Bài 41. Địa lí tỉnh (thành phổ)

Chia sẻ bởi Trần Vi Cường | Ngày 28/04/2019 | 36

Chia sẻ tài liệu: Bài 41. Địa lí tỉnh (thành phổ) thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

Trường THPT Tịnh Biên
Lớp 12A3
TÌM HIỂU ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG
AN GIANG
(Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang)

BÁO CÁO

Nhóm 4
Nhóm 4 gồm:
Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh An Giang
C/ HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH:
B/ THẾ MẠNH VỀ KINH TẾ:
A/ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI:
A/ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI:
1/ Sơ lược quá trình phát triển kinh tế,
trình độ phát triển kinh tế:
2/ Vị trí về kinh tế của tỉnh so với cả nước:
3/ Cơ cấu kinh tế:
Back
1/ Trong Nông nghiệp:
2/ Trong Công nghiệp và
tiểu thủ Công nghiệp:
3/ Trong thương mại – du lịch
và giao thông vận tải:
B/ THẾ MẠNH VỀ KINH TẾ:
1/ Trong Nông – lâm – ngư nghiệp:
2/ Trong Công nghiệp và xây dựng:
3/ Trong Dịch vụ - Thương mại:
C/ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH:
4/ Trong Văn hóa – xã hội:
Back
1/ Sơ lược quá trình phát triển kinh tế,
trình độ phát triển kinh tế:
_ Thực hiện đường lối đổi mới
kinh tế An Giang ngày càng
phát triển
_ Tổng sản phẩm quốc dân(GDP)
theo giá trị thực tế tăng liên tục:
_ Tốc độ tăng trưởng kinh tế
luôn cao:
+1991 – 1995: 9,9 %/năm
+1996 – 2003: 13,5 %/năm
+ 2005: 9,1 %
_ Thu nhập bình quân đầu người
đạt 8,5 triệu đồng năm 2005.

Back
2/ Vị trí về kinh tế của tỉnh so với cả nước:
_ Về nông nghiệp:

+ Tỉnh có tổng sản lượng lúa đạt trên 3,1 triệu tấn, lương thực bình quân
đầu người đạt gần 2.200 kg/người gấp 2 lần bình quân Vùng ĐBSCL
và gấp 5,1 lần bình quân chung cả nước.
+ Tốc độ tăng trưởng bình quân lương thực đầu người trong thời kỳ 1996-2005
đạt 4% gấp 1,3 lần vùng ĐBSCL và gấp 1,8 lần cả nước. Năng suất lúa
bình quân đạt gần 60 tạ/ha cao hơn trung bình Vùng ĐBSCL 17,5% và cao hơn
trung bình cả nước gần 21%.
+ Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng rất cao 17,3%/năm,
cao hơn trung bình Vùng ĐBSCL và cả nước khoảng 3,3%. Sản lượng cá nuôi
chiếm khoảng 27% của Vùng ĐBSCL và chiếm khoảng 18,0% của cả nước.
_ Về tốc độ tăng trưởng kinh tế:

+1990-1995 đạt 10,8% so với cả nước là 8,2%;
+1996-2000, đạt 6,9%, xấp xỉ trung bình cả nước;
+2001-2005 đạt 9,1%/năm, gấp 1,26 lần trung bình cả nước.

_ Tuy nhiên, nhìn chung tỉnh vẫn là một tỉnh nghèo,
với nền sản xuất nông nghiệp là chính,
thu nhập bình quân đầu người mới bằng 85% trung bình cả nước.
Back
3/ Cơ cấu kinh tế:
- Cơ cấu ngành kinh tế:
+ Xu hướng chuyển dịch đang theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III, cụ thể là:
*Khu vực I: năm 1990 chiếm 59,4% đến năm 2005 còn 38,4%
*Khu vực II: năm 1990 chiếm 9% đến năm 2005 chiếm 12,3%
*Khu vực III: năm 1990 chiếm 31,6% đến năm 2005 chiếm 49,3%
1990
2005

+ Tuy nhiên xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành diễn ra còn chậm, nhất là trong công nghiệp.
_ Cơ cấu thành phần kinh tế:
+ Khu vực kinh tế trong nước đóng góp 99,9% GDP toàn tỉnh
+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng không đáng kể mặc dù gần đây có tăng.
+ Khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỉ trọng cao 77,3% năm 2005
+ Khu vực kinh tế Nhà nước tăng dần tỉ trọng đóng góp trong GDP đạt 14,7%
+ Ngoài ra với quyết tâm đổi mới tỉnh đã kêu gọi đầu tư nước ngoài, khuyến khích phát triển thành phần kinh tế khác.
_ Cơ cấu lãnh thổ kinh tế:
+ Trong Công nghiệp, tỉnh đã đầu tư và mở rộng các khu công nghiệp ở huyện, thị. Hiện nay, tỉnh đang đẩy nhanh đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu vực công nghiệp để mời gọi đầu tư trong và ngoài nước.
+ Trong sản xuất Nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh, tạo ra sản phẩm hàng hóa nổi tiếng như: sản xuất lúa chất lượng cao ở Châu Thành, Thoại Sơn, Long Xuyên; sản xuất nếp ở Phú Tân,…
Back
B/ THẾ MẠNH VỀ KINH TẾ:
1/ Trong Nông nghiệp:
*Điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình chủ yếu là đồng bằng chiếm 87% diện tích
+ Đất phù sa màu mỡ có diện tích 353.676 ha, chiếm 72,5% đất tự nhiên toàn tỉnh.
+ Nước: có nguồn nước ngọt dồi dào, là một trong hai tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, có các sông lớn chảy qua và nhiều rạch tự nhiên, kênh đào, thủy lợi khá chằng chịt với mật độ sông ngòi thuộc loại cao nhất trong các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long.
+ Khí hậu: nhiệt đới gió mùa thể hiện tính chất cận xích đạo có hai mùa rõ rệt: mưa và khô.
*Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, trình độ thâm canh cao.

