Bài 41. Địa lí tỉnh (thành phổ)
Chia sẻ bởi Deli Misir |
Ngày 28/04/2019 |
48
Chia sẻ tài liệu: Bài 41. Địa lí tỉnh (thành phổ) thuộc Địa lí 9
Nội dung tài liệu:
Kính chào quý
thầy cô và các bạn lớp 9a6
Địa lý địa phương
(tỉnh Lâm Đồng)
Dịch vụ
Nội dung
*Giao thông vận tải
*Bưu chính viễn thông
*Thương mại
*Du lịch
*Hoạt động đầu tư của nước ngoài
Giao thông vận tải
Giao thông vận tải
Đường bộ
Hiện nay hệ thống đường bộ của Lâm Đồng tương đối dày và phân bố khá đều khắp trong tỉnh, cho phép các phương tiện giao thông có thể đến được hầu hết các xã và đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân. Nếu chỉ tính riêng các tuyến quốc lộ, đường tỉnh và đường huyện, đến nay mạng lưới đường bộ ở Lâm Đồng có tổng chiều dài 1.744km,
trong đó tổng chiều dài:
Hệ thống quốc lộ (20, 27, 28) là 412,15km
Hệ thống đường tỉnh là 346,25km
Hệ thống đường huyện là 985,69km
Các tuyến quốc lộ 20, 27, 28, 55 nối liền Lâm Đồng với vùng Đông Nam Bộ, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, tạo cho Lâm Đồng có mối kinh tế - xã hội bền chặt với các vùng, các tỉnh trong khu vực.
Giao thông vận tải
Đường bộ
Đường hàng không
Giao thông vận tải
Cảng hàng không Liên Khương nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 30 km có tổng diện tích 160ha đang được nâng cấp thành sân bay quốc tế với đường băng dài 3.250 m có thể tiếp nhận các loại máy bay tầm trung như A.320, A.321 hoặc tương đương. Đoạn đường từ sân bay Liên Khương đến Đà Lạt đang được nâng cấp, xây dựng thành đường cao tốc 4 làn xe. Do nhu cầu đi lại của nhân dân ngày càng tăng nên hiện nay hàng ngày đều có chuyến bay từ Đà Lạt đi Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại.
Đường thủy
Giao thông vận tải
Giao thông trên sông Đồng Nai chỉ thực hiện được trên chiều dài khoảng 60km vào mùa khô và ở khu vực Cát Tiên là chủ yếu.
Đường sắt
Giao thông vận tải
Tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt dài 84km được đưa vào khai thác từ năm 1932. Năm 1976, Bộ Giao thông – Vận tải đã tháo gỡ 21km đường ray trên tuyến đường này để khôi phục tuyến đường sắt Thống Nhất, từ đó tuyến đường này không còn hoạt động nữa và dần bị phá bỏ.
Hiện nay, ngành đường sắt đã khôi phục đoạn từ ga Đà Lạt đến Trại Mát dài 8km phục vụ du lịch.
Bưu chính viễn thông
Bưu chính viễn thông
Mạng lưới bưu chính viễn thông phát triển nhanh và hiện đại cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Đến nay hệ thống các bưu điện, bưu cục phủ kín cơ bản các địa bàn toàn tỉnh, phục vụ kịp thời nhu cầu thông tin trong và ngoài nước của nhân dân.
Thời kỳ 2001-2005, đã đưa vào lắp đặt và sử dụng hệ thống điện thoại công cộng dùng thẻ, điện thoại di động, dịch vụ nhắn tin, dịch vụ giải đáp thông tin, mở thêm đường dây liên lạc trực tiếp qua các nước.
Đến hết năm 2005, hệ thống điện thoại đã đến 145/145 xã, phường, thị trấn; số bưu cục khu vực là 42 tăng 2 bưu cục so năm 2000.
Tổng số máy điện thoại trong toàn tỉnh ước năm 2005 là 195.594 máy, tăng 150.177 máy so năm 2000, bình quân hàng năm tăng 33,91%; trong đó điện thoại di động tăng mạnh từ 3.933 máy năm 2000, tăng lên 88.152 máy năm 2005, với tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 86,25%. Số máy điện thoại bình quân từ 4,4 máy/100 dân năm 2000 đã tăng lên 16,9 máy/100 dân vào năm 2005.
