Bài 41. Địa lí tỉnh (thành phổ)

Chia sẻ bởi Liêng Hót Ha Ba | Ngày 28/04/2019 | 48

Chia sẻ tài liệu: Bài 41. Địa lí tỉnh (thành phổ) thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

I. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH LÂM ĐỒNG
1. Lịch sử hình thành tỉnh Lâm Đồng 
- Là một tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, Lâm Đồng là tỉnh duy nhất
ở Tây Nguyên không có đường biên giới quốc tế.
- Ngày 1/11/1899 chính quyền Pháp lập tỉnh Đồng Nai thượng,
tỉnh lỵ đặt tại Di Linh. Năm 1903 bãi bỏ tỉnh Đồng Nai Thượng,
chuyển thành đại lý hành chính Di Linh, do đại diện của Công sứ Bình Thuận cai trị.
- Năm 1913 nhập đại lý Đà Lạt với đại lý Di Linh, gọi chung là đại lý Di Linh và vẫn thuộc tỉnh Bình Thuận.

- Ngày 6/1 /1916 thành lập tỉnh Lâm Viên gồm đại lý Đà Lạt mới lập lại và đại lý Di Linh, tách từ tỉnh Bình Thuận, Tỉnh lỵ đặt tại Đà Lạt. Tỉnh Lâm Viên còn được gọi là Langbiang hay Lâm Biên.

- Ngày 31/10/1920 xóa bỏ tỉnh Lâm Viên, một phần lập ra thành phố Đà Lạt, phần còn lại lập lại tỉnh Đồng Nai Thượng, tỉnh lỵ đặt tại Di Linh. Năm 1928 chuyển tỉnh lỵ tỉnh Đồng Nai Thượng về Đà Lạt
- Ngày 8/1/1941 lập lại tỉnh Lâm Viên, tỉnh lỵ đặt tại Đà Lạt.
Tỉnh lỵ tỉnh Đồng Nai Thượng chuyển về Di Linh.

- Ngày 19/ 5/ 1958 chính quyền Việt Nam Cộng Hòađổi tên tỉnhĐồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng, đồng thời tách một phầnđất sáp nhập với thành phố Đà Lạt, thành lập tỉnh Tuyên Đức.
Tỉnh Lâm Đồng gồm 2 quận Bảo Lộc (Blao) và Di Linh.
Chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam nhập tỉnh Lâm Viênvới tỉnh Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng.
Tháng 2/1976 sáp nhập tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Tuyên Đức
thành tỉnh Lâm Đồng mới.



Hiện nay,Lâm Đồng có 1 thành phố thuộc tỉnh, 1 thị xã và 10 huyện.
gồm :
Thành Phố Đà Lạt
Thị xã Bảo Lộc
Các huyện :

Lạc Dương.
Đơn Dương.
Đức Trọng.
Lâm Hà.
Đam Rông.
Bảo Lâm.
Di Linh.
Đạ Huoai.
Đạ Tẻh.
Cát Tiên.
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN :
1. Vị Trí Địa Lý
- Là một tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, Lâm Đồng là tỉnh duy nhất
ở Tây Nguyên không có đường biên giới quốc tế.

+ Địa hình chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời có các thung lũng nhỏ bằng phẳng tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về  khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật ... và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng.
+ Đặc điểm
- Phía bắc tỉnh là vùng núi cao, vùng cao nguyên Lang Bian với những đỉnh cao từ 1.300m đến hơn 2.000m như Bi Đúp (2.287m), Lang Bian (2.167m).
- Phía đông và tây núi thấp (độ cao 500 – 1.000m).
- Phía nam là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh – Bảo Lộc và bán bình nguyên.
LANGBIANG
2. Địa Hình – Đất đai
Đất đai : Ở Lâm Đồng có 8 nhóm đất :

