Bài 41. Địa lí tỉnh (thành phổ)

Chia sẻ bởi Trương Đăng Ngô | Ngày 28/04/2019 | 36

Chia sẻ tài liệu: Bài 41. Địa lí tỉnh (thành phổ) thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

PHẦN V: ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG
BÀI 41. ĐỊA LÝ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
I/. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI LÃNH THỔ VÀ SỰ PHÂN CHIA HÀNH CHÍNH
1/. Vị trí địa lí :
- Nằm trung độ của cả nước.
Hệ toạ độ từ 15055’B 16013’B,
từ 107049’ 108020’
1.1/. Phạm vi lãnh thổ:
Nằm vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
Bắc giáp: Thừa Thiên Huế
Tây Nam – Nam giáp: Quảng Nam
Đông giáp: Thềm lục địa Biển Đông.
1.2/. Ý nghĩa:
- Là cửa ngõ quan trọng của Tây Nguyên, Hạ Lào, Đông Bắc Thái Lan.
- Là trục giao thông Bắc- Nam, có cảng biển, sân bay quốc tế.
2/. Sự phân chia hành chính:
Ngày 01.01.1997 Chính phủ có quyết định chia tách Quảng Nam và Đà Nẵng thành 2 đơn vị hành chính  Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc T.Ương.
- Ngày 15.7.2003 Đà Nẵng được công nhận Đô thị loại I cấp quốc gia.
Diện tích: 1255.53 km2
- Gồm 6 quận: Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ.
- 2 Huyện: Hoà Vang,huyện đảo Hoàng Sa
II/.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN:
1/. Địa hình:
Tương đối phức tạp: 80% diện tích là đồi núi.
- Bắc: Dãy Bạch Mã (1000m, Hải Vân: 496m)
- Tây: Dãy Trường Sơn Nam ( Bà Nà: 1487m)
- Nam: Ngũ Hành Sơn núi đá vôi tạo cảnh quan đẹp.
- Đông Bắc: Bán đảo Sơn Trà cao 693m.
- Vịnh Đà Nẵng kín gió thuận lợi tàu bè trú ẩn, xây dựng cảng.
- Đồng bằng hẹp ven sông Cu Đê, sông Hàn, sông Cẩm Lệ và dải cát trắng ven biển.
2/. Khí hậu:
- Nhiệt đới gió mùa ẩm
- Nhiệt độ trung bình năm trên 250C
Có 2 mùa: Mùa khô ( T1 T7) 
Mùa mưa (T8 T12)
- Lượng mưa phong phú:
TB năm 2504.57mm (Bà Nà > 4000mm/năm)
Độ ẩm trung bình: 83.4%
Số giờ nắng: 1969 giờ/năm
- Khí hậu:có sự thay đổi từ Tây Đông, từ Bắc Nam, có nhiều diễn biến phức tạp.
3/. Thuỷ văn (Sông ngòi):
* Sông Hàn, sông Cu Đê.
- Sông Hàn: chảy theo hướng Tây - Đông (chi lưu của sông Vĩnh Điện,Vu Gia và sông Cẩm Lệ tại Hoà Cường đổ ra biển cảng sâu Đà Nẵng).
- Sông Cu Đê : bắt nguồn từ dãy Bạch Mã, chảy theo hướng Bắc – Nam (hợp lưu của sông Bắc và sông Nam)
* Hồ: Hoà Trung
* Nguồn nước ngầm : Hoà Hải, Hoà Quý, Hoà Khánh.
4/. Thổ nhưỡng:
- Đất tự nhiên: 1255.53km2 ( Chủ yếu là đất đồi núi và đảo, trong đó có huyện đảo Hoàng Sa với diện tích 305km2)
- Trong 1255.53km2 chia theo loại đất có:
* Đất lâm nghiệp: 514.21km2
* Đất nông nghiệp : 117.22 km2
* Đất chuyên dùng (sử dụng cho CN,XD,Tlợi, Bã kho, Qsự...) 385.69 km2
* Đất chưa sử dụng, sông, núi: 207.62km2
Vẽ BĐồ: Cơ cấu diện tích đất của TP Đà Nẵng:
- Đất LN: 40.95%; NN: 9.34%; CD:30.72%; Ở: 2.45%; Chưa sử dụng:16.54%
5/. Tài nguyên sinh vật:
- Rừng chiếm 41,3%; tỉ lệ che phủ: 49,6%; trữ lượng gỗ: khoảng 3 triệu tấn; phong phú về chủng loại thực vật.
- Động vật quý hiếm: Voọc chà vá, Trỉ sao, gà lôi lam, lông vàng, Sao la,Hô Đông Dương
- Tài nguyên biển:
+ Bờ biển dài 30km, có vịnh nước sâu, các cửa biển: Liên Chiểu, Tiên Sa, thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế biển
+ Có nhiều bãi tắm đẹp: Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô. Có ý nghĩa lớn cho phát triển du lịch và nghỉ dưỡng.
+ Hải sản: Hải Sâm,Tôm Hùm, Bào Ngư, Ngọc Trai
6/. Khoáng sản:
Cát trắng ở Nam Ô, trữ lượng khoảng 5 triệu m3.
Đá Hoa Cương ở Non Nước, nhưng để bảo vệ di tích Ngũ Hành Sơn nên đã cấm khai thác.
Đá xây dựng: ở Hoà Phát, Hoà Minh, Hoà Khánh Nam - Bắc.
Cát,cuội sỏi xây dựng ở các sông Tuý Loan,Cầu đỏ,Cu Đê. Đất sét trữ lượng trên 38 triệu m3
Đặc biệt thềm lục địa có nhiều triển vọng về dầu khí.
Vật liệu san lấp: Đất đồi núi ở Hoà Phong,Hoà Sơn, Hoà Khánh Nam-Bắc.
Ôn tập học kì II
Hệ thống hoá kiến thức
Sơ đồ tiềm năng phát triển kinh tế biển
SƠ ĐỒ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NGÀNH DẦU KHÍ
* Dựa vào hình 40.1 chuyển thành bảng số liệu sản lượng tình hình khai thác, xuất khẩu dầu thô, nhập khẩu xăng dầu nước ta.( Triệu tấn)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Đăng Ngô
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)