Bài 41. Địa lí tỉnh (thành phổ)

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Tuyết nhi | Ngày 28/04/2019 | 39

Chia sẻ tài liệu: Bài 41. Địa lí tỉnh (thành phổ) thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

Nhóm 1
NGƯỜI THỰC HIỆN:
TRẦN THỊ THẢO
TRẦN THỊ HỒNG DIỄM
PHẠM THỊ HẢI
LÊ THỊ THANH THẢO
Bài 41:
Địa lí tỉnh(thành phố)
BẢN ĐỒ VIỆT NAM
Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ & sự phân chia hành chính:
Vị trí địa lí & phạm vi lãnh thổ:

Diện tích:2.095,239 km2(năm 2008)
Thành phố Hồ Chí Minh ở trung tâm của Nam Bộ,phía Tây Nam của Đông Nam Bộ,nằm trong tọa độ địa lý: 10°10` – 10°38` vĩ độ Bắc (Củ Chi) và106°22` – 106°54` kinh độ Đông(Cần Giờ).Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội 1730 km(theo đường bộ).Hoặc với khoảng 2 giờ bay chúng ta có thể tới hầu hết thủ đô các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Tiếp giáp:
+ Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương
+ Phía Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh
+ Phía Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai
+ Phía Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
+ Phía Tây & Tây Nam giáp tỉnh Long An & Tiền Giang
Ngoài ra,tp Hồ Chí Minh còn có đường bờ biển là Cần Giờ dài 20 km.

Ý nghĩa:
+Nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam,từ Tây sang Đông,là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á.
+Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng & là cửa ngõ quốc tế(có cảng Sài Gòn & sân bay Tân Sơn Nhất)
+Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ & Đồng bằng sông Cửu Long
+Là trung tâm kinh tế,văn hóa,du lịch,giáo dục,khoa học-kĩ thuật,y tế lớn của cả nước
Sự phân chia hành chính:
Quá trình hình thành:
Thành phố Hồ Chí Minh hình thành nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn.
Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời thành phố. Khi người Pháp vào Đông Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành phố Sài Gòn được thành lập và nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất Việt Nam, được mệnh danh Hòn ngọc Viễn Đông hay Paris Phương Đông.
Sài Gòn là thủ đô của Liên Bang Đông Dương giai đoạn 1887-1901. Năm 1954, Sài Gòn trở thành thủ đô của Việt Nam Cộng hòa và thành phố hoa lệ này trở thành một trong những đô thị quan trọng của vùng Đông Nam Á. Việt Nam Cộng hòa sụp đổ năm 1975, lãnh thổ Việt Nam hoàn toàn thống nhất. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên Sài Gòn thành "Thành phố Hồ Chí Minh", theo tên vị Chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Đơn vị hành chính:
Có 24 quận huyện (Quận 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,Tân Bình,Tân Phú,Nhà Bè,Bình Chánh,Bình Tân,Gò Vấp,Phú Nhuận,Bình Thạnh,Thủ Đức,Hóc Môn,Củ Chi,Cần Giờ)
Điều kiện tự nhiên & tài nguyên thiên nhiên:
Địa hình:
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ & Đồng bằng sông Cửu Long.
Địa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc(Củ Chi) xuống Nam(Cần Giờ) & từ Đông sang Tây,chia thành 3 tiểu vùng chính:
-Khu vực gò đồi lượn sóng:được hình thành vào thời Trung Sinh,nằm ở Bắc,Tây & Tây Bắc(Củ Chi, Hóc Môn & Quận 9),có độ cao trung bình 10-25m,cao nhất là khu Long Bình(32m Quận 9)….
-Khu vực trũng ở phía Nam,Tây Nam & Đông Nam(bao gồm toàn huyện Cần Giờ,một phần huyện Nhà Bè,Bình Chánh,Quận 8,Quận 7) có độ cao từ 0,5-2m.
-Khu đất đồng bằng:được hình thành trong thời Tân Sinh,bao gồm khu vực nội thành cũ,Quận 12,một phần huyện Hóc Môn,Quận 2 có độ cao trung bình từ 5-10m.
Nhìn chung địa hình Tp Hồ Chí Minh không phức tạp,song cũng khá đa dạng với gò đồi,đồng bằng phù sa,& vùng ven biển ngập mặn nên có điều kiện để phát triển kinh tế về nhiều mặt.
Ảnh hưởng của địa hình tới phân bố dân cư & phát triển kinh tế xã hội:
Do chênh lệch về độ cao địa hình nên ảnh hưởng đến các yếu tố tự nhiên(khí hậu,sông ngòi,đất trống),chi phối mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp & tạo ra tính đa dạng phong phú của nền nông nghiệp thành phố.
Khí hậu:
Nguồn: Đại sứ quán Việt Nam tại London[7] 26 tháng 2 năm 2008.
Nằm trong khu vực có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nhưng do gần biển (50 km) nên khí hậu thành phố mang tính chất hải dương, điều hoà hơn các tỉnh lân cận.