Doanh thu hoạt động bưu chính, viễn thông không ngừng tăng lên, từ 115.051 triệu đồng năm 2000 lên 336.030 triệu đồng năm 2005 (tăng 192%), mỗi năm thời kỳ 2001-2005 tăng bình quân 23,5%.
Bưu chính viễn thông
Thương mại
Thương mại
Hoạt động nội thương:
Hoạt động thương mại - dịch vụ thời kỳ 2001-2005 đã tiếp cận và hoà nhập với kinh tế thị trường, đảm bảo cung cấp cơ bản hàng hoá, dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống. Hàng hoá trên thị trường phong phú, đa dạng, việc mua bán thuận lợi, đáp ứng khá tốt nhu cầu xã hội các tầng lớp dân cư trong tỉnh. Mạng lưới kinh doanh thương mại phát triển nhanh, đa dạng về ngành nghề bao gồm cả thương nghiệp, nhà hàng ăn uống, dịch vụ phục vụ và du lịch. Do đó đã mở rộng mạng lưới kinh doanh phục vụ xuống tận cơ sở, địa bàn khu dân cư, tạo thành mạng trung gian kinh tế, làm chức năng giao lưu, trao đổi hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ .
Cùng với việc phát triển về thành phần kinh doanh, hạ tầng cơ sở cũng được đầu tư phát triển, điển hình là hệ thống chợ. Một số chợ được quy hoạch, đầu tư nâng cấp, sửa chữa với quy mô lớn trở thành trung tâm thương mại của tỉnh như chợ Đà Lạt, chợ B’ Lao (Bảo Lộc), chợ Tùng Nghĩa (Đức Trọng). Các trung
tâm thương mại tỉnh đã trở thành nơi cung ứng hàng
hoá cho vùng lân cận, nơi trung chuyển trao đổi
hàng hoá cho các chợ nông thôn .
Thương mại
Hoạt động nội thương:
Hoạt động ngoại thương:
Thương mại
Hoạt động ngoại thương trong những năm qua tuy gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng chiến tranh Iraq, của dịch Sars, dịch cúm gia cầm và tình hình giá cả thị trường thế giới biến động lớn nhưng các doanh nghiệp kinh doanh xuất, nhập khẩu trên địa bàn Lâm Đồng đã nỗ lực tìm kiếm, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm …nên đã đạt nhiều kết quả nhất định
Song song với xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu thời kỳ 2001-2005, cũng tăng nhanh từ 18.333 ngàn USD tăng lên 37.393,1 ngàn USD. Kim ngạch nhập khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất và máy móc, thiết bị để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
Hoạt động ngoại thương:
Thương mại
Du lịch
Du lịch
Với ưu thế về khí hậu, cảnh quan thiên nhiên và tài nguyên rừng, từ lâu du lịch là nguồn tài nguyên và thế mạnh của Lâm Đồng. Rừng của Lâm Đồng là khu vực lưu giữ nguồn gen động, thực vật quý hiếm, có chức năng bảo vệ nguồn sinh thủy khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông, suối lớn. Tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái này đóng vai trò quan trọng trong cảnh quan du lịch, đặc biệt là rừng thông Đà Lạt. Cùng với sông, suối, hồ, đập, thác nước,... rừng Lâm Đồng đã tạo nên một quần thể có sức thu hút khách du lịch trong và ngoài nước như rừng cảnh quan bao quanh Đà Lạt, khu du lịch hồ Tuyền Lâm, khu du lịch hồ Suối Vàng – Dankia, khu du lịch Thung lũng tình yêu, khu du lịch thác Datanla, thác Prenn, thác Pongour, thác Đam B’ri, núi Lang Biang.
Các loại hình du lịch của Lâm Đồng khá phong phú, đa dạng: du lịch tham quan, du lịch giải trí, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch dưới tán rừng, du lịch vườn, du lịch văn hóa - thể thao...