+Đẩy mạnh xây dựng các công trình thủy lợi giải quyết tưới tiêu.

+Đẩy mạnh chương trình khuyến khích nông nghiệp, thay đổi các giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với yêu cầu xuất khẩu, tìm ra nhiều phương cách tiêu thụ hàng hóa.
+Thực hiện chủ trương giao đất, giao rừng đến từng hộ dân, đẩy mạnh phát triển nông thôn, giúp nông dân nghèo vay vốn sản xuất.

+Phân bố lại dân cư để khai thác hết tiềm năng vùng tứ giác Long Xuyên
Back
B/ THẾ MẠNH VỀ KINH TẾ:
2/ Trong Công nghiệp và
tiểu thủ Công nghiệp:
*Điều kiện tự nhiên:
+ Khoáng sản: đá xây dựng tập trung ở Tri Tôn, Tịnh Biên; cát sông ở Châu Thành, Long Xuyên, Châu Phú

+ Có nền nông nghiệp phát triển cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
*Điều kiện kinh tế - xã hội:
+Có thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+Nguồn lao động dồi dào
+Có nhiều ngành nghề truyền thống như: mộc ở Chợ Mới; đường thốt nốt ở Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Đốc; mắm Châu Đốc; dệt lụa ở Tân Châu; rèn ở Phú Tân; cầu lông Hoàng Yến,…
+Có các cơ sở chế biến công nghiệp đáp ứng được nhu cầu của vùng.
+Có nhiều khu công nghiệp để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Back
3/ Trong thương mại – du lịch
và giao thông vận tải:
B/ THẾ MẠNH VỀ KINH TẾ:
+Địa hình bằng phẳng, vị trí thuận lợi và hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt.
+Có các cửa khẩu quốc tế quan trọng thuận lợi cho việc giao lưu mua bán.
+Có nhiều cảnh đẹp, di tích lịch sử văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo và nhiều lễ hội như: Vía Bà Chúa Xứ, đua bò bảy núi,…
+Có nhiều chính sách đầu tư phát triển của tỉnh nhằm vào thương mại, du lịch và cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.
Núi Cấm
Văn hoá Óc Eo
Nhà mồ Ba Chúc
Đồi Tức Dụp
Đua bò Bảy Núi
Vía Bà Chúa Xứ
Back
C/ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH:
1/ Trong Nông – lâm – ngư nghiệp:
+Sản xuất ổn định gắn với áp dụng công nghệ sinh học.

+Khôi phục và phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.

+Tăng cường quản lí và bảo vệ nguồn lợi thủy sản thiên nhiên, đồng thời phát triển nuôi trồng thủy sản, chủ lực là cá tra, cá Ba Sa và tôm càng xanh.

+Bảo vệ và phát triển rừng
2/ Trong Công nghiệp và xây dựng:
+ Đầu tư nâng cấp mở rộng và xây dựng mới các nhà máy: chế biến thủy sản, thức ăn gia súc, nước khoáng, khai thác đá, phát triển ngành truyền thống và sản xuất hành mỹ nghệ phục vụ du lịch.
+ Triển khai quy hoạch xây dựng và hình thành các khu công nghiệp tập trung như: Vàm Cống (TP. Long Xuyên), Vĩnh Mỹ (TX.Châu Đốc), Hòa An Hòa Bình (H.Chợ Mới), Bình Long (H.Châu Phú),…
3/ Trong Dịch vụ - Thương mại:
+ Đầu tư kết cấu hạ tầng, tập trung sản xuất các công trình then chốt tạo điều kiện thuận lợi đẻ hàng hóa lưu thông trong và ngoài tỉnh.
+ Phát triển du lịch: tập trung khai thác và phát triển nhanh các khu di tích văn hóa lịch sử như Núi Sam, Núi Cấm, đồi Tức Dụp, văn hóa Óc Eo, khu lưu niệm Bác Tôn gắn với xây dựng làng du lịch sinh thái Mỹ Hòa Hưng.
4/ Trong Văn hóa – xã hội:
+Dân số và lao động: đẩy mạnh công tác hóa dân số kế hoạch hóa gia đình, bình ổn quy mô dân số, nâng cao chất lượng lao động.
+Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, xã hội hóa hoạt động y tế, đa dạng hóa hình thức dịch vụ khám chữa bệnh.
+Phát triển Giáo dục và Đào tạo toàn diện, đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật hùng mạnh.
Cám ơn các bạn !!!
Cám ơn các bạn !!!
Chúc các bạn học tốt !!!
Chúc các bạn học tốt !!!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Vi Cường
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)