Có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.Và tác động chi phối đến môi trường cảnh quan.


Thành phố có số giờ nắng trung bình từ 6-8 giờ/ngày nên nhận được một nhiệt năng cao trung bình 3685 calo/cm2/ngày đủ cho cây trồng phát triển quanh năm. (Lượng bức xạ dồi dào trung bình khoảng 140 kcal/ cm2/ năm, số giờ nắng trung bình tháng 160-270 giờ).


NHIỆT ĐỘ:
- Nhiệt độ trung bình năm là: 27°C, tháng nóng nhất vào tháng 4 (28,9°C) và mát nhất vào tháng 12 (25,7°C).Có tới trên 330 ngày có nhiệt độ trung bình 25, 28°C. Độ ẩm trung bình hàng năm là 79,5%. Độ ẩm cao nhất về mùa mưa có thể lên đến 100%, mùa khô xuống chỉ còn 74,5%.
Phát triển các chủng loại cây trồng và vật nuôi đạt năng suất cao.
Làm thay đổi nhanh quá trình phân huỷ chất hữu cơ chứa trong các chất thải, giảm ô nhiễm môi trường đô thị.


LƯỢNG MƯA:
Cao, trung bình hàng năm là 1949 mm, năm cao nhất 2718 mm (1908), năm thấp nhất 1392 mm(1958) nhưng phân bố không đều cả trong không gian và thời gian. Hơn 90% lượng mưa tập trung vào các tháng mùa mưa, cao nhất tháng 6,9 (khoảng 320mm), thấp nhất tháng 2 (45 mm).
- Số ngày mưa trung bình trong năm là 159 ngày.
- Về thời gian, lượng mưa có xu thế tăng dần từ Tây Nam lên Đông Bắc ( Cần Giờ, Nhà Bè, Nam Bình Chánh mưa từ 1200-1500 mm, trong khi ở các quận nội thành và các huyện Hóc Môn, Củ Chi, Thủ Đức, Quận 9 mưa từ 1800-1900 mm).


Khó khăn:
Những đặc điểm của chế độ mưa cùng ảnh hưởng của mùa lũ và độ mặn trên sông rạch gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, nhất là trong việc bố trí thời vụ và cơ cấu cây trồng.


+Vụ đông xuân: (tháng 11-3) nằm trọn trong mùa khô, nước sông nhiễm mặn, nguồn nước tưới dựa vào nước ngầm hay hệ thống thuỷ lợi.


+Vụ hè thu: (tháng 5-8) nằm trọn trong mùa mưa nhưng cuối vụ lại trùng với mùa lũ của các con sông nên dễ gây úng lụt khi sắp thu hoạch.


+Vụ mùa: (tháng 8-11) nằm phần lớn trong mùa mưa nhưng cuối vụ hay bị hạn.


Giải pháp:
phải xây dựng hệ thống thuỷ lợi kết hợp với cơ cấu cây trồng hợp lý sẽ tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển.


GIÓ



Thành Phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi 2 hướng gió: gió mùa Tây-Tây Nam và Đông-Đông Bắc.
- Gió Tây-Tây Nam thổi trong mùa mưa (tháng 6-10), sức gió trung bình 3,6 m/s.


- Gió Đông -Đông Bắc. thổi trong các tháng 11-02, sức gió trung bình 2,4 m/s.


- Ngoài ra có gió Tín Phong Nam-Đông Nam thổi từ tháng 3-5, sức gió 2,4 m/s.


- Thành Phố Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão nhưng năm 1997 do biển động (hiện tượng EL-Nino) gây nên cơn bão số 5 phá huỷ nhẹ một phần huyện Cần Giờ.


