nhất là Lô Lô, Cơ Lao và Cống mỗi dân tộc chỉ có duy nhất 1 người.
Lâm Đồng là vùng đất mới có sức thu hút dân cư trong cả nước đến lập nghiệp, quần thể dân cư ở đây chưa ổn định và liên tục biến động, hiện tượng di dân tự do trong những năm qua từ các tỉnh khác nhau trong cả nước hội tụ về Lâm Đồng tuy có giảm nhưng vẫn còn lớn, bình quân hàng năm thời kỳ 2001-2005 có khoảng 5.000 người di cư tự do vào Lâm Đồng.

Có nguồn nhập cư cao từ các vùng khác và có tỉ lệ gia tăng tự nhiên khá cao nên lực lượng lao động khá dồi dào , là tỉnh có kết cấu gồm nhiều thành phần dân tộc trong cả nước đã tạo ra sự phong phú , đa dạng trong văn hóa , phong tục và kinh nghiệm sản xuất. Đa số dân cư cư trú ở nông thôn nên thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp với các sản phẩm chuyên canh năng suất cao.
Thuận lợi
Tỉ suất gia tăng tự nhiên còn cao , ý thức về dân số của một bộ phận dân cư chưa cao , tạo sức ép về vấn đề dân số nhất là ở cộng đồng các dân tộc vùng sâu xa ảnh hưởng tới việc xóa đói giảm nghèo và các vấn đề về bảo vệ môi trường , cảnh quan thiên nhiên, tình trạng di dân tự do cũng gây không ít khó khăn trong vấn đề quản lí lao động , nâng cao chất lượng và năng suất lao động .
Khó khăn:
4.TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA - GIÁO DỤC
Văn hóa dân gian:
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên  (DI SảN VĂN HÓA PHI VậT THể)
Lễ hội cồng chiêng: được tổ chức luân phiên hàng năm.
Hội đua voi ở Buôn Đôn: thường được tổ chức vào tháng 3 các năm lẻ.
Hội Xuân Tây Nguyên: kéo dài từ tháng 1 đến tháng 3 ở các buôn làng ở Tây Nguyên.
Văn hóa-xã hội:
Lâm Đồng là một vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời với sự góp mặt của trên 43 cộng đồng nhiều dân tộc. Nơi đây còn lưu giữ nhiều dấu tích văn hoá, lịch sử của các dân tộc. Đó là những công cụ lao động, dụng cụ gia đình, đồ trang sức cá nhân… Bảo tàng Lâm Đồng hiện nay lưu giữ hơn 15.000 hiện vật với nhiều sưu tập hiện vật độc đáo và quý hiếm. 
Văn học dân gian của Lâm Đồng khá phong phú, nghệ thuật ở Lâm Đồng được hình thành trên nền văn hoá Việt với những nét đặc sắc được thể hiện qua những phong tục, tập quán văn hoá của các dân tộc thiểu số bản địa. Sự phối hợp giữa các yếu tố văn hoá này với nhau tạo thành nét riêng cho văn hoá Lâm Đồng nói chung và nghệ thuật nói riêng.
Lễ hội tại Lâm Đồng cũng rất phong phú, các lễ hội lớn gồm Festival Hoa Đà Lạt, Lễ hội văn hoá trà được tổ chức hai năm một lần và rất nhiều lễ hội văn hóa dân tộc ở Lâm Đồng được tổ chức mỗi năm như Lễ hội Kồng Chiêng, Lễ hội đâm trâu, Lễ cúng thần suối, Lễ cúng thần bơmung, lễ cúng cơm mới…
Giáo dục đào tạo
Ngoài hệ thống giáo dục phổ thông, Đà Lạt - Lâm Đồng hiện có đủ các loại hình đào tạo trên cơ sở của 2 trường đại học, 5 trường cao đẳng, 5 trường trung cấp và trên 50 cơ sở dạy nghề thu hút học sinh, sinh viên của mọi miền đất nước về học tập, nghiên cứu.
Tính đến thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng có 459 trường học ở cấp phổ trong đó có
+ Trung học phổ thông có 37 trường
+ Trung học cơ sở có 133 trường
+ Tiểu học có 251 trường, trung học có 22 trường, có 16 trường phổ thông cơ sở.
+ có 200 trường mẫu giáo.
+Tỉnh có 3 trường đại học là Đại Học Đà Lạt, Đại học Yersin và Đại học Kiến Trúc TP Hồ Chí Minh cơ sở tại Đà Lạt. 
Với hệ thống trường học như thế, nền giáo dục trong địa bàn Tỉnh Lâm Đồng cũng tương đối hoàn chỉnh, góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh.
Trường Cao Đẳng Sư Phạm Đà Lạt
Trường Đại Học Đà Lạt
Tình hình học sinh các cấp phổ thông: đầu năm học 2014-2015 toàn tỉnh 244.995 học sinh, giảm 0,06% so năm học trước (tiểu học: 116.722  học sinh, tăng 2,01%; trung học cơ sở: 84.660  học sinh, giảm 1,44%; trung học phổ thông: 43.613 học sinh, giảm 2,67% so năm học trước). Trong đó, công lập có 242.375 em, chiếm 98,93% (tiểu học: 99,43%, trung học cơ sở: 99,60%, trung học phổ thông: 96,26%); dân lập có 1.382 em, chiếm 0,56%; tư thục có 1.238 em, chiếm 0,51% tổng số học sinh. Trong tổng số 67.053 học sinh tuyển mới, có 2.330 học sinh lưu ban, 77 học sinh hòa nhập và 1.649 học sinh bỏ học năm học trước.
Y tế:
Theo thống kê về y tế năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng có :
-187 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế.
-Trong đó có 14 Bệnh Viện, 22 phòng khám đa khoa khu vực
- 148 Trạm y tế phường xã, 1 bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng, với 3015 giường bệnh và 582 bác sĩ, 596 y sĩ, 859 y tá và khoảng 483 nữ hộ sinh]
Công tác khám chữa bệnh: từ đầu năm đến nay đã khám bệnh cho 3.069.938 lượt bệnh nhân, đạt 105,8% kế hoạch năm; tổng số ngày điều trị nội trú đạt 110,9% kế hoạch năm; công suất sử dụng giường bệnh chung toàn tỉnh đạt 111,9% kế hoạch năm. Số bệnh nhân điều trị ngoại trú là 62.100 lượt bệnh nhân, đạt 104% kế hoạch năm. Hỗ trợ cho 1.725 lượt bệnh nhân mắc các bệnh hiểm nghèo trên địa bàn tỉnh với tổng kinh phí 4.069,1 triệu đồng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Hùng Thái
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)