Bài 41. Địa lí tỉnh (thành phổ)

Chia sẻ bởi Lâm Hồng Phúc | Ngày 28/04/2019 | 57

Chia sẻ tài liệu: Bài 41. Địa lí tỉnh (thành phổ) thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

Bài 41 :ĐỊA LÍ TỈNH TIỀN GIANG
I.Vị trí địa lí,phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính
1. Vị trí địa lí,phạm vi lãnh thổ
t
1. Vị trí địa lí,phạm vi lãnh thổ
-Tọa độ:
+105°50’–106°45’đông
+10°35’-10°12’bắc.
-Tiếp giáp:
+Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Long An và thành phố Hồ Chí Minh
+Phía tây giáp tỉnh Đồng Tháp
+Phía nam giáp tỉnh Bến Tre và tỉnh Vĩnh Long
+Phía đông giáp Biển Đông
=>Nhờ vị trí hết sức thuận lợi nên Tiền Giang đã trở thành trung tâm văn hóa chính trị của cả ĐBSCL, là địa bàn trung chuyển hết sức quan trọng gắn cả miền Tây Nam Bộ. Vị trí như vậy giúp Tiền Giang sớm trở thành một tỉnh có nền kinh tế phát hàng đầu trong khu vực miền Tây Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía nam
- Diện tích tự nhiên: 2.481,8 km².
2.Sự phân chia hành chính
Tiền Giang có 10 đơn vị hành chính gồm:
-1 thành phố loại 2 Thành phố Mỹ Tho (được chính phủ công nhận vào năm 2005 và hướng tới đô thị loại I vào năm 2015),1 thị xã loại IV Thị xã Gò Công đô thị loại 4 hướng tới đô thị loại 3 vào năm 2010.
8 huyện:
+Huyện Gò Công Đông với TT Vĩnh Hựu là trung tâm.
+Huyện Gò Công Tây với TT Vĩnh Bình là trung tâm.
+Huyện Chợ Gạo với TT Chợ Gạo là trung tâm.
+Huyện Châu Thành với trung tâm là TT Tân Hiệp
+Huyện Tân Phước có trung tâm là TT Mỹ Phước
+Huyện Cai Lậy: sẽ thành lập thị xã Cai Lậy vào năm 2010.
+Huyện Cái Bè gồm TT An Hữu, TT Thiên Hộ, TT Cái Bè với TT Cái Bè là trung tâm.
+Huyện Tân Phú Đông mới thành lập vào năm 2008.
II.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1.Địa hình
-Bờ biển dài 32 km với hàng ngàn ha bãi bồi ven biển, nhiều lợi thế trong nuôi trồng các loài thủy hải sản (nghêu, tôm, cua...) và phát triển kinh tế biển.
-Tỉnh Tiền Giang có địa hình bằng phẳng, trải dài từ tây sang đông dọc theo tả ngạn sông Tiền, với độ dốc nhỏ hơn 1% và cao trình biến thiên từ 0m đến 1,6m so với mặt nước biển, phổ biến từ 0,8m đến 1,1m. Nhìn chung, toàn vùng không có hướng dốc rõ ràng, tuy nhiên có những khu vực có tiểu địa hình thấp trũng hay gò cao hơn so với địa hình chung
Số giờ nắng tháng, năm trung bình nhiều năm (Giờ)
2.Khí hậu
Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô tháng 12 đến tháng 4 và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11.
-Nhiệt độ hàng năm khoảng 27 °C
-Lượng mưa hằng năm khoảng 1.467mm
=>Tiền Giang có lợi thế là chế độ nhiệt cao và ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp với nhiều loại cây trồng nhiệt đới có nhiều vòng sinh trưởng trong năm. Nếu đảm bảo được điều kiện nước tưới tiêu cho cây trồng thì canh tác sẽ thực hiện được quanh năm.
