Bài 41. Địa lí tỉnh (thành phổ)

Chia sẻ bởi Nguyễn Nhật Tân | Ngày 28/04/2019 | 53

Chia sẻ tài liệu: Bài 41. Địa lí tỉnh (thành phổ) thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

DƯ ĐỊA CHÍ LÂM ĐỒNG
I/ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ,PHẠM VI LÃNH THỔ VÀ SỰ PHÂN CHIA HÀNH CHÍNH

1. Vị trí và lãnh thổ
Lâm Đồng là một tỉnh miền núi thuộc Nam Tây Nguyên, nằm giữa các tọa độ địa lý:
X = 11 o 12` - 12 o 15` vĩ độ bắc;
Y = 107o15’ - 108 o 45’ kinh    độ đông.
Tỉnh Lâm Đồng có diện tích 9.764,8km2(1), chiếm khoảng 2,9% diện tích cả nước, phía đông giáp các tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận, phía tây giáp tỉnh Bình Phước, phía tây nam giáp tỉnh Đồng Nai, phía nam - đông nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía bắc giáp tỉnh Đắc Lắc.
Đường ranh giới tỉnh Lâm Đồng phía bắc là các sông Đa Dâng, Krông Knô; phía đông đi ngang qua phía đông núi Bi Đúp, núi Kanan, núi Yàng Kuet; phía nam là núi Yam, núi Marông, núi Đrơnăng; phía tây là sông Đồng Nai.
Lâm Đồng nằm trọn trong nội địa của nước Việt Nam, không có đường biên giới quốc gia và bờ biển.
2. Sự phân chia hành chính
Lâm Đồng có 2 thành phố thuộc tỉnh và 10 huyện:
Thành phố Đà Lạt (tỉnh lỵ) 12 phường và 4 xã
Thành phố Bảo Lộc 6 phường và 5 xã
Huyện Bảo Lâm 1 thị trấn và 13 xã, huyện lỵ là thị trấn Lộc Thắng
Huyện Cát Tiên 1 thị trấn và 11 xã, huyện lỵ là thị trấn Đồng Nai
Huyện Di Linh 1 thị trấn và 18 xã , huyện lỵ là thị trấn thị trấn Di Linh
Huyện Đam Rông 1 thị trấn và 8 xã, huyện lỵ là thị trấn Bằng Lăng
Huyện Đạ Huoai 2 thị trấn và 8 xã, huyện lỵ là thị trấn Đạ M`ri
Huyện Đạ Tẻh 1 thị trấn và 10 xã , huyện lỵ là thị trấn Đạ Tẻh
Huyện Đơn Dương 2 thị trấn và 8 xã, huyện lỵ là Thạnh Mỹ
Huyện Lạc Dương 1 thị trấn và 5 xã, huyện lỵ là thị trấn Lạc Dương
Huyện Lâm Hà 2 thị trấn và 14 xã, huyện lỵ là thị trấn Đinh Văn
Huyện Đức Trọng 1 thị trấn và 14 xã, huyện lỵ là thị trấn Liên Nghĩa
Lâm Đồng có 149 đơn vị hành chính cấp xã gồm 118 xã, 18 phường và 13 thị trấn
II/ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1. Địa hình
Đặc điểm chung của Lâm Đồng là địa hình cao nguyên tương tự như địa hình các tỉnh khác ở Tây Nguyên.
Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Lâm Đồng là sự phân bậc khá rõ ràng từ bắc xuống nam. Phía bắc tỉnh là vùng núi cao, vùng cao nguyên Lang Bian với những đỉnh cao từ 1.300m đến hơn 2.000m như Bi Đúp (2.287m), Lang Bian (2.167m). Phía đông và tây có dạng địa hình núi thấp (độ cao 500 - 1.000m). Phía nam là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh - Bảo Lộc và bán bình nguyên.
Căn cứ vào độ cao, có thể chia ra 4 dạng địa hình:
Địa hình núi
Địa hình núi phân bố ở phía đông - đông bắc và kéo dài thành dải vòng xuống phía nam, chiếm khoảng 60% diện tích toàn tỉnh. Dạng địa hình này có độ cao trên 1.000m. Đỉnh núi và sông suối hẹp, sườn núi dốc trên 30o.
Địa hình cao nguyên
Địa hình cao nguyên phân bố thành từng vòm gần như nối tiếp nhau tạo thành dải ở gần trung tâm và chạy theo phương đông bắc - tây nam, chiếm khoảng 20% diện tích toàn tỉnh.