- Gió mạnh nhất vào tháng 8 (trung bình 4,5 m/s) và yếu nhất vào tháng 12 (trung bình 2,3 m/s)


Thuận lợi:
Với nguồn nhiệt năng cao hàng ngày và sức gió thổi khá mạnh, nên thành phố Hồ Chí Minh có nguồn năng lượng (nhiên liệu) thiên nhiên phong phú phục vụ đời sống và sản xuất (máy bơm nước, máy phát điện chạy bằng sức gió, lò đun nước bằng nhiệt mặt trời)
Sông ngòi:
- Thành Phố Hồ Chí Minh nằm ở hạ lưu sông Đồng Nai & sông Sài Gòn. Một câu ca dao nói lên sự hội ngộ này:


Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định,Đồng Nai thì về

- Hai sông lớn nhất là sông Đồng Nai và sông Sài Gòn.


a. Sông Đồng Nai:
Dài khoảng 586 km, bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên ở độ cao khoảng 1770 m do sông Đa Nhim và sông Đa Dung hợp thành.
Sau khi tiếp nhận nguồn nước của sông La Ngà ở tả ngạn và sông ở hữu ngạn, sông Đồng Nai vượt qua ghềnh thác Trị An uốn khúc qua Biên Hoà để vào thành phố, gặp sông Sài Gòn tại Nhà Bè& là nguồn nước tưới tiêu, thuỷ điện quan trọng cho thành phố.
b. Sông Sài Gòn:
Dài 210 km, bắt nguồn từ cao nguyên Hớn quản chảy qua tỉnh Tây Ninh, Sông Bé đổ vào thành phố ở Củ Chi và xuyên qua thành phố trên chiều dài 106 km. Có độ dốc trung bình 45 cm/km, lòng sông khá rộng từ 225-370 km và sâu tới 20 m, có nhiều nhánh phụ (Láng The, Rạch Tra…) nên có tác dụng điều hoà lũ lụt và nguồn nước tưới quan trọng hiện nay cho phía bắc thành phố.
Mùa lũ lưu lượng trung bình 171 m3/s nhưng mùa cạn chỉ còn 15, 20 m3/s nên không đủ đáp ứng số lượng nước tưới trong mùa khô. Sông Sài Gòn được nối với sông Vàm Cỏ Đông (Long An) ở phía Tây nhờ một hệ thống kênh rạch dài khoảng 27 km.


c. Sông Nhà Bè:
lại phân ra nhiều chi lưu bao quanh huyện Cần Giờ để đổ ra biển.
Về phía trái đổ ra cửa Soài Rạp dài 59 km, lòng sông cạn, nước chảy chậm. Về phía phải theo sông Lòng Tàu đổ ra vịnh Gành Rái, sông dài 56 km, bề rộng trung bình 0,5 km, lòng sông sâu, là đường thuỷ chính cho tàu bè ra vào cảng Sài Gòn. Ngoài các sông chính, trên thành phố Hồ Chí Minh còn có nhiều kênh rạch chằng chịch nhất là ở huyện Cần Giờ.


d. Hệ thống kênh rạch ở thành phố:
khá chằng chịt, tập trung nhiều ở Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn, Nam Thủ Đức, Cần Giờ vừa nối với hệ thống sông rạch Thành phố vừa nối với hệ thống sông rạch Cửu Long nên giữ vai trò quan trọng trong việc tiêu thoát nước, vận chuyển hàng hoá, thuỷ lợi.
Một số kênh rạch chính như: rạch Bến Nghé, rạch Thị Nghè, Lò Gốm, kinh Tẻ, kinh Tham Lương, kinh Thầy Cai, kinh Thái Mỹ, kinh An Hạ…
- Hệ thống sông rạch thành phố chịu ảnh hưởng của thuỷ triều (bán nhật triều) xâm nhập vào, sâu nhất vào tháng 4 và tuỳ theo mùa, tuỳ theo con nước, tuỳ theo khối lượng nước đổ xuống từ thượng nguồn, nước mặn (khoảng 4%o) từ biển Đông nên hình thành 3 vùng:


*Vùng nước ngọt:
Gồm phía Bắc nội thành, phía Bắc Thủ Đức, Quận 9, Hóc Môn, Bình Chánh, Bình Tân, Củ Chi.


*Vùng nước lợi:
Phía Nam Củ Chi, Thủ Đức, phía Bắc Cần Giờ.