_ Nhóm đất phù sa (fluvisols)
_ Nhóm đất glây (gleysols)
_ Nhóm đất mới biến đổi (cambisols)
_ Nhóm đất đen (luvisols)
_ Nhóm đất đỏ bazan (ferralsols)
_ Nhóm đất xám (acrisols)
_ Nhóm đất mùn alit trên núi cao(alisol)
_ Nhóm đất xói mòn mạnh (leptosols)

+ Chất lượng đất đai của Lâm Đồng rất tốt, khá màu mỡ, toàn tỉnh có khoảng 255.400 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp,rau, hoa, thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cà phê, chè, dâu tằm.
Trong diện tích đất lâm nghiệp, đất có rừng chiếm 60%, còn lại là đất trồng đồi trọc (khoảng 40%).

_ Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, trong năm có 2 mùa; mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11), mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau).

_ Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 18 – 250C,

_Thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm

_ Lượng mưa trung bình 1.750 – 3.150 mm/năm, độ ẩm trung bình cả năm 85 – 87%, số giờ nắng trung bình cả năm 1.890 – 2.500 giờ,

Khí hậu thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng và phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc ôn đới.
3. Khí hậu :



+ Lâm Đồng là tỉnh nằm trong hệ thống sông Đồng Nai, có nguồn nước rất phong phú, mạng lưới suối khá dày đặc, tiềm năng thuỷ điện rất lớn, với 73 hồ chứa nước, 92 đập dâng.

+ Sông suối trên địa bàn Lâm Đồng phân bố khá đồng đều, mật độ trung bình 0,6km/km2 Phần lớn sông suối chảy từ hướng đông bắc xuống tây nam.

+ Các sông lớn của tỉnh thuộc hệ thống sông Đồng Nai.

+ Ba sông chính ở Lâm Đồng là:

_ Sông Đa Dâng (Đạ Đờng)
_ Sông La Ngà
_ Sông Đa Nhim


4. Sông ngòi :
Một góc sông Đạ Dơng
Địa bàn tỉnh Lâm Đồng có nhiều hồ nước mặt, phần lớn là các hồ nước nhân tạo đang được sử dụng nước cho nhiều mục đích khác nhau:

- Hồ Đơn Dương cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Đa Nhim.

- Hồ Đan Kia - Suối Vàng cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Đà Lạt
với công suất 25.000m3/ngày đêm và Nhà máy thuỷ điện Ankroet với công suất 3.500kW.
- Hồ Xuân Hương, Đa Thiện, Than Thở, Tuyền Lâm,… là những thắng cảnh du lịch.
- Hồ Quảng Hiệp, Pró, Đạ Tẻh,… cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.
Ngoài ra còn có một số hồ khác như Nam Phương (Bảo Lộc), Nam Sơn
(Đức Trọng) nằm ngay ở trung tâm thị xã, thị trấn, là những địa điểm
có nhiều khả năng xây dựng khu vui chơi, giải trí.
Hệ thống Hồ
5. RỪNG
Lâm Đồng có 618.536,82hađất có rừng.
Rừng tự nhiên gồm rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh có diện tích 591.209,87ha.
Rừng trồng do con người trồng có diện tích 27.326,95ha.
Rừng Lâm Đồng có thể chia thành các dạng chính sau đây:
Rừng kín lá rộng

- Rừng cây thưa lá kim
- Rừng kín hỗn hợp cây lá
rộng và lá kim
Rừng hỗn giao gỗ, tre
và rừng tre nứa
Ở Lâm Đồng có 128 họ động vật thuộc 31 bộ bao gồm các nhóm côn
trùng, lưỡng thê, bò sát, chim và thú, trong đó có 52 loài côn trùng
thuộc 7 bộ.
Đã thống kê được 254 loài động vật có xương sống ở cạn, thuộc 67 họ,
24 bộ,trong đó có 16 loài bò sát và ếch nhái, 164 loài chim, 74 loài thú.
6. Động vật
Tê giác Java
Lâm Đồng có 25 loại khoáng sản: bauxite, bentonite, cao lanh, đá Granít, thiếc, diatomite và than bùn trữ lượng lớn, có khả năng khai thác ở quy mô công nghiệp.