Dạng địa hình này được thành tạo bởi bề mặt bóc mòn của dung nham bazan tạo nên những bồn, vòm tương đối bằng phẳng,  lượn  sóng  và có biểu hiện phân bậc đánh dấu các giai đoạn phun trào. Bậc 800 - 900m được cấu tạo bởi bazan và trầm tích đầm hồ như vòm Bảo Lộc. Bậc 900 - 1.000m cũng được cấu tạo bởi bazan, nhưng bị phân cắt bởi hệ thống suối cấp 1 và 2 có dạng tỏa tia (điển hình như các xã thuộc phía bắc và nam Di Linh).
Địa hình đồi
Địa hình đồi chiếm khoảng 17% diện tích toàn tỉnh, phân bố theo dải kéo dài ở phía tây - tây bắc và một phần ở phía nam. Kiểu địa hình này có độ cao 800-1.000m và được cấu tạo bởi các đá xâm nhập, phun trào Mesozoi muộn và trầm tích điệp La Ngà. Đây là bề mặt bị phá hủy bởi các hệ thống suối cấp 1,2,3 còn sót lại làm cho bề mặt địa hình không liên tục, hẹp và lượn sóng.
Địa hình thung lũng
Địa hình thung lũng gồm thung lũng của 6 con sông lớn: Đa Dâng, Đa Nhim, Đa Queyon, La Ngà, Đạ Huoai và Đạ Tẻh, chiếm khoảng 3% diện tích toàn tỉnh.
Dạng địa hình thung lũng có dạng chữ U và chữ V, lòng máng trũng và mở rộng dạng địa hào. Thung lũng dạng chữ V phát triển trên các đá trước Kainozoi. Thung lũng dạng chữ U và lòng máng phát triển trên cao nguyên bazan có trầm tích trẻ lấp đầy. Thung lũng địa hào mở rộng được lấp đầy các trầm tích Đệ Tứ và Neogen. Bề mặt địa hình tạo bậc thềm và bãi bồi.
2. Khí hậu
Theo phân loại khí hậu, tỉnh Lâm Đồng thuộc vùng 4 của khí hậu Tây Nguyên với khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trên toàn lãnh thổ, do địa hình phức tạp nên có sự khác nhau về độ cao và độ che phủ của thảm thực vật. Tuy nhiên, thời tiết ở Lâm Đồng ôn hòa, dịu mát quanh năm; thường ít có những biến động lớn trong chu kỳ năm.
Nhiệt độ không khí
Kết quả theo dõi sự biến động về nhiệt độ ở Lâm Đồng được ghi nhận qua các trạm khí tượng thủy văn (Trạm Đồi Cù giai đoạn 1977-1991, trạm Bảo Lộc giai đoạn 1981-1990, trạm Liên Khương năm 1995) cho thấy ở Lâm Đồng nhiệt độ thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động 16o – 23oC.
Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí là một trong những yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng đến đời sống xã hội, đồng thời cũng ảnh hưởng đến sự thích nghi và phát triển của các hệ sinh thái bao gồm cả động vật và thực vật.
Độ ẩm tương đối của không khí trong các tháng mùa mưa khá cao (84-91%). Tháng 6, 7, 8 và 9 có độ ẩm lớn nhất (trên 90%). Các tháng mùa khô: 69-83% ở Đà Lạt, 73-80% ở Liên Khương, 83-92% ở Bảo Lộc.
II/ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Lượng mưa
Lượng mưa năm phân bố không đều theo không gian và thời gian, dao động trong khoảng 1.600 - 2.700mm. Sườn đón gió tây nam (Bảo Lộc) có lượng mưa năm lớn đạt tới 3.771mm. Về phía đông, đông bắc, lượng mưa giảm   dần, chỉ  còn 1.756mm.
Đặc biệt, những vùng thung lũng nằm giữa những rặng núi cao lượng mưa dưới 1.400mm. Trong mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 3), do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên Lâm Đồng mưa rất ít, lượng mưa chỉ chiếm 10-15% lượng mưa toàn năm. Có những năm 2-3 tháng liền không mưa hoặc mưa không đáng kể.


2. Khí hậu
Hiện tượng thời tiết khác
Ở Lâm Đồng còn có những hiện tượng thời tiết đáng chú ý khác như sương mù, sương muối, mưa dông và mưa đá, song những hiện tượng này không có tính chất định kỳ
Sương mù
Nhiệt độ thấp, nhất là trong đêm và sáng sớm, hơi nước trong không khí dễ đạt đến trạng thái bão hoà nên sương mù hay xảy ra ở Lâm Đồng nhiều hơn vùng đồng bằng.
