Bài 41. Địa lí tỉnh (thành phổ)

Chia sẻ bởi Lê Tuấn Cường | Ngày 28/04/2019 | 49

Chia sẻ tài liệu: Bài 41. Địa lí tỉnh (thành phổ) thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

Dịch vụ tỉnh Thừa Thiên Huế
ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG
Là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, với các lợi thế về tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn đã tạo cho Thừa Thiên Huế có khả năng phát triển mạnh ngành du lịch.
Tài nguyên tự nhiên: Với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng về sông, núi, biển, rừng, suối nước nóng, suối nước khoáng, thác, hồ…
Tài nguyên nhân văn: Hệ thống kiến trúc thành quách, cung điện, chùa, di sản văn hoá (được công nhận là di sản văn hoá thế giới). Tài nguyên phi vật thể: lễ hội, ẩm thực, làng nghề, nhã nhạc cung đình Huế (di sản văn hoá phi vật thể)…
Các tài nguyên đó đã tạo cho Thừa Thiên Huế có tiềm năng to lớn để trở thành trung tâm du lịch của cả nước.
DU LỊCH
SÔNG HƯƠNG CẦU TRÀNG TiỀN
Thương mại
Nội thương: hoạt động nội thương trên địa bàn tỉnh ngày càng tạo ra nguồn hàng phong phú, góp phần ổn định giá cả. Tổng mua bán lẻ hàng hoá xã hội năm 2007 : 6.634.925 tỷ đồng, năm 2008 đã tăng 9.274.962 tỷ đồng.
Ngoại thương: hoạt động xuất nhập khẩu trên dại bàn tỉnh dâng chuyển biến theo hướng tích cực. Tổng giá trị xuất nhập khẩu 2008 là 189.144 nghìn dola
GIAO THÔNG VẬN TẢI
Thừa Thiên-Huế được nối liền với cả nước và khu vực qua hệ thống quốc lộ 1A tỉnh lộ 49, đường sắt xuyên Việt, cảng Thuận An, cảng Chân Mây và sân bay Phú bài.
Đường bộ
Mạng lưới giao thông đường bộ của Thừa Thiên-Huế bao gồm các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện, xã, ven đô thị, nội thị…
Đường sắt
Tuyến đường sắt Bắc Nam qua Thừa Thiên-Huế dài 101,2 km, đóng vai trò quan trọng trong giao thông của tỉnh và tạo mối liên hệ với các tỉnh ven biển.
Đường sông
Với tổng chiều dài 63 km đường sông, đầm phá. Mật độ sông Thừa Thiên-Huế khá dày tạo điều kiện cho việt khai thác vận tải từ đất liền ra biển, phục vụ cho giao thông của các huyện đồng bằng và thành phố Huế.
Một số tuyến đường sông và cảng chính
Sông hương: dài 30km, tàu thuyền có trọng tải vừa và nhỏ có thể đi vào khi triều cao…
Cảng Thuận An: cách thành phố Huế 12km về phía Đông Bắc..
Cảng Chân Mây: cách thành phố Huế khoảng 49km về phía Nam…
Phá Tam Giang: tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông từ Phong Điền đến Phú Lộc..
Đường hàng không
Thừa Thiên-Huế có sân bay quốc tế Phú Bài. Sân bay rộng cách thành phố Huế 1km đóng vai trò quan trọng trong việc phục vụ cho phát triển kinh tế và du lịch của tỉnh.
Bưu chính viễn thông
Xây dựng cơ sở hạ tầng mạng viễn thông hiện đại, dung lượng và tốc độ lớn, độ tin cậy cao. Phát triển viễn thông phục vụ tốt và kịp thời cho phát triển kinh tế
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Tuấn Cường
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)