Bài 41. Địa lí tỉnh (thành phổ)

Chia sẻ bởi Trần Nguyễn Hồng Quân | Ngày 28/04/2019 | 123

Chia sẻ tài liệu: Bài 41. Địa lí tỉnh (thành phổ) thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG
BÀI 41: ĐỊA LÝ TỈNH (THÀNH PHỐ)
TỔ 2
Tiền Giang nằm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, có tổng diện tích tự nhiên 233.922 ha, trong đó diện tích mặt nước gồm sông, hồ, ao, kinh, rạch chiếm 10%, tức khoảng 23, 39 ha. Ngoài ra, còn có khu vực đất giồng cao ráo, nằm rải rác ở các huyện Châu Thành, Cai Lậy, Gò Công Tây, Gò Công Đông. Bờ biển phía đông chạy dọc từ cửa Soài Rạp xuống Cửa Đại dài 32 km.Tiền Giang cách TP. Hồ Chí Minh 70km.
GIỚI THIỆU CHUNG TỈNH TIỀN GIANG
Thiên nhiên và con người Tiền Giang mang đặc trưng của văn hóa sông nước Nam Bộ. Hệ thống giao thông thuận lợi cho du lịch sinh thái và văn hóa
BÀI 41:ĐỊA LÝ TỈNH TIỀN GIANG
I.Vị trí địa lí,phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính
1.Vị trí lãnh thổ:
Tiền Giang nằm trong tọa độ 105°50’–106°45’ Đông và 10°35’-10°12’ Bắc. Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Long An và TP.Hồ Chí Minh, phía tây giáp tỉnh ĐồngTháp, phía nam giáp tỉnh Bến Tre và tỉnh Vĩnh Long, phía đông giáp biển Đông.
Diện tích tự nhiên: 2.481,8 km².
Tiền Giang nằm trải dọc trên bờ Bắc sông Tiền (một nhánh của sông Mê Công) với chiều dài 120 km.Nhờ vị trí hết sức thuận lợi nên Tiền Giang đã trở thành trung tâm văn hóa chính trị của cả ĐBSCL, là địa bàn trung chuyển hết sức quan trọng gắn cả miền Tây Nam Bộ. Vị trí như vậy giúp Tiền Giang sớm trở thành một tỉnh có nền kinh tế phát hàng đầu trong khu vực miền Tây Nam Bộ và vùng kinh tế trong điểm phía Nam.
Tiền Giang có 10 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố loại 2 (được chính phủ công nhận vào năm 2005 và hướng tới đô thị loại I vào năm 2015), 1 thị xã loại IV và 8 huyện.
Thi xã Gò Công đô thị loại 4 hướng tới đô thị loại 3 vào năm 2010.
Huyện Gò Công Đông.
Huyện Gò Công Tây.
Huyện Chợ Gạo.
Huyện Tân Phước.
Huyện Cai Lậy: sẽ thành lập thị xã Cai Lậy vào năm 2010.
Huyện Cái Bè.
Huyện Tân Phú Đông mới thành lập vào năm 2010.
Huyện Châu Thành
BÀI 41:ĐỊA LÝ TỈNH TIỀN GIANG
I.Vị trí địa lí,phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính
1.Vị trí lãnh thổ:
2.Sự phân chia hành chính:
BÀI 41:ĐỊA LÝ TỈNH TIỀN GIANG
II.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1.Địa hình:
Tiền Giang có địa hình tương đối bằng phẳng
Đất phù sa trung tính, ít chua dọc sông Tiền, chiếm khoảng 53% diện tích toàn tỉnh, thích hợp cho nhiều loại giống cây trồng và vật nuôi
Vị trí địa lý là một trong những nhân tố có tác động quyết định đến đặc điểm khí hậu của một địa phương. Tỉnh Tiền Giang có tọa độ địa lý ở vào tọa độ 10o11’43’’ và 10o35’19’’ vĩ tuyến Bắc, 105o49’12’’ và 106o48’32’’ kinh tuyến Đông.  