Du lịch
Một số cảnh quan du lịch tự nhiên đặc sắc: Hồ Xuân Hương, Đan Kia – Suối Vàng, hồ Tuyền Lâm, Than Thở, Thung lũng Tình yêu, Thung lũng vàng, Đa Nhim; thác Cam Ly, Đatanla, Prenh, Liên Khương, Gougah, Pongour, Đambri, Bobla, Li Liang, thác Voi, Pong Giang; đồi Cù, núi Lang Bian,…
Du lịch
Hồ Than Thở
Các di tích văn hoá lịch sử như Dinh I, Dinh II, Dinh III, khách sạn Palace; chùa Linh Sơn, Linh Phong; Thiền viện Trúc Lâm; nhà thờ Chánh toà, Cam Ly; Nghĩa trang Liệt sĩ; khu mộ cổ của dân tộc Mạ, khu di tích Cát Tiên; các lễ hội văn hoá dân gian như lễ hội đâm trâu, lễ hội cồng chiêng,… là điểm hẹn của du khách trong nước và quốc tế.
Du lịch
Tiềm năng du lịch
Du lịch
Về lâu dài, du lịch là nhân tố đột phá và là ngành kinh tế động lực của Lâm Đồng để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Lâm Đồng có lợi thế để phát triển du lịch, hiện tại hai khu du lịch trọng điểm: hồ Tuyền Lâm và Suối Vàng – Dankia của tỉnh đã được quy hoạch đang chờ đón các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, Lâm Đồng đã có chủ trương cho phép các nhà đầu tư thuê đất dưới tán rừng để đầu tư du lịch theo hướng du lịch sinh thái, du lịch dưới tán rừng.
Hoạt động
đầu tư
từ nước ngoài
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài cũng đóng góp một phần tích cực để chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Về cơ cấu đầu tư, nét nổi bật trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong thời gian qua tại Lâm Đồng chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến thực phẩm. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tham gia phát triển nguồn nhân lực.
Ngoài nguồn vốn FDI, nguồn vốn ODA cũng đóng góp một phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế -xã hội của Tỉnh. Tuy lượng vốn ODA chỉ chiếm khoảng 1% tổng vốn đầu tư xã hội nhưng đã tập trung đầu tư vào những lĩnh vực ưu tiên, cải tạo, nâng cấp và phát triển một bước cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội. Trong đó có một số dự án hạ tầng xã hội đã bắt đầu phát huy tác dụng, góp phần phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân, đặc biệt là các dự án đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc.
Hoạt động đầu tư từ nước ngoài
THE END
thầy cô và các bạn lớp 9a6
Địa lý địa phương
(tỉnh Lâm Đồng)
Dịch vụ
Nội dung
*Giao thông vận tải
*Bưu chính viễn thông
*Thương mại
*Du lịch
*Hoạt động đầu tư của nước ngoài
Giao thông vận tải
Giao thông vận tải
Đường bộ
Hiện nay hệ thống đường bộ của Lâm Đồng tương đối dày và phân bố khá đều khắp trong tỉnh, cho phép các phương tiện giao thông có thể đến được hầu hết các xã và đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân. Nếu chỉ tính riêng các tuyến quốc lộ, đường tỉnh và đường huyện, đến nay mạng lưới đường bộ ở Lâm Đồng có tổng chiều dài 1.744km,
trong đó tổng chiều dài:
Hệ thống quốc lộ (20, 27, 28) là 412,15km
Hệ thống đường tỉnh là 346,25km
Hệ thống đường huyện là 985,69km
Các tuyến quốc lộ 20, 27, 28, 55 nối liền Lâm Đồng với vùng Đông Nam Bộ, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, tạo cho Lâm Đồng có mối kinh tế - xã hội bền chặt với các vùng, các tỉnh trong khu vực.
Giao thông vận tải
Đường bộ
Đường hàng không
Giao thông vận tải
Cảng hàng không Liên Khương nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 30 km có tổng diện tích 160ha đang được nâng cấp thành sân bay quốc tế với đường băng dài 3.250 m có thể tiếp nhận các loại máy bay tầm trung như A.320, A.321 hoặc tương đương. Đoạn đường từ sân bay Liên Khương đến Đà Lạt đang được nâng cấp, xây dựng thành đường cao tốc 4 làn xe. Do nhu cầu đi lại của nhân dân ngày càng tăng nên hiện nay hàng ngày đều có chuyến bay từ Đà Lạt đi Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại.