Các vùng ven rừng có nhiều sương mù hơn vùng trung tâm đồi trọc. Ở các thung lũng, do ẩm ướt, lạnh nhiều và kín gió, sương mù tồn tại lâu hơn so với những nơi cao, thoáng.
Sương muối
Ở Đà Lạt, sương muối thường xảy ra vào tháng 1, 2. Vào tháng 3 có thể có sương muối nhưng nhẹ. Sương muối gây tác hại rất lớn đối với cây trồng.

Mưa dông
Trong hai tháng đầu mùa mưa 4, 5, thời gian mưa trong ngày chủ yếu là buổi chiều, thường là những trận mưa dông.Ở Liên Khương, trong năm, số ngày có mưa dông nhiều hơn ở Đà Lạt.
Mưa đá
Mưa đá là dạng mưa băng đặc biệt. Mưa đá xuất hiện vào thời kỳ nóng trong năm. Ở Đà Lạt mưa đá thường xuất hiện vào tháng 4, 5 và tháng 6, nhất là hai tháng đầu mùa mưa.
Kích thước những hạt mưa đá lớn nhỏ tuỳ thuộc vào điều kiện hình thành của nó. Thông thường hạt mưa đá to khoảng bằng hạt đậu, cũng có trường hợp lớn hơn nhưng không nhiều.
3. Thủy văn
Mạng lưới sông suối
Sông suối trên địa bàn Lâm Đồng phân bố khá đồng đều, mật độ trung bình 0,6km/km2 với độ dốc đáy nhỏ hơn 1%. Phần lớn sông suối chảy từ hướng đông bắc xuống tây nam.
Ba sông chính ở Lâm Đồng là sông Đa Dâng, sông Đa Nhim và sông La Ngà.
Lưu lượng nước mùa mưa lớn hơn mùa khô 130 - 150 lần. Mực nước sông cũng biến đổi theo mùa, mực nước mùa mưa cao hơn mùa khô từ 2,5 đến 5m. Tổng lượng dòng chảy hàng năm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng khoảng 21 tỷ m3 nước.
Hồ
Địa bàn tỉnh Lâm Đồng có nhiều hồ nước mặt, phần lớn là các hồ nước nhân tạo đang được sử dụng nước cho nhiều mục đích khác nhau:
- Hồ Đơn Dương cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Đa Nhim.
- Hồ Đan Kia - Suối Vàng cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Đà Lạt
- Hồ Xuân Hương, Đa Thiện, Than Thở, Tuyền Lâm,… là những thắng cảnh du lịch.
- Hồ Quảng Hiệp, Pró, Đạ Tẻh,… cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.
Nước ngầm
Trữ lượng nước ngầm của Lâm Đồng phân phối rất không đồng đều giữa các vùng và có thể được chia ra các đơn vị chứa nước như:Tầng chứa nước lỗ hổng thành tạo Aluvi thông Hôloxen, Phức hệ chứa nước khe nứt lỗ hổng thành tạo bazan tầng Xuân Lộc, Tầng chứa nước khe nứt, lỗ hổng thành tạo bazan thông Plioxen-Pleistoxen, Phức hệ chứa nước rất kém khó khai thác,…
II/ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
4. Thổ nhưỡng
Lâm Đồng có diện tích đất chiếm 98% diện tích tự nhiên, tương đương với khoảng 965.969 ha, bao gồm 8 nhóm đất như:đất phù sa, đất glây, đất đen, đất đỏ bazan, đất xám, đất mùn alit trên núi cao, đất xói mòn mạnh
5. Tài nguyên sinh vật
Theo kết quả kiểm kê rừng năm 1999, Lâm Đồng có 618.536,82ha đất có rừng
Căn cứ vào đặc trưng về nguồn gốc, lập địa, rừng Lâm Đồng được chia thành rừng tự nhiên và rừng trồng.
Rừng tự nhiên gồm rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh (kể cả rừng thứ sinh được làm giàu bằng tái sinh nhân tạo) có diện tích 591.209,87ha.
Rừng trồng do con người trồng trên đất chưa có rừng hoặc thay thế rừng tự nhiên cũ có diện tích 27.326,95ha.
