Bài 41. Địa lí tỉnh (thành phổ)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hải Lâm | Ngày 28/04/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: Bài 41. Địa lí tỉnh (thành phổ) thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

Tiết 48.Bài 47: ĐỊA LÍ TỈNH QUẢNG TRỊ
III.DÂN CƯ VÀ LAO ĐỘNG.
1,Dân số và sự gia tăng dân số.
Dân số: 630.784 người (năm 2007)->có quy mô dân số nhỏ nhất trong 6 tỉnh thành vùng Bắc Trung Bộ.
Tỉ lệ tăng gia tăng tự nhiên: 1,048%, đang có xu hướng giảm dần.
Bình quân mỗi năm tăng thêm khoảng 5.000-6.000 người.
*Nguyên nhân dẫn đến biến động dân số:
-Hậu quả của chiến tranh.
-Tư tưởng lạc hậu, ý thức của người dân chưa cao.
2. Kết cấu dân số.
Kết cấu dân số theo giới tính.
-Nam chiếm khoảng 50,6% dân số.
-Nữ chiếm khoảng 49,4% dân số.
b.Kết cấu theo độ tuổi.
-Từ 0-59 tuổi chiếm khoảng 90,9%,
- Dưới 15 tuổi chiếm 37,9%,
- Đây là lực lượng lao động dự trữ dồi dào của tỉnh.
->Dân số trẻ.
-.>
c.Kết cấu theo dân tộc.
-Người Kinh chiếm đại đa số (92,4% dân số).
-Các dân tộc ít người chủ yếu tập trung ở Hướng Hóa và Đa Krông, đông nhất  là dân tộc Bru- Vân Kiều (6,4%) và Pa Cô (1,2%).
d.Kết cấu theo lao động.
-Số người trong độ tuổi lao động (năm 1999) là 293 nghìn người, chiếm 51% dân số, bình quân mổi năm tăng 3%.
e.Kết cấu dân số theo nghề nghiệp.
-Lao động trong nông, lâm, ngư ngiệp chiếm 79,1%. Số còn lại (20,9%) lao động trong công nghiêp – xây dựng và dịch vụ
- Trung bình cứ 100 lao động đang làm việc trong nền kinh tế mới có 10,9 người được đào tạo, từ công nhân kĩ thuật tới trên đại học. Tỉ lệ này còn thấp so với nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh, thấp so với mức trung bình của miền trung và cả nước (tương ứng là 11,2% và 23,3%).
=>Tỉnh còn rất nhiều đội ngũ công nhân kĩ thuật và lao động có tay nghề cao.
3.Phân bố dân cư.
- Mật độ dân số toàn tỉnh là 133 người/km2
- Dân cư tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng ven biển, miền núi thưa thớt.
=>ảnh hưởng tới việc xây dựng các công trình hạ tầng về giao thông, điện, nước, thủy lợi, trường học, trạm y tế v.v. phục vụ sản xuất và dân sinh ở những vùng có địa hình núi cao, chia cắt, thưa dân.
4.Tình hình văn hoá,y tế,giáo dục.
-Văn hoá:
+ Là nơi lưu giữ nhiều phong tục như ma chay, cưới xin, giỗ chạp, hết sức đa dạng. Các dân tộc thiểu số có nhiều truyện cổ truyền miệng, hát đối giao duyên và các nhạc cụ như Cồng, Chiêng, Đàn Aman, Nhị, Trống, Sáo…
- Giaó giục.

+Xây dựng thêm 20 trường học các cấp.
- Trong tỉnh có 1 trường trung học chuyên nghiệp, 1 trường cao đẳng sư phạm và 1 trường đào tạo công nhân kĩ thuật.
-Y tế:

+ Đến năm 1999 đã có 128/136 xã, phường có trạm y tế, 14,7% số xã có bác sĩ phục vụ.
+ Bình quân 1 vạn dân có 4,6 bác sĩ và 25,3 giường bệnh.
IV.KINH TẾ.
1. Đặc điểm chung.
- Đạt được nhiều thành tựu đáng kể trên mọi lĩnh vực:
Qui mô nền kinh tế không ngừng được mở rộng
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ.
Nền kinh tế đang từng bước phát huy các thế mạnh về phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch; công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ điện, khai khoáng; trồng cây công nghiệp dài ngày; trồng rừng nguyên liệu; khai thác và nuôi trồng thủy sản; mở rộng giao lưu kinh tế với trong nước và nước ngoài v.v.
- 1996-2000. Tăng trưởng kinh tế chung toàn nền kinh tế đạt bình quân 8,6%/năm, trong đó công nghiệp- xây dựng tăng 17,3%/năm, khu vực nông nghiệp tăng 8,6%/năm, dịch vụ tăng 6,2%.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hải Lâm
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)