Bài 41. Địa lí tỉnh (thành phổ)

Chia sẻ bởi Võ Thị Thiên Hương | Ngày 28/04/2019 | 41

Chia sẻ tài liệu: Bài 41. Địa lí tỉnh (thành phổ) thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:




Bài 1
ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,
DÂN SỐ, LAO ĐỘNG, LỊCH SỬ,
TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA
TỈNH BẾN TRE

Bến Tre, tháng 6 năm 2012
1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
1.1. Về vị trí địa lý
- Một trong 13 tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long;
- Hợp thành bởi ba cù lao lớn An Hóa, Bảo, Minh;
- Địa hình của tỉnh Bến Tre như hình nan quạt.

1.2. Đơn vị hành chính
Bến Tre gồm 1 thành phố (trung tâm tỉnh lỵ) và 8 huyện với 7 thị trấn, 147 xã , 10 phường.

1.3. Về điều kiện tự nhiên
1.3.1. Về địa chất, địa hình
Địa hình bằng phẳng nghiêng dần về phía biển, những giồng cát xen kẽ ruộng vườn, trũng, bãi cồn, đầm mặn, bãi thủy triều, cồn sông không có rừng cây lớn, chỉ có một số rừng chồi và những dải rừng ngập mặn ven biển và ở các của sông.

1.3.2. Sông rạch
- Bến Tre có 4 sông chính: sông Mỹ Tho (sông Tiền Giang), Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên và mạng lưới kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 6.000 km.
- Là một trong những tỉnh có mật độ sông ngòi lớn nhất Việt Nam.

1.3.3. Khí hậu
- Bến Tre nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, nhiệt độ trung bình từ 26 - 270C.
- Có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 (cũng là mùa gió Nam), mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4.




1.3.4. Đất đai: Có 4 nhóm chính:
+ Nhóm đất cát cát chủ yếu là đất giồng chiếm diện tích 14.248 ha (6,4% diện tích toàn tỉnh). Đây là loại đất hình thành bởi tác động của dòng sông và sóng biển, được sử dụng để trồng các loại hoa màu, các loại rau và các loại cây ăn trái. .
+ Nhóm đất phù sa chiếm diện tích 66.471 ha (chiếm 26,9% DT toàn tỉnh) được hình thành từ trầm tích của các dòng sông cổ, tập trung ở các huyện phía tây như Chợ Lách, Châu Thành, bắc Giồng Trôm và bắc Mỏ Cày.

+ Nhóm đất phèn chiếm diện tích 15.127 ha (6,74% diện tích toàn tỉnh) phân bố rải rác trên diện tích từ vùng ngọt, vùng lợ đến vùng mặn.
+ Nhóm đất mặn hình thành chủ yếu từ 3 trầm tích hỗn hợp sông, biển trong quá trình lấn biển, chiếm diện tích 96.730 ha (43,22% diện tích toàn tỉnh), phân bố hầu hết các huyện ven biển Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản


1.3.5. Sinh vật
Bến Tre có thảm thực vật tự nhiên phong phú.
- Phía Tây là những vườn cây ăn trái nhờ lượng nước ngọt tương đối dồi dào từ hệ thống nhánh của sông Mekong.
- Phía Đông là các vùng nuôi trồng thủy sản mang sắc thái của hệ thực vật ngập mặn ven biển.

1.3.6. Thủy văn
Ở những vùng cửa sông thường thiếu nước ngọt trầm trọng vào mùa khô. Vào những ngày mưa lũ lớn, nếu gặp kỳ triều cường, nước dâng thường gây ngập lụt. Ngược lại, ở những vùng xa cửa sông, dao động thủy triều có tác dụng giúp việc tưới tiêu và tháo chua rửa mặn…


1.3.7. Phương hướng bảo vệ, khai thác và sử dụng
- Đánh giá, quy hoạch và có biện pháp khai thác, sử dụng hợp ý.
+ Chiến lược sử dụng và bảo vệ môi trường tài nguyên đất ở Bến Tre phải gắn với chiến lược bảo vệ, phục hồi rừng ngập mặn và phải có chính sách bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên đất, tăng cường hỗ trợ việc khai thác bền vững tài nguyên đất.
+ Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, chiến lược, chính sách, quy hoạch và sử dụng bền vững tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản trong lòng đất.
+ Sử dụng một cách có hiệu quả và hết sức tiết kiệm quĩ đất cho phát triển công nghiệp. Quy hoạch thành các khu công nghiệp có cơ sở hạ tầng, xử lý chất thải tập trung để tiết kiệm quỹ đất và hạn chế ô nhiễm đất. Khi quy hoạch và di dời các cơ sở công nghiệp, cần đánh giá mức độ ô nhiễm đất để có kế hoạch xử lý ô nhiễm và tái sử dụng hợp lý.
- Đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi để ngăn mặn, dẫn ngọt, hạn chế các yếu tố phèn mặn.