Tiền Giang nằm gọn trong khu vực nhiệt đới Bắc bán cầu. Tiêu biểu cho chế độ nhiệt và có độ cao mặt trời lớn, ít thay đổi trong năm. Do vậy Tiền Giang có khả năng tiếp nhận một lượng bức xạ rất dồi dào. Lượng bức xạ đó đã quyết định khí hậu Tiền Giang mang tính chất nhiệt đới, gió mùa cận xích đạo. Các yếu tố khí hậu như: nắng, bức xạ, nhiệt độ, bốc hơi, mưa, độ ẩm không khí, gió… được phân bổ theo mùa trong năm khá rõ nét. Quy luật phân bổ này khá ổn định qua các năm và ít thay đổi trong không gian.
Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô tháng 12 đến tháng 4 và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. nhiệt độ hàng năm khoảng 27 °C; lượng mưa hằng năm khoảng 1467 mm
BÀI 41:ĐỊA LÝ TỈNH TIỀN GIANG
II.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1.Địa hình:
2.Khí hậu:
BÀI 41:ĐỊA LÝ TỈNH TIỀN GIANG
3.Thủy văn:
Có 2 sông lớn
- Sông Tiền :103 km đổ ra biển bằng cửa Tiểu và cửa Đại.
- Sông Vàm cỏ Tây:36 km đổ ra Xoài Rạp.
- Và hệ thống kênh rạch dày đặc.
- Bờ biển dài 32 km với hàng ngàn ha bãi bồi ven biển, nhiều lợi thế trong nuôi trồng các loài thủy hải sản (nghêu tôm ,cua...) và phát triển kinh tế biển
BÀI 41:ĐỊA LÝ TỈNH TIỀN GIANG
4.Thổ nhưỡng:
Tỉnh Tiền Giang có diện tích không lớn (2.366,6 km2), trải dài từ tây sang đông dọc theo tả ngạn sông Tiền. Lịch sử thành tạo trầm tích địa chất khác nhau, địa hình khác nhau, chế độ khí hậu – thủy văn khác nhau… đã tạo nên nhiều loại đất phong phú và đa dạng.
Bảng: Diện tích các lọai đất ở Tiền Giang
BÀI 41:ĐỊA LÝ TỈNH TIỀN GIANG
5.Tài nguyên sinh vật:
Đa dạng
Rừng phòng hộ ven biển Gò Công còn hơn 1.600ha, trong đó, có 350 ha giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ an toàn cho 21 km đê biển - tuyến đê đang có chức năng ngăn chặn xâm nhập mặn, lấy ngọt tiêu úng, xử lý ô nhiễm, phòng, chống thiên tai, chống biển lấn, nước dâng, lũ, triều cường… Tuyến đê còn đang bảo vệ diện tích tự nhiên hơn 60 nghìn ha, trong đó có gần 40 nghìn ha đất canh tác gắn với đời sống của 500 nghìn người dân các huyện Gò Công Ðông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công.
Hiện tại, diện tích rừng phòng hộ ở đây vẫn trên đà suy giảm.
Một số loại đáng kể : than bùn, sét làm gốm, sành, gạch, ngói.
1)Than bùn được phân bố ở một số khu vực phèn phía bắc tỉnh. Vỉa than nằm trải dài qua các xã Phú Cường, Tân Hoà Tây, Cai Lậy và Hưng Thạnh (Châu Thành) với diện tích gần 500 ha. Trữ lượng sơ bộ khoảng 5 triệu tấn.
2) Đất sét được các chương trình điều tra cơ bản tìm thấy ở trong phù sa cổ và mới. Sét làm gốm sành nằm dọc theo Quốc lộ 1 từ Cổ Cò đến Bà Lâm-Cái Bè.
Đất sét làm gạch ngói được thấy ở Tân Lập (Châu Thành) trong lớp phù sa cổ .
Ngoài ra, rải rác ở một số nơi trong tỉnh có thể sử dụng sét tạp nằm trong phù sa mới để làm gạch ngói xây dựng với qui mô vừa và nhỏ.
6.Khoáng sản:
BÀI 41:ĐỊA LÝ TỈNH TIỀN GIANG
Một góc thành phố Mỹ Tho bên Sông Tiền
Thành phố Mỹ Tho
Chùa Vĩnh Tràng
Trường Đại Học Tiền Giang
Cầu Rạch Miễu
Trường THCS Tân Thành
Biển Tân Thành
Thị trấn Cái Bè_Tiền Giang
Thị trấn Cai Lậy
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Nguyễn Hồng Quân
Dung lượng: | Lượt tài: 6
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)