3.Thuỷ văn
-Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt với các sông :
+Sông Tiền
+Sông Vàm Cỏ Tây
+ Kênh Chợ Gạo, kênh Nguyễn Văn Tiếp,...
=> nối liền các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với thành phố Hồ Chí Minh và là cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh ven sông Tiền và Campuchia.
-Tiền Giang có nguồn nước mặt dồi dào do nằm giữa 2 sông là Sông Tiền và Sông Vàm Cỏ. Tuy nhiên nguồn nước mặt ở đây vẫn còn nhiều hạn chế
Bảng: Diện tích các lọai đất ở Tiền Giang
4.Thổ nhưỡng
Lịch sử thành tạo trầm tích địa chất khác nhau, địa hình khác nhau, chế độ khí hậu – thủy văn khác nhau… đã tạo nên nhiều loại đất phong phú và đa dạng. Theo kết quả điều tra của chương trình do Viện Qui hoạch và thiết kế nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp) chủ trì 1988-1989 trên cơ sở bản đồ đất 1/100.000, tỉnh Tiền Giang có 14 đơn vị phân loại nằm trong 4 nhóm đất. 
*Nhóm đất phù sa:
 Phân bố dọc theo bờ của sông Tiền và sông Vàm Cỏ Tây, chiếm phần nhiều diện tích của huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, thành phố Mỹ Tho và một phần huyện Gò Công Tây. Với 123.949 ha, chiếm 52,99% diện tích tự nhiên, đây là nhóm có diện tích lớn nhất trong 4 nhóm đất.
=>Nhóm đất phù sa nhìn chung có độ phù sa khá cao, đất phù sa không được bồi có tầng loang lổ chua hơn các đất khác. Đây là nhóm đất thuận lợi nhất cho nông nghiệp, đã được sử dụng hết diện tích, hình thành nên những vùng lúa cao sản, vườn cây ăn trái, rau màu trù phú không những chỉ cho tiêu dùng mà còn để xuất khẩu.
*Nhóm đất mặn
Chiếm phần lớn diện tích các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây và một phần huyện Chợ Gạo với 34.143 ha (14,59% diện tích tự nhiên), đứng thứ 3 sau hai nhóm đất phèn và đất phù sa.
=>đất mặn thường có thành phần cơ giới nặng, hàm lượng sét cao. Về cơ bản nhóm đất mặn thuận lợi như nhóm đất phù sa, nhưng bị nhiễm mặn từng thời kỳ hoặc thường xuyên, do vậy việc trồng trọt chỉ giới hạn trong mùa mưa, loại trừ những loại cây chịu mặn. Riêng đất mặn dưới rừng ngập mặn và đất mặn nhiều năm ở những nơi có địa hình thấp, ngập triều thường xuyên thì rất khó cải tạo, vì vậy có thể chuyển hướng sang nuôi trồng thủy sản để đạt hiệu quả sử dụng đất cao hơn.
*Nhóm đất phèn
Chiếm 19,36% diện tích đất tự nhiên với 45.298 ha. Phân bố khá tập trung, chủ yếu ở khu vực phía bắc của hai huyện Cai Lậy và Châu Thành, mặn ít nằm rải rác ở phía bắc và tây bắc của huyện Cái Bè, thuộc vùng Đồng Tháp Mười, Tiền Giang. Đất được hình thành trên các lớp trầm tích đầm lầy biển có chứa FeS­­2 và ngày nay là các vật liệu sinh phèn.
Nhóm đất phèn thường có lượng hữu cơ khá cao, chứa nhiều độc tố (SO3, SO42-, Fe2+, Fe3+, Al3+) và rất chua.
