Bài 41. Địa lí tỉnh (thành phổ)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Mai | Ngày 28/04/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: Bài 41. Địa lí tỉnh (thành phổ) thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

ĐỊA LÍ TỈNH BÌNH DƯƠNG
ĐỊA LÍ TỈNH BÌNH DƯƠNG
ĐỊA LÍ TỈNH BÌNH DƯƠNG
ĐỊA LÍ TỈNH BÌNH DƯƠNG
ĐỊA LÍ TỈNH BÌNH DƯƠNG
KHÁI QUÁT
Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Tỉnh lỵ của Bình Dương hiện nay là thành phố Thủ Dầu Một, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 30 km.
Dự kiến đến năm 2020, Bình Dương là đô thị loại I, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm 6 quận nội thành, 4 huyện ngoại thành với 112 xã, phường, thị trấn (60 phường, 39 xã, 13 thị trấn)[2].
Bình Dương là vùng đất chiến trường năm xưa với những địa danh đã đi vào lịch sử như Phú Lợi, Bàu Bàng, Bến Súc, Lai Khê, Nhà Đỏ và đặc biệt là chiến khu Đ với trung tâm là huyện Tân Uyên, vùng Tam giác sắt trong đó có ba làng An. Ngoài ra còn có khu du lịch Đại Nam là khu du lịch lớn nhất Đông Nam Á,...
I. VỊ TRÍ ,GIỚI HẠN,HÀNH CHÍNH
Bình Dương thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam[3], với diện tích 2694,4 km2 xếp thứ 4 trong vùng Đông Nam Bộ[4]. Với tọa độ địa lý 10o51` 46" - 11o30` Vĩ độ Bắc, 106o20`- 106o58` kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước. Phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh. Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai. Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh[5].
ĐỊA LÍ TỈNH BÌNH DƯƠNG
Ðơn vị hành chính cấp HuyệnThành phố
TP. Thủ Dầu Một
Thị xã Bến Cát
Thị xãThuận An
Thị xãDĩ An
Thị xã Nam Tân Uyên
Huyện Bàu Bàng
huyện Dầu Tiếng
HuyệnBắc Tân Uyên
HuyệnPhú Giáo
ĐỊA LÍ TỈNH BÌNH DƯƠNG
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ bắc xuống nam. Nhìn tổng quát, Bình Dương có nhiều vùng địa hình khác nhau như vùng địa hình núi thấp có lượn sóng yếu, vùng có địa hình bằng phẳng, vùng thung lũng bãi bồi...
Văn hóa
Chùa Bà Bình Dương
Bình Dương có các làng nghề truyền thống, như điêu khắc gỗ, làm đồ gốm và tranh sơn mài. Từ xa xưa các sản phẩm gốm mỹ nghệ, sơn mài và điêu khắc của Bình Dương đã tham gia hội chợ quốc tế, đồng thời cũng đã xuất khẩu sang Pháp và nhiều nước trong khu vực.
Làng nghề, Di tích, Danh thắng và Lễ hội truyền thống tại tỉnh Bình Dương
Làng nghềNghề sơn mài truyền thống tại Bình DươngNghề chạm khắc gỗ trên đất Thủ - Bình DươngLàng nghề gốm Bình DươngLễ hội truyền thốngThiên Hậu Cung và lễ hội Chùa Bà Thủ Dầu Một, lễ hội Chùa Ông Bổn
Địa điểm tham quan, khu vui chơiLạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến
Di tích - Danh thắng

Địa đạo Tam giác sắt Tây Nam Bến Cát
Chợ Thủ Dầu Một
Núi Cậu - Lòng Hồ Dầu Tiếng
Sở chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh
Chiến khu Đ
Nhà ông Trần Văn Hổ (Tự Đẩu)
Nhà cổ Trần Công Vàng
Chùa Hội Khánh
Núi Châu Thới
Nhà tù Phú Lợi
ĐỊA LÍ TỈNH BÌNH DƯƠNG
Đất đai Bình Dương rất đa dạng và phong phú về chủng loại. Các loại đất như Đất xám trên phù sa cổ, có diện tích 200.000 ha phân bố trên các huyện Dầu Tiếng, Bến Cát, Thuận An, Thủ Dầu Một. Đất nâu vàng trên phù sa cổ, có khoảng 35.206 ha nằm trên các vùng đồi thấp thoải xuống, thuộc các huyện Tân Uyên, Phú Giáo, khu vực Thủ Dầu Một, Thuận An và một ít chạy dọc quốc lộ 13. Đất phù sa Glây (đất dốc tụ), chủ yếu là đất dốc tụ trên phù sa cổ, nằm ở phía bắc huyện Tân Uyên, Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng, Thuận An, Dĩ An, đất thấp mùn Glây có khoảng 7.900 ha nằm rải rác tại những vùng trũng ven sông rạch, suối.