Rừng Lâm Đồng có thể chia thành các dạng chính như:Rừng kín lá rộng, Rừng cây thưa lá kim, Rừng kín hỗn hợp cây lá rộng và lá kim, Rừng hỗn giao gỗ, tre…
Rừng
Động vật
Tê giác Java
Ở Lâm Đồng có 128 họ động vật thuộc 31 bộ bao gồm các nhóm côn trùng, lưỡng thê, bò sát, chim và thú, trong đó có 52 loài côn trùng thuộc 7 bộ. Đã thống kê được 254 loài động vật có xương sống ở cạn, thuộc 67 họ, 24 bộ, trong đó có 16 loài bò sát và ếch nhái, 164 loài chim, 74 loài thú. So sánh với khu hệ thú các tỉnh Tây Nguyên thì thành phần loài thú ở Lâm Đồng khá phong phú. Ở đây có một số loài đặc biệt quý hiếm và là một trong số rất ít nơi được coi là còn những cá thể cuối cùng của tê giác Java,
bò xám, nai cà tong ở Việt Nam.
Thực vật
Theo báo cáo sơ bộ thì hệ thực vật Lâm Đồng có khoảng 2.000 loài. Đây là một trong số các tỉnh có hệ thực vật phong phú nhất ở Việt Nam.
Theo danh lục, Lâm Đồng có 238 loài cây thường gặp thuộc 214 chi, 112 họ và 7 ngành; chúng sống chung với cả ngàn loài không thường gặp, khi thì ở thảm thực vật này khi thì ở thảm thực vật khác. Theo thống kê bước đầu, Lâm Đồng có 20 loài cây quý hiếm thuộc 18 chi, 14 họ và 4 ngành.
Cây thông đỏ
6. Khoáng sản
Liên đoàn Địa chất 6 đã tổng hợp được 165 điểm khoáng sản, trong đó có 23 mỏ lớn, 3 mỏ vừa, 48 mỏ nhỏ và 91 điểm quặng. Các mỏ và điểm quặng được chia ra thành 7 nhóm: than, kim loại, không kim loại, vật liệu xây dựng, đá quý và bán quý, dị thường phóng xạ, nước khoáng và nóng.
Một số khoáng sản chủ yếu:than nâu, than bùn: sắt, wolfram, chì, antimoan, bauxit, thiếc, Cao lanh,…
5. Tài nguyên sinh vật
1. Gia tăng dân số
III/ DÂN CƯ VÀ LAO ĐỘNG
Số dân Lâm Đồng vào năm 2000 là 998.774 người.Tỷ lệ tăng tự nhiên ở Lâm Đồng năm 1979 là 29,8‰, năm 1989 là 23,3‰, năm 1999 là 14‰.Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở Lâm Đồng tuy hàng năm đều có giảm, nhưng chậm do điều kiện miền núi, dân nông thôn chiếm tỷ trọng lớn và dân tộc thiểu số nhiều, việc hạ thấp tỷ lệ tăng dân số gặp rất nhiều khó khăn. Có những vùng hiện nay tỷ suất tăng tự nhiên còn ở mức cao cá biệt, thậm chí có nơi còn rất cao, nhưng nhìn chung có xu hướng giảm xuống.
III/ DÂN CƯ VÀ LAO ĐỘNG
3. Phân bố dân cư
IV/ KINH TẾ
2. Kết cấu dân cư
Năm 1979, tỷ lệ nam nữ ở Lâm Đồng là 92,86%, đến năm 1989 là 98,35%. Năm 1999, tỷ lệ này đã vượt lên trên 100 (101,8%), cả nước là 96,7%.
Cơ cấu dân số theo giới tính cũng có sự khác nhau ở các độ tuổi. Ở các nhóm tuổi trẻ, tỷ lệ nam cao hơn nữ từ 4 đến 7%, ở đây chủ yếu do tác động của tỷ lệ sinh. Độ tuổi càng tăng lên thì tỷ lệ nam so với nữ càng thấp, tức tỷ lệ chết của nam cao hơn của nữ.
1. Đặt điểm chung
Nền kinh tế Lâm Ðồng trong 15 năm đổi mới luôn có tốc độ tăng trưởng cao, sau một thời gian khôi phục, thời kỳ 1991 - 1995 tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 12, 9%, thời kỳ 1996 - 2000 đạt 14, 8%; từng bước huy động được nhiều tầng lớp nhân dân, nhiều thành phần kinh tế tham gia vào quá trình sản xuất; huy động nhiều nguồn vốn, kể cả nguồn vốn của nước ngoài.
Ngành nông nghiệp Lâm Ðồng đã phát triển tương đối toàn diện, đa dạng, phong phú trên cơ sở phát huy các thế mạnh về cây công nghiệp dài ngày, rau, hoa quả, cây đặc sản, các loại cây lương thực, theo hướng sản xuất hàng hoá.
2. Các ngành kinh tế
Công nghiệp
Cuối năm 2000, toàn tỉnh có 6.427 cơ sở sản xuất công nghiệp, lao động công nghiệp khoảng 23.000 người, tỷ trọng ngành công nghiệp chiếm trong tổng sản phẩm quốc nội của Lâm Ðồng (GDP) đạt 19,2%.

CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO NGÀNH
ÐƠN Vị: %
2. Các ngành kinh tế
Công nghiệp
Lâm Ðồng nói chung và Ðà Lạt nói riêng có nhiều nghề tiểu thủ công nghiệp nổi tiếng, bao gồm các nghề như làm mứt, sản xuất rượu hoa quả, chế biến chè, cà phê, cưa lộng, chạm bút lửa, đan len, thêu và các nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc ít người như dệt vải, làm rượu cần, dệt chiếu lát,...
Nông nghiệp
Ðối với lĩnh vực nông nghiệp, đó là thế mạnh về phát triển cây công nghiệp dài ngày trên đất đỏ ba zan, đặc biệt là chè, cà phê, dâu tằm, rau, hoa quả ôn đới đặc sản, chăn nuôi bò sữa.Tỷ trọng nông-lâm-ngư nghiệp của Lâm Đồng đạt 52%.
1. Trồng trọt: tỷ trọng của ngành trồng trọt chiếm 84.8% (2000) trong cơ cấu ngành nông nghiệp.
Các loại cây trồng chính:
a.Chè:
Năm 2000, diện tích trồng chè cả tỉnh đạt 20.802 ha và sản lượng chè tươi 118.919 tấn. Các nông trường chè: Nông trường chè Cầu Ðất (Ðà Lạt), Nông trường 3-2 (Di Linh), Nông trường 30-4 (Bảo Lộc), Nông trường 26-3 (Di Linh), Nông trường Nam Linh (Di Linh), Nông trường 28-3 (Bảo Lộc) và Nông trường Minh Rồng (Bảo Lâm).
Nương chè Bảo Lộc
b. Cà phê:
Diện tích trồng cà phê toàn tỉnh năm 2000 là 114.180ha, tăng 26.605ha so với năm 1999, trong đó hầu hết là giống cà phê Robusta, các giống còn lại chỉ chiếm diện tích nhỏ (khoảng 5% diện tích). Vùng trồng cà phê nhiều nhất là các huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lâm, Bảo Lộc, Ðức Trọng,...
c. Cây điều:
Ngoài ra còn một số loại cây như: cây dâu tằm, cây rau, cây hoa, cây ăn quả, cây lúa,…
Năm 2000, diện tích trồng điều là 8.149ha và sản lượng điều đạt 990 tấn. Cây điều được phát triển mạnh ra cả 3 huyện phía Nam là Ðạ Huoai, Ðạ Tẻh, Cát Tiên. Ngoài ra, cây điều còn được trồng ở một số vùng xa của các huyện Di Linh, Lâm Hà, Lạc Dương.
2. Các ngành kinh tế
Nông nghiệp
2. Chăn nuôi: chiếm tỷ trọng 13.8%. Gồm một số loài vật nuôi như: bò, heo, gà, tằm,…
3. Rừng:
2. Các ngành kinh tế
Dịch vụ
Tỷ trọng dịch vụ chiếm khoảng 29% trong cơ cấu GDP của vùng.
1. Giao thông vận tải:
a. Đường bộ:
Các tuyến quốc lộ, đường tỉnh và đường huyện, đến nay, mạng lưới đường bộ ở Lâm Ðồng có tổng chiều dài 1.744km, trong đó: hệ thống quốc lộ có chiều dài 412,15 km, hệ thống đường tỉnh có tổng chiều dài 346,25km, hệ thống đường huyện có tổng chiều dài 985,69km.
b. Đường sắt:
Nhà ga được trang bị và nâng cấp nhằm mục đích khai thác dịch vụ du lịch với nhiều tuyến đường mới
2. Bưu chính viễn thông:
Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 30 bưu cục khu vực, 10 bưu cục quận huyện, 1 bưu cục trung tâm và 41 điểm bưu điện văn hoá xã, 138/138 số xã, phường, thị trấn đã được trang bị điện thoại.
Tháp vi ba 
3. Du lịch:
Trung tâm du lịch nổi tiếng nhất ở đây là thành phố Đà Lạt.
Một số danh lam thắng cảnh
Thác Prenn
Thác Voi
Thác Đambri
Bài thuyết trình đến đây là hết.
Xin cảm ơn quý thầy cô và các bạn
đã quan tâm theo dõi.
Chúc các bạn có một
tuần học vui vẻ!
Editor:Nhật Tân
Nguồn: Địa chí Lâm Đồng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Nhật Tân
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)