Liên đoàn địa chất 6 đã tổng hợp được 165 điểm khoáng sản, trong đó có 23 mỏ lớn,
3 mỏ vừa, 48 mỏ nhỏ và 91 điểm quặng. Các mỏ và điểm quặng được chia ra thành 7 nhóm
7. Khoáng sản :
Khai thác quặng Bôxit ở Bảo Lộc (Lâm Đồng)
Từng được ví như một "tiểu Paris giữa miền nhiệt đới", Đà Lạt có các thắng cảnh tuyệt đẹp, bằng các di tích lịch sử ngàn đời còn lưu giữ mãi đến ngày hôm nay.

8. Thắng cảnh :
Thác-thiên nhiên kỳ vĩ tại Đà Lạt

Chùa - những kiến trúc độc đáo

II. DÂN CƯ, KINH TẾ-XÃ HỘI
Lâm Đồng là miền đất hội tụ nhiều dân tộc anh, em trong cả nước với trên 40 dân tộc khác nhau cư trú và sinh sống, trong đó :
- Kinh chiếm khoảng 77%
- K’Ho chiếm 12%
- Mạ chiếm 2,5%
- Nùng chiếm gần 2%
- Tày chiếm 2%
- Hoa chiếm 1,5%
Chu-ru 1,5% ...,
Dân tộc khác có tỷ lệ dưới 1%.

1. DÂN SỐ : 1,3 triệu người
www.themegallery.com
DÂN TỘC CƠ HO
DÂN TỘC MẠ
* NÔNG NGHIỆP


Là ngành kinh tế quan trọng đóng góp khoảng 50% GDP và
thu hút khoảng 60 % lao động trong tỉnh. Với thế mạnh là
cây công nghiệp dài ngày như chè (có 7 nôngtrường trồng
chè : Cầu Đất; 3-2, 26-3, Nam Linh( Di linh); 30-4, 28-3
(Bảo Lộc); Minh Rồng (Bảo Lâm),
Cà phê tập trung ở Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lâm, Bảo Lộc,
Đức Trọng…,
Dâu tằm tập trung ở Bảo Lâm
Rau, hoa quả ôn đới và chăn nuôi bò sữa.
* CÔNG NGHIỆP

Trong cơ cấu kinh tế CN giữ vai trò thứ yếu (chiếm 20%
GDP). Có các ngành CN chế biến (Chè, cà phê), công
nghiệp khai thác, tiểu thủ CN( làm mứt, rượu hoa quả,
đan thêu…)
Kho chứa của nhà máy
chế biến Cà phê Thái Hòa-Lâm Hà
* DỊCH VỤ :
Giao thông vận tải : Tương đối phát triển nhất là đường ôtô với các
quốc lộ 20,28, 27, 723; tỉnh lộ 721, 722, 725. Có sân bay Liên Khương…
Bưu chính viễn thông : Tương đối phát triển với công nghệ hiện đại.
Thương mại : Có các chợ như chợ ĐàLạt, Bảo Lộc, Liên Nghĩa…
Ngoại thương : Bạn hàng chính Các nước ASEAN, Trung Đông và
vài nước Châu Âu.
Du lịch : Lâm Đồng là tỉnh có thế mạnh về du lịch, mà tiêu biểu là TP ĐàLạt.
Lâm Đồng nổi tiếng với nhiều cảnh đẹp, là xứ sở của núi rừng, thác hồ…
đầy sức quyến rũ.Như núi LangBiang, hồ Đankia- suối vàng, hồ ĐaNhim,
Hồ Tuyền Lâm, Hồ Than Thở, hồ Xuân Hương; Thác : Camly, preen,
Gougah, Ponggour, Đambri…
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Liêng Hót Ha Ba
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)