Đường thủy
Giao thông vận tải
Giao thông trên sông Đồng Nai chỉ thực hiện được trên chiều dài khoảng 60km vào mùa khô và ở khu vực Cát Tiên là chủ yếu.
Đường sắt
Giao thông vận tải
Tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt dài 84km được đưa vào khai thác từ năm 1932. Năm 1976, Bộ Giao thông – Vận tải đã tháo gỡ 21km đường ray trên tuyến đường này để khôi phục tuyến đường sắt Thống Nhất, từ đó tuyến đường này không còn hoạt động nữa và dần bị phá bỏ.
Hiện nay, ngành đường sắt đã khôi phục đoạn từ ga Đà Lạt đến Trại Mát dài 8km phục vụ du lịch.
Bưu chính viễn thông
Bưu chính viễn thông
Mạng lưới bưu chính viễn thông phát triển nhanh và hiện đại cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Đến nay hệ thống các bưu điện, bưu cục phủ kín cơ bản các địa bàn toàn tỉnh, phục vụ kịp thời nhu cầu thông tin trong và ngoài nước của nhân dân.
Thời kỳ 2001-2005, đã đưa vào lắp đặt và sử dụng hệ thống điện thoại công cộng dùng thẻ, điện thoại di động, dịch vụ nhắn tin, dịch vụ giải đáp thông tin, mở thêm đường dây liên lạc trực tiếp qua các nước.
Đến hết năm 2005, hệ thống điện thoại đã đến 145/145 xã, phường, thị trấn; số bưu cục khu vực là 42 tăng 2 bưu cục so năm 2000.
Tổng số máy điện thoại trong toàn tỉnh ước năm 2005 là 195.594 máy, tăng 150.177 máy so năm 2000, bình quân hàng năm tăng 33,91%; trong đó điện thoại di động tăng mạnh từ 3.933 máy năm 2000, tăng lên 88.152 máy năm 2005, với tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 86,25%. Số máy điện thoại bình quân từ 4,4 máy/100 dân năm 2000 đã tăng lên 16,9 máy/100 dân vào năm 2005.
Doanh thu hoạt động bưu chính, viễn thông không ngừng tăng lên, từ 115.051 triệu đồng năm 2000 lên 336.030 triệu đồng năm 2005 (tăng 192%), mỗi năm thời kỳ 2001-2005 tăng bình quân 23,5%.
Bưu chính viễn thông
Thương mại
Thương mại
Hoạt động nội thương:
Hoạt động thương mại - dịch vụ thời kỳ 2001-2005 đã tiếp cận và hoà nhập với kinh tế thị trường, đảm bảo cung cấp cơ bản hàng hoá, dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống. Hàng hoá trên thị trường phong phú, đa dạng, việc mua bán thuận lợi, đáp ứng khá tốt nhu cầu xã hội các tầng lớp dân cư trong tỉnh. Mạng lưới kinh doanh thương mại phát triển nhanh, đa dạng về ngành nghề bao gồm cả thương nghiệp, nhà hàng ăn uống, dịch vụ phục vụ và du lịch. Do đó đã mở rộng mạng lưới kinh doanh phục vụ xuống tận cơ sở, địa bàn khu dân cư, tạo thành mạng trung gian kinh tế, làm chức năng giao lưu, trao đổi hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ .
Cùng với việc phát triển về thành phần kinh doanh, hạ tầng cơ sở cũng được đầu tư phát triển, điển hình là hệ thống chợ. Một số chợ được quy hoạch, đầu tư nâng cấp, sửa chữa với quy mô lớn trở thành trung tâm thương mại của tỉnh như chợ Đà Lạt, chợ B’ Lao (Bảo Lộc), chợ Tùng Nghĩa (Đức Trọng). Các trung
tâm thương mại tỉnh đã trở thành nơi cung ứng hàng
hoá cho vùng lân cận, nơi trung chuyển trao đổi
hàng hoá cho các chợ nông thôn .