Khí hậu ở Bình Dương cũng như chế độ khí hậu của khu vực miền Đông Nam Bộ, nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao. Vào những tháng đầu mùa mưa, thường xuất hiện những cơn mưa rào lớn, rồi sau đó dứt hẳn. Những tháng 7,8,9, thường là những tháng mưa dầm. Có những trận mưa dầm kéo dài 1-2 ngày đêm liên tục. Đặc biệt ở Bình Dương hầu như không có bão, mà chỉ bị ảnh hương những cơn bão gần. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Bình Dương từ 26 °C -27 °C. Nhiệt độ cao nhất có lúc lên tới 39,3 °C và thấp nhất từ 16 °C -17 °C (ban đêm) và 18 °C vào sáng sớm. Vào mùa nắng, độ ẩm trung bình hàng năm từ 76%-80%, cao nhất là 86% (vào tháng 9) và thấp nhất là 66% (vào tháng 2). Lượng nước mưa trung bình hàng năm từ 1.800-2.000mm.
Sông ngòi
Bình Dương có 3 con sông lớn, nhiều rạch ở các địa bàn ven sông và nhiều suối nhỏ khác. Về hệ thống giao thông đường thủy, Bình Dương nằm giữa 3 con sông lớn, nhất là sông Sài Gòn. Bình Dương có thể nối với các cảng lớn ở phía nam và giao lưu hàng hóa với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
Chế độ thủy văn của các con sông chảy qua tỉnh và trong tỉnh Bình Dương thay đổi theo mùa: mùa mưa nước lớn từ tháng 5 đến tháng 11 (dương lịch) và mùa khô (mùa kiệt) từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, tương ứng với 2 mùa mưa nắng
Tài nguyên rừng
Do đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm và đất đai màu mỡ, nên rừng ở Bình Dương xưa rất đa dạng và phong phú về nhiều chủng loài. Có những khu rừng liền khoảnh, bạt ngàn. Rừng trong tỉnh có nhiều loại gỗ quý như căm xe, sao, trắc, gõ đỏ, cẩm lai, giáng hương... Rừng Bình Dương còn cung cấp nhiều loại dược liệu làm thuốc chữa bệnh, cây thực phẩm và nhiều loài động vật, trong đó có những loài động vật quý hiếm
KINH TẾ
Gao thông vận tải
Bình Dương là một tỉnh có hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy rất quan trọng nối liền giữa các vùng trong và ngoài tỉnh. Trong hệ thống đường bộ, quốc lộ 13 là con đường chiến lược cực kỳ quan trọng xuất phát từ Thành phố Hồ Chí Minh, chạy suốt chiều dài của tỉnh từ phía nam lên phía bắc, qua tỉnh Bình Phước và nối Vương quốc Campuchia đến biên giới Thái Lan. Đây là con đường có ý nghĩa chiến lược cả về quân sự và kinh tế. Đường quốc lộ 14, từ Tây Ninh qua Dầu Tiếng đi Chơn Thành, Đồng Xoài, Bù Đăng thuộc tỉnh Bình Phước xuyên suốt vùng Tây Nguyên, là con đường chiến lược quan trọng cả trong chiến tranh cũng như trong thời kỳ hòa bình xây dựng đất nước. Ngoài ra còn có Quốc lộ 1A từ Thủ Dầu Một đi Phước Long... và hệ thống đường nối thị xã với các thị trấn và điểm dân cư trong tỉnh[25].
Một con đường tại thị xã Dĩ An, Bình Dương
Khoáng sản
Cùng với những giá trị quý giá về tài nguyên rừng, Bình Dương còn là một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi chứa đựng nhiều loại khoáng sản phong phú tiềm ẩn dưới lòng đất. Đó chính là cái nôi để các ngành nghề truyền thống ở Bình Dương sớm hình thành như gốm sứ, điêu khắc, mộc, sơn mài... Bình Dương có nhiều đất cao lanh, đất sét trắng, đất sét màu, sạn trắng, đá xanh, đá ong nằm rải rác ở nhiều nơi, nhưng tập trung nhất là ở các huyện như Tân Uyên, Thuận An, Dĩ An, Thành phố Thủ Dầu Một
III. DÂN CƯ
Tính đến năm 2011, toàn tỉnh có 1.691.400 người, mật độ dân số 628 người/km²[
Trong đó dân số nam đạt 813.600
dân số nữ đạt 877.800 người
. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 14,2 ‰
. Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 1.084.200 người
, dân số sống tại nông thôn đạt 607.200 người
Trên địa bàn Bình Dương có khoảng 15 dân tộc, nhưng đông nhất là người Kinh và sau đó là người Hoa, người Khơ Me...
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Mai
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)