Bài 41. Địa lí tỉnh (thành phổ)

Chia sẻ bởi Trần Vi Cường | Ngày 28/04/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: Bài 41. Địa lí tỉnh (thành phổ) thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

Nhóm 3
Lưu Tịnh Nghi (trưởng nhóm)
Lê Thị Nghĩa (thư ký)
Nguyễn Thành Luận (kĩ thuật)
Nguyễn Thị Lệ Nghi
Phạm Thiện Nhi
Nguyễn Thị Kim Nhung
Bùi Lê Thanh Mai
Địa Lí Địa Phương An Giang
Chủ đề:
ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ VÀ LAO ĐỘNG TỈNH AN GIANG
ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ VÀ LAO ĐỘNG TỈNH AN GIANG
1. Đặc điểm dân cư
2. Sự gia tăng dân số
3. Phân bố dân cư
4. Lao động
1. Đặc điểm dân cư
An giang là một tỉnh đông dân. Có 2 210 271 người (2006), đứng thứ 6 trong cả nước, đứng đầu ở Đồng bằng sông Cửu Long
Dân tộc: toàn tỉnh có 29 dân tộc. Đông nhất là người Kinh chiếm 94.92% dân số
BACK
2. Sự gia tăng dân số
- Dân số An Giang tăng liên tục:
1989 - 1999: tăng khoảng 27 533 người
1999 – 2006: tăng khoàng 23 033 người
- Tỉ suất gia tăng tự nhiên liên tục giảm, chỉ còn 1,25% năm 2006
- Sự khác biệt về gia tăng tự nhiên giữa người thành thị và nông thôn ngày càng rút ngắn
Nguyên nhân: do thực hiện tốt chương trình dân số. kế hoạch hóa gia đình và chất lượng cuộc sống đang dần được nâng lên
BACK
3. Phân bố dân cư:
- An Giang có mật độ dân số trung bình 625 người/km2 (năm 2006), cao gấp 2,6 lần so với cả nước và 1,5 lần so với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
- Phân bố dân cư chưa hợp lý:
Dân số tập trung 89% ở 9 huyện, thị, thành vùng đồng bằng; trong khi 2 huyện miền núi Tri Tôn, Tịnh Biên chỉ chiếm 11% dân số, với mật độ dân số trung bình 250 người/km2
Ở vùng đồng bằng: mật độ dân số ở 4 huyện cù lao giữa song Tiền và song Hậu rất cao. Trong khi 3 huyện vùng tứ giác Long Xuyên lại thưa hơn
Giữa thành thị và nông thôn cũng rất chênh lệch, số dân nông thôn đông gấp >3 lần số dân thành thị
BACK
4. Lao động
- Cơ cấu dân số trẻ:
Nhóm người dưới tuổi lao động chiếm: 35,1%
Nhóm người trong tuổi lao động chiếm: 57,3%
Nhóm người trên tuổi lao động chiếm: 7,6%
 Thuận lợi:
- Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào và tăng khá nhanh
- Nhiều thành phần dân tộc
 các dân tộc đoàn kết bên nhau phát huy truyền thống sản xuất, văn hóa tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế - xã hội
 Khó khăn:
- Chất lượng nguồn lao động thấp.
- Tỉ lệ lao động không có trình độ chuyên môn kĩ thuật chiếm 86,6%
- Cần giải quyết việc làm cho khoảng trên 70 ngàn lao động mỗi năm
- Cơ cấu lao động trong nông nghiệp vẫn còn chiếm tỉ trọng lớn và đang có chuyển biến giảm nhưng còn chậm
 Hướng giải quyết:
- Ở nông thôn cần được giải quyết thông qua một loạt các giải pháp đồng bộ như: kế hoạch hóa gia đình
- Mở rộng sản xuất
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất. kinh doanh
- Tạo thêm nhiều ngành nghề
- Đào tạo nghề cho người lao động kể cả lao động xuất khẩu sang nước ngoài
- Đào tạo nghề cho lực lượng lao động trong tỉnh là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập
BACK
Cám ơn các bạn !!!
Chúc các bạn học tốt !!!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Vi Cường
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)