- Trồng rừng bảo vệ đất, chống xói mòn…tăng cường phân hữu cơ, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu làm ô nhiểm môi trường.
- Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp phù hợp với từng vùng trên cơ sở xây dựng chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững bao gồm nông, lâm, ngư nghiệp gắn liền với chiến lược khai thác hợp lý tài nguyên đất, với bảo vệ tài nguyên và môi trường đất.
- Chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường ( NQTW7 )



2.1. Lịch sử hình thành
Dân cư Bến Tre đa số là những lưu dân người Việt từ miền Trung, chủ yếu là vùng “Ngũ Quảng” (Q.Ngãi, Q.Nam, Q.Trị, Q.Bình,Q.Đức (TT Huế ngày nay).
Người Bến Tre chủ yếu là người Kinh, các dân tộc khác không đáng kể, chỉ có khoảng 5.000 người Hoa




2.2. Dân số và lao động
- Dân số: 1.254.589 nhân khẩu (giảm 3,42% so với năm 1999, kết quả điều tra dân số và nhà ở 01/04/2009); đứng thứ 23 cả nước, thứ 7 trong khu vực ĐBSCL về quy mô.
- Lao động: năm 2009: 747.239; năm 2010: 757.112.
- Tỉ lệ thất nghiệp: năm 2009: 3,79%; 2010: 3,61%



* Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (Theo tinh thần NQ 04 của Tỉnh ủy BT khóa IX)
Một là, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò của nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội.

Hai là, tăng cường quản lí nhà nước về nguồn nhân lực; nhanh chóng triển khai cụ thể hoá thực hiện các chiến lược, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực đã được phê duyệt.

Ba là, thực hiện tốt các chính sách phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.



- Tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường bất khuất và niềm khát vọng về độc lập, tự do.
- Lòng yêu nước của con người nơi đây, ngoài những nét phổ biến vốn có của người Việt nói chung, còn được pha thêm tinh thần thượng võ và chất ngang tàng, hiệp nghĩa, vừa có chút lãng mạn, phóng khoáng .







- Bên cạnh lòng yêu nước, người Bến Tre còn có đặc tính nổi bật khác là tinh thần tự lực, tự cường, tương thân, tương ái.

- Truyền thống “thư sinh đánh giặc bằng ngòi bút” đã được nhà thơ Phan Văn Trị, người sống cùng thời với Nguyễn Đình Chiểu, kế thừa với một phong cách khác.
- Bến Tre cũng là đất giàu truyền thống văn hóa, tinh thần hiếu học, biết nuôi dưỡng nhân tài và có ý thức bảo vệ vốn văn hóa truyền thống của cha ông.
=> Việc học phát triển khá sớm và đồng đều. Năm 1867, chỉ kể hai cù lao Bảo và Minh đã có hơn 70 trường dạy chữ nho.
=> Người Bến Tre đỗ đạt được ghi trong Quốc triều hương khoa lục khá đông. Tiêu biểu nhất là:
+ Phan Thanh Giản là vị tiến sĩ đầu tiên của Nam Kỳ;
+ Trương Vĩnh Ký, nói và viết thông thạo hơn một chục ngoại ngữ, được xếp vào danh sách 18 nhà thông thái trong Từ điển bách khoa Pháp ở thế kỷ XIX….
=> Trong lịch sử báo chí ở Nam Kỳ, thời kỳ phôi thai chữ quốc ngữ, Bến Tre cũng đã đóng góp 3 nhà báo có tầm cỡ:
+ Lương Khắc Ninh, chủ bút tờ Nông cổ mín đàm;
+ Sương Nguyệt Anh, chủ bút tờ Nữ giới chung;
+ Lê Hoằng Mưu, chủ bút tờ Lục Tỉnh tân văn.

=> Lĩnh vực nghệ thuật, Bến Tre đã đóng góp nhiều nghệ sĩ tài năng như:
+ Lê Long Vân (cải lương);
+ Diệp Minh Châu (điêu khắc);
+ Lê Văn Đệ (hội họa);
+ Nguyễn Phi Hoanh (nghiên cứu mỹ thuật).

=> Trong lĩnh vực văn hóa dân gian, những quyển sách sưu tầm về văn hóa dân gian (Chuyện đời xưa, Chuyện tiếu lâm, Truyện trạng, hát, lý, hò…) bằng chữ quốc ngữ đã ra đời sớm nhất cả nước.
=> Bến Tre cũng là “cái nôi” phong phú nhất về các điệu lý. Quyển Dân Ca Bến Tre do Lư Nhất Vũ và Lê Giang biên soạn đã sưu tập được 75 điệu lý trên đất Bến Tre.


* Phương hướng bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, văn hóa, lịch sử

Một là, tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng và công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Hai là, xây dựng quy hoạch tổng thể bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.

Ba là, tiếp tục thực hiện sự phân cấp quản lý với việc xây dựng cơ chế rõ ràng để vừa đảm bảo sự chỉ đạo, quản lý chặt chẽ về chuyên môn nghiệp vụ vừa đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa công tác bảo tồn theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.


Bốn là, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các khu di tích trong việc nâng cấp và tổ chức hoạt động bảo tồn, tuyên truyền; đồng thời tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Năm là, chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ quản lý, chuyên môn làm nhiệm vụ bảo tồn di sản văn hóa.

Sáu là, tăng cường hội nhập, giao lưu giới thiệu về văn hóa và con người Bến Tre thông qua các hoạt động chuyên môn về văn hóa, du lịch.
Câu hỏi N/C và T/L:
Đồng chí hãy phân tích tài nguyên đất của Bến Tre, phương hướng sử dụng và bảo vệ tốt tài nguyên đất của tỉnh nhà.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thị Thiên Hương
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)