*Nhóm đất cát 
Ở Tiền Giang chủ yếu là đất cát giồng, ký hiệu “CZ” chiếm 1,44% diện tích tự nhiên với 7.152 ha, được phân bố rải rác ở các huyện Cai Lậy, Châu Thành, Gò Công Tây và tập trung nhiều nhất ở Gò Công Đông thành từng dải hình vòng cung song song với bờ biển và nhô cao hơn so với vùng đất phù sa xung quanh. Hiện nay phần lớn các giồng cát ở Gò Công Đông, Gò Công Tây bị lấp hoàn toàn dưới lớp phù sa. Thành phần cơ giới nhẹ, màu sắc vàng sáng, vàng sẫm,độ phì không cao. Những dải giồng cát là dấu vết minh chứng cho quá trình biển lùi. Đất cát giồng được khai thác sớm triệt để. Các giồng cát giữ được nước ngọt cho mùa khô, địa hình lại cao nên thường là những tụ điểm quần cư đông đúc.
5.THỰC VẬT
-Các yếu tố khi hậu với đặc điểm địa chất, địa hình, đây là một trong những điều kiện để thảm thực vật phát triển phong phú, đan xen, cho nên sự phân bố thảm, vùng không có tính khu biệt. Tuy nhiên, có thể tạm chia thành các quần thể thực vật sau:
-Quần thể thực vật ven biển, ven sông rạch:có các loại cây họ đước vẹt , bông sứ, sứ cùi thuộc họ trúc đào , cây bần…
-Quần thể thực vật vùng phù sa cổ, đất giồng :Họ sao, dầu , Họ bàng (Combretaceae) có cây trâm bầu , Họ hàng nhà tre , Họ trinh nữ (Mimosaceae) , Họ đậu (Fabaceae) có các loại thân gỗ như cây me , Họ thầu dầu (Eupborbiaceae) đại diện là cây bả đậu , Cây cà na (Canarium subulatum guill), thuộc họ trám (Burseraceae) , Họ sim (Myrtaceae): cây tràm (Melaleuca lencadendron),
6.ĐỘNG VẬT
Vùng đất này xưa đã từng tồn tại nhiều loại thú dữ, như chuyện cọp ở giồng Găng, Truông Cóc, rạch Dà (Gò Công), chuyện heo rừng ở bưng Cây Gáo Ba làng (Cai Lậy), và một số địa danh đìa heo ở vùng này, chuyện voi đi ở rạch Láng Tượng, rạch Tràm, chuyện ông Phụng đánh voi ở làng Giai Mỹ... Xưa, loài khỉ rất nhiều, tập trung ở những rặng bần ven sông, cù lao, vì chúng thích ăn quả bần. Ngoài ra còn có các loại trăn, loài rắn, rái cá, sấu, kỳ đà... Các loại thú rừng này đến nay không còn nữa.
-Chim rừng có nhiều loại, , một số có tập quán di trú, chỉ xuất hiện theo mùa, một số làm tổ định cư thành những vườn cò, vườn chim, gồm có:, sáo, sáo nghệ, sáo sậu, sáo trâu, nhồng, chìa vôi, se sẻ, chim khách, bìm bịp, ó diều, chim ụt, lắc nước, le le, gà đãy, bồng bồng, giỏ giẻ, óc cau, cò ma, cò trâu, cò quắm, cò trắng, cúm núm, chàng bè, diệc lửa, diệc mốc, dồng dộc, chim sắc, trao trảo, sa sả, chài chài, điên điển, cồng cộc, chim sâu, chim vịt..
-Chuột và dơi cũng rất đông đúc.
-Cá là thực phẩm chính của cư dân địa phương từ bao đời nay, Các loại cá biển rất nhiều (cá thu, cá biển, cá thu ầu, cá thu lá, cá gún, cùng loại. Cá mập, cá dứa, Cá thòi lòi biển …) Ở sâu trong Đồng Tháp Mười có nhiều cá thia thia, cá bãi trầu; cá rô năn, cá trê năn cũng là loại cá rô, cá trê nhưng sống vùng nước phèn không lớn được.