*Vùng nước mặn:
Một số xã ở Cần Giờ ra đến biển.


- Mực nước triều trung bình là 0,17m, cao nhất vào các tháng 10, 11 khoảng 1,10m và thấp nhất vào tháng 6,7 khoảng 1,07m so với mực nước biển.


e. Nguồn nước ngầm thành phố:
Nhờ trầm tích Pleistocen, khu vực phía Bắc Thành phố Hồ Chí Minh có được lượng nước ngầm khá phong phú. Nhưng về phía Nam, trên trầm tích Holocen, nước ngầm thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.
Khu vực nội thành cũ có lượng nước ngầm đáng kể, tuy chất lượng không thực sự tốt, vẫn được khai thác chủ yếu ở ba tầng: 0–20 m, 60–90 m và 170–200 m (tầng trầm tích Miocen). Tại Quận 12, các huyện Hóc Môn và Củ Chi, chất lượng nước tốt, trữ lượng dồi dào, thường được khai thác ở tầng 60–90 m, trở thành nguồn nước bổ sung quan trọng.
Địa chất & đất đai:
Đất đai ở Thành Phố Hồ Chí Minh được hình thành theo hai giai đoạn:


- Trầm tích phù sa cổ ở phía Bắc, được hình thành vào thời Trung Sinh.


- Trầm tích phù sa trẻ được hình thành từ thời Tân Sinh đến ngày nay.
Trầm tích Pleistocen (trầm tích phù sa cổ):
chiếm hầu hết phần phía Bắc, Tây Bắc và Ðông Bắc thành phố, gồm phần lớn các huyện Củ Chi, Hóc môn, Bắc Bình Chánh, quận Thủ Ðức, Bắc-Ðông Bắc quận 9 và đại bộ phận khu vực nội thành cũ.


Ðiểm chung của tướng trầm tích này, thường là địa hình đồi gò hoặc lượn sóng, cao từ 20-25m và xuống tới 3-4m, mặt nghiêng về hướng Ðông Nam. Dưới tác động tổng hợp của nhiều yếu tố tự nhiên như sinh vật, khí hậu, thời gian và hoạt động của con người, qua quá trình xói mòn và rữa trôi..., trầm tích phù sa cổ đã phát triển thành nhóm đất mang những đặc trưng riêng.
Trầm tích Holocen (trầm tích phù sa trẻ):
tại thành phố Hồ Chí Minh, trầm tích này có nhiều nguồn gốc:ven biển, vũng vịnh, sông biển, aluvi lòng sông & bãi bồi... nên đã hình thành nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa có diện tích 15.100 ha (7,8%),nhóm đất phèn 40.800 ha (21,2%)& đất phèn mặn (45.500 ha (23,6).
Ngoài ra có một diện tích nhỏ khoảng hơn 400 ha (0,2%) là "giồng" cát gần biển và đất feralite vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò.
Có thể chia Trầm tích Holoxen thành 6 nhóm chính:
a.Đất đỏ vàng:
Chiếm 1,5% diện tích đất trồng có ở Thủ Đức, Quận 9, Hóc Môn, Củ Chi, thường là đất cát pha, nghèo mùn nhưng để trồng cây cho thức ăn gia súc (bắp, khoai lang, khoai mì), cây công nghiệp ngắn ngày, hoa quả.


b. Đất xám:
Chiếm 19,4% diện tích, phát triển trên phù sa cũ, phân bố ở phía Bắc Củ Chi, Bắc Thủ Đức, Hóc Môn, Bắc Bình Chánh. Nhiều mùn, mịn thường sử dụng trồng rau màu, lúa, cây công nghiệp ngắn ngày.


c. Đất phù sa ngọt:
Chiếm 2,6% phân bố ở Bình Chánh, Thủ Đức và các quận ven nội thành, đây là loại đất tốt nhất được khai thác lâu đời, cày, cấy 3,4 vụ xen canh quanh năm, tạo nên vùng nông nghiệp trù phú nhất thành phố.


d. Đất phèn:
Chiếm tới 38% phân bố ở phía Bắc Cần Giờ, Bình Chánh, Thủ Đức, Củ Chi, Hóc Môn…có khả năng lớn về nông nghiệp nhưng phải cải tạo nhiều.


e Đất mặn:
Chiếm 12,3% tập trung ở Cần Giờ, một phần nhỏ ở Nam Bình Chánh, Nhà Bè…cũng là đất trồng nhưng phải có đê ngăn mặn, giữ nước ngọt.


f. Đất cồn cát bãi biển:
Chiếm 3,2% phân bố ở Cần Giờ hiện đang được khai thác để trồng mãng cầu dai, táo, dưa hấu và rau màu.

