Bài 41. Địa lí tỉnh (thành phổ)

Chia sẻ bởi Lê Hoài Tân | Ngày 29/04/2019 | 47

Chia sẻ tài liệu: Bài 41. Địa lí tỉnh (thành phổ) thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

ĐỊA LÍ QUẢNG TRỊ
CHỦ ĐỀ
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
MỌI CHI TIẾT CÓ THỂ LIÊN HỆ TẠI WEBSITE
: WWW.QUANGTRIPOTARL.COM.VN
Quảng Trị là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ có địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt và nhiều dạng địa hình phức tạp khác nhau. Tỉnh được chính thức tái lập vào ngày 1-7-1989 (sau khi tách ra khỏi Bình Trị Thiên)…
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
Cực Bắc:17010’ vĩ Bắc ( Vĩnh Thái - Vĩnh Linh)
Cực Đông:107023’58’’ kinh Đông ( Hải Khê - Hải Lăng)
Cực Nam: 16018’ vĩ Bắc (A Ngo – Đakrong)
Cực Tây: 106028’55’’ kinh Đông ( Hướng Lập - Hướng Hoá)
- Toạ độ địa lí:
Với tọa độ địa lý này, Quảng Trị được tạo nên bởi một không gian lãnh thổ mang sắc thái khí hậu nhiệt đới ẩm, điển hình của vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu và chịu ảnh hưởng rất lớn của biển Đông. Cách thủ đô Hà Nội 582 km về phía Bắc, thành phố Hồ Chí Minh 1.121 km về phía Nam… Phía bắc Quảng Trị giáp huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), phía nam giáp hai huyện A Lươí, Phong điền (Thừa Thiên - Huế), phía tây giáp tỉnh Savanakhet (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào), với chiều dài biên giới chung với Lào là 208 km, được phân chia bởi dãy Trường Sơn hùng vĩ. Phía đông giáp biển đông với chiều dài bờ biển 86 km và được án ngữ bởi đảo Cồn Cỏ,đảo Cồn Cỏ cách bờ biển (Mũi Lay) 25 km, diện tích khoảng 4 km2. Chiều ngang trung bình của tỉnh 63,9 km, (chiều ngang rộng nhất 75,4 km, chiều ngang hẹp nhất 52,5 km)..
Tuy với một diện tích không rộng, người không đông nhưng do nằm ở vị trí chiến lược quan trọng nên Quảng Trị đã và đang giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo vệ và khai thác biển Đông, giao lưu giữa hai miền Bắc - Nam của đất nước cũng như lưu thông thuận lợi với các nước phía tây bán đảo Đông dương, các nước khác trong khu vực Đông Nam Á và thế giới qua Lao Bảo - hành lang quốc lộ số 9 ra cảng Cửa Việt.
- Giới hạn lãnh thổ
Địa hình Quảng trị nghiêng từ Tây sang Đông; chia thành 2 miền vùng: đồi núi và đồng bằng. Địa hình bị chia cắt mạnh bởi nhiều đồi núi, sông suối và đầm phá dày đặc. Đồng bằng ven biển nhỏ hẹp lại bị phân hoá thành các vùng trũng theo các lưu vực sông Mỹ Chánh, Thạch Hãn, sông Hiếu và sông Bến Hải. Phía Tây là vùng núi, sườn dốc, lộ đá gốc nhọn, lượn sóng; phía Đông thì địa hình toàn bãi cát và cồn cát; địa hình đồng bằng cấu tạo bởi phù sa, ở giữa lại thấp và rất dễ dàng bị ngập úng vào mùa mưa lũ
II. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN:
1. Địa hình
Quảng Trị nằm trọn vẹn trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa và là vùng chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu Bắc – Nam, có sự phân hoá địa hình từ Tây sang Đông, chịu ảnh hưởng mạnh của gió Tây Nam. Vì vậy, mùa hè ở Quảng Trị khô nóng, ít mưa và dễ xảy ra hạn hán. Mùa thu và mùa đông do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc tạo ra mùa mưa ẩm, mùa mưa thường đến chậm và ngắn do ảnh hưởng của miền khí hậu Đông Trường Sơn. Quảng trị thường có bão lớn vào tháng 7 đến tháng 12.
2. KHÍ HẬU:

 Thiên tai
Mật độ sông ngòi trung bình 0,8-1km/km2 đặc biệt ở vùng núi và đồi cao có mật độ sông ngòi dày đặc. Hầu hết sông ngòi đều dốc, ngắn và chảy từ Tây sang Đông, chiều dài trên dưới 100km, vùng núi lòng sông thường hẹp và nhiều thác ghềnh. Quảng Trị có 12 con sông lớn tập trung thành 3 hệ thống sông chính là: sông Bến Hải (dài 150km), sông Thạch Hãn (dài 155km) và sông Ô Lâu (dài 65km) với tổng diện tích lưu vực 4369km2, lưu lượng nước hàng năm đạt 9 tỷ km3.
3. Mạng lưới sông ngòi, hồ đầm, nước ngầm
a. Sông ngòi
3 con sông lớn
b. Hồ đầm
Hồ đầm ở Quảng Trị xưa là những vùng biển ven bờ, qua quá trình bồi tụ của sông biển và hiện tượng cát bay, cát lấp ngày nay đã trở thành đầm kính và đầm bị ngọt hoá. Một số hồ đầm có giá trị kinh tế cao như: Bàu Thuỷ Ứ (Vĩnh Linh), Bàu Mai Xá (Gio Linh), Bàu Đá, Mai Lộc (Cam Lộ), Mỏ Vịt (Triệu Phong), Trà Trì, Trà Lộc, Lam Thuỷ (Hải Lăng). Ngoài ra còn có các hồ thuộc hệ thống thuỷ lợi như: hệ thống hồ Thạch Hãn, hồ Trúc Kinh, hồ Kinh Môn, hồ La Ngà, hồ Hà Thượng, hồ Tân Độ…
c. Nước ngầm
Quảng Trị của nguồn nước ngầm khá dồi dào. Ở vùng núi, nước ngầm có độ sâu dưới 3,5m. Vùng đồng bằng và vùng cát nội đồng ven biển nước ngầm thường bị phèn và nhiễm mặn. Vùng đất bazan ở Gio Linh, Vĩnh Linh, Cam Lộ trữ lượng nước ngầm rất cao, chất lượng tốt, các cồn cát ven biển có trữ lượng nước ngầm rất cao, nằm gần mặt đất lại không bị nhiễm mặn.

4. Đất : có 2 loại
Đất phù sa: Đồng bằng
Đất fêlarít và đất bazan:trumh du và miền núi
5. Khoáng sản:
Sắt: 1 tỷ tấn: Vĩnh linh. Cam Lộ
Pi rít: Vĩnh Linh.
Than bùn: Do Linh
Ty tan: Vĩnh Linh
Nước khoáng: Tân Lâm. ĐaKaRông
6. Sinh vật:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Hoài Tân
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)