-Các loại nhuyễn thể và giáp xác ở vùng nước mặn gồm: đồm độp hay còn gọi là hải sâm, nghêu, sò huyết, ốc len, cua biển, sam ghẹ, ba khía, họ hàng nhà tôm, còng biển... Ở vùng nước ngọt, trong đất liền có các loại ốc: ốc ma loại ốc rừng, ốc hương, ốc gạo, ốc bưu, ốc lác, ốc đắng, ốc đá và hến, vẹm, móng tay... Con lưỡi búa cùng loại có nhiều ở cồn Tân Phong, có thịt dai, ít người ăn. Con còng gió, cua đồng và tôm càng xanh, tép đồng, tép lóng, tép đất... Loài đỉa hầu như đã tuyệt chủng.
-Loài lưỡng cư có các loại cóc, nhái, nhái bầu, ếch, ễnh ương, bù tọt, hót cổ. Ếch bầu cũng có nhiều ở các giồng cát, dân địa phương gọi là con uềnh oang.
-Loài bò sát, còn tồn tại các loại rắn nước, rắn hổ mang, rắn hổ ngựa, rắn lục, rắn ri cá, rắn ri voi, rắn ri dông, rắn ri cóc, rắn bông súng, rắn hổ hành, rắn trung, rắn chàm quạp...và một số loài rắn biển khác. Rùa có nhiều nhưng hiện nay còn sót lại rất ít, gồm các loại rùa vàng, rùa nắp, con cua đinh... Loài bò sát khác còn có kỳ nhông, tắc kè, rắn mối, thằn lằn...
=>Nhìn chung, hệ động vật trong tỉnh, kể cả vật nuôi có sự xáo trộn, thay đổi lớn, tính từ hơn 100 năm qua. Nhiều loại động vật hoang dã đã tuyệt chủng, số còn lại cũng đang đứng trước nguy cơ đó.
7.Tài nguyên khoáng sản
-Than bùn: tìm thấy ở Phú Cường, Tân Hoà Tây - Cai Lậy (mỏ Tân Hoà) và tân Hoà Đông - Tân Phứơc (mỏ Tràm Sập). Các mỏ bị phủ một lớp sét, mùn thực vật dày 0-0,7m; trung bình là 0,3m. Tuổi Holocen.
-Sét: tìm thấy ở Tân Lập - Tân Phước. Trữ lượng tương đương 6 triệu m3. Sét có màu xám tối, có nhiễm phèn. Sét có chất lượng tốt, có khả năng làm nguyên liệu để sản xuất ra các mặt hàng gốm xây dựng như gạch, ngói ...Đang có doanh nghiệp đầu tư khai thác
-Cát sông: Phân bố chủ yếu trên lòng sông Tiền. , phân lớp tập trung tại địa bàn các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành với 9 thân cát có trữ lượng lớn với chiều dài 2 - 17km, rộng 300 - 800m, dày 2,5-6,9m, có chất lượng đáp ứng nhu cầu vật liệu san lấp Tổng lượng mỏ thuộc địa bàn tỉnh hơn 93 triệu m3. Đang có 13 doanh nghiệp đầu tư khai thác.
-Nước dưới đất: trên phạm vi tỉnh có 3 tầng chứa nước có triển vọng, có độ giàu nước từ lớn đến trung bình, có chất lượng tốt, đủ điều kiện khai thác với qui mô lớn và vừa gồm các phân vị Pliocen trên, Pliocen dưới và Miocen. Các phân vị này phân bố tập trung ở Mỹ Tho, Cai Lậy; độ sâu dao động từ 150 - 400m. Tại các nơi khác, khả năng khai thác hạn chế. Tại Mỹ Tho, lưu luợng đang khai thác hơn 40.000m3/ngày đêm. Loại hình nước chủ yếu là Bicarbonat - Natri, Clorua- Natri ; nhiệt độ 28 -30oC; pH6 - 8,3.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lâm Hồng Phúc
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)