Đất trồng thành phố tuy nhiều (trên 110.000 ha) chiếm 14% diện tích thành phố và đa dạng nhưng nhìn chung nghèo chất dinh dưỡng, đòi hỏi phải được cải tạo và quy hoạch lại để có thể sử dụng hợp lý theo hướng thâm canh, chuyên môn hoá. Ngoài ra còn có hơn 36.000 ha đất lâm nghiệp tập trung chủ yếu ở phía Nam Cần Giờ (rừng ngập mặn) rừng nhiệt đới ẩm ở Củ Chi, Thủ Đức, Hóc Môn…
Tài nguyên sinh vật:
a.Thành Phố Hồ Chí Minh có 3 kiểu rừng:


- Rừng mưa nhiệt đới xanh quanh năm: Gồm nhiều tầng rậm rạp, dây leo chằng chịt, thường phát triển trên các vùng đất cao. Hiện nay mật độ che phủ rừng thấp, nay chỉ còn đồi trọc, cỏ tranh, cây bụi che phủ.


- Rừng Sác: Phát triển trên những vùng đất thấp ngập mặn ở cửa sông, rất rậm rạp với 50 loài cây đặc trưng: đước, bần, mấm, dừa nước… hiện đang được trồng nhiều trên 20.000 ha ở Cần Giờ, vốn là rừng nguyên sinh, trong thời Pháp thuộc còn là rừng cấm, nhưng trong thời gian chống Mĩ rừng này đã bị bom đạn Mĩ và chất độc màu da cam tàn phá năng nề.


Từ năm 1978, thành phố Hồ Chí Minh đã đầu tư phục hồi hàng chục ngàn ha rừng đước. Ngoài ra ở phía Bắc huyện Cần Giờ đang trồng thêm dừa nước, tràm, bạch đàn…
- Rừng ngập mặn Cần Giờ khoảng 25000 ha, đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam.


Ngoài hệ thống rừng, vùng biển Cần Giờ có nhiều tôm, cá là nguồn lợi của thành phố Hồ Chí Minh về biển.
- Bưng: phát triển trên đất phèn gồm các loại cây bụi và cây cỏ như: bàng, lác, bưng, lau, lá hẹ, tràm, bình bác…


b. Động vật:
Trước đây đa dạng, phong phú nhưng nay bị huỷ diệt do con người phá rừng.
- Trên cạn: cọp, nai, gấu, heo rừng, khỉ, vượn, các loại bò sát như trăn, rắn, rùa, kỳ đà.
- Dưới nước: rái cá, cá sấu, cá tôm, cua, sò…các loại chim lele, vịt trời, cò, vạc…các loại dơi…
Các loại động thực vật sống thành quần thể theo môi trường sinh sống tạo nên những hệ sinh thái cân bằng hoàn chỉnh của rừng Sác, đồng bưng, đồng lúa, miệt vườn…Hiện nay bị con người tàn phá & nhiều nguyên nhân khác làm biến đổi cả hệ sinh thái làm nhiều động vật không còn thấy xuất hiện như cọp, gấu…


*Giải pháp:
Trồng rừng, chăn nuôi gia đình, bảo vệ động vật hoang dã.
Khoáng sản:
Chủ yếu là khoáng sản phi kim loại như:sét, cát sỏi, đất đá xây dựng tập trung ở quận 9, thủ đức (làm gạch ngói, gạch trang trí, đá rửa, đá xây dựng, đá ong, đất đỏ, sạn, sỏi để đắp đường.
Ngoài ra có:
-Sét trắng: làm đồ gốm, gạch ngói ở Củ Chi, Bình Chánh.
-Cát: (làm thuỷ tinh) ở Tân Bình.
-Cát xây dựng: ở Thủ Đức, Củ Chi, Hóc Môn.
-Than bùn: ở Cần Giờ, Nhà Bè.
Tuy qui tụ không lớn nhưng khá đa dạng và đồng bộ trên một số khu vực, thuận lợi cho việc khai thác và sử dụng