Thương mại
Hoạt động nội thương:
Hoạt động ngoại thương:
Thương mại
Hoạt động ngoại thương trong những năm qua tuy gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng chiến tranh Iraq, của dịch Sars, dịch cúm gia cầm và tình hình giá cả thị trường thế giới biến động lớn nhưng các doanh nghiệp kinh doanh xuất, nhập khẩu trên địa bàn Lâm Đồng đã nỗ lực tìm kiếm, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm …nên đã đạt nhiều kết quả nhất định
Song song với xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu thời kỳ 2001-2005, cũng tăng nhanh từ 18.333 ngàn USD tăng lên 37.393,1 ngàn USD. Kim ngạch nhập khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất và máy móc, thiết bị để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
Hoạt động ngoại thương:
Thương mại
Du lịch
Du lịch
Với ưu thế về khí hậu, cảnh quan thiên nhiên và tài nguyên rừng, từ lâu du lịch là nguồn tài nguyên và thế mạnh của Lâm Đồng. Rừng của Lâm Đồng là khu vực lưu giữ nguồn gen động, thực vật quý hiếm, có chức năng bảo vệ nguồn sinh thủy khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông, suối lớn. Tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái này đóng vai trò quan trọng trong cảnh quan du lịch, đặc biệt là rừng thông Đà Lạt. Cùng với sông, suối, hồ, đập, thác nước,... rừng Lâm Đồng đã tạo nên một quần thể có sức thu hút khách du lịch trong và ngoài nước như rừng cảnh quan bao quanh Đà Lạt, khu du lịch hồ Tuyền Lâm, khu du lịch hồ Suối Vàng – Dankia, khu du lịch Thung lũng tình yêu, khu du lịch thác Datanla, thác Prenn, thác Pongour, thác Đam B’ri, núi Lang Biang.
Các loại hình du lịch của Lâm Đồng khá phong phú, đa dạng: du lịch tham quan, du lịch giải trí, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch dưới tán rừng, du lịch vườn, du lịch văn hóa - thể thao...
Du lịch
Một số cảnh quan du lịch tự nhiên đặc sắc: Hồ Xuân Hương, Đan Kia – Suối Vàng, hồ Tuyền Lâm, Than Thở, Thung lũng Tình yêu, Thung lũng vàng, Đa Nhim; thác Cam Ly, Đatanla, Prenh, Liên Khương, Gougah, Pongour, Đambri, Bobla, Li Liang, thác Voi, Pong Giang; đồi Cù, núi Lang Bian,…
Du lịch
Hồ Than Thở
Các di tích văn hoá lịch sử như Dinh I, Dinh II, Dinh III, khách sạn Palace; chùa Linh Sơn, Linh Phong; Thiền viện Trúc Lâm; nhà thờ Chánh toà, Cam Ly; Nghĩa trang Liệt sĩ; khu mộ cổ của dân tộc Mạ, khu di tích Cát Tiên; các lễ hội văn hoá dân gian như lễ hội đâm trâu, lễ hội cồng chiêng,… là điểm hẹn của du khách trong nước và quốc tế.
Du lịch
Tiềm năng du lịch
Du lịch
Về lâu dài, du lịch là nhân tố đột phá và là ngành kinh tế động lực của Lâm Đồng để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Lâm Đồng có lợi thế để phát triển du lịch, hiện tại hai khu du lịch trọng điểm: hồ Tuyền Lâm và Suối Vàng – Dankia của tỉnh đã được quy hoạch đang chờ đón các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, Lâm Đồng đã có chủ trương cho phép các nhà đầu tư thuê đất dưới tán rừng để đầu tư du lịch theo hướng du lịch sinh thái, du lịch dưới tán rừng.
Hoạt động
đầu tư
từ nước ngoài
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài cũng đóng góp một phần tích cực để chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Về cơ cấu đầu tư, nét nổi bật trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong thời gian qua tại Lâm Đồng chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến thực phẩm. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tham gia phát triển nguồn nhân lực.
Ngoài nguồn vốn FDI, nguồn vốn ODA cũng đóng góp một phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế -xã hội của Tỉnh. Tuy lượng vốn ODA chỉ chiếm khoảng 1% tổng vốn đầu tư xã hội nhưng đã tập trung đầu tư vào những lĩnh vực ưu tiên, cải tạo, nâng cấp và phát triển một bước cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội. Trong đó có một số dự án hạ tầng xã hội đã bắt đầu phát huy tác dụng, góp phần phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân, đặc biệt là các dự án đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc.
Hoạt động đầu tư từ nước ngoài
THE END
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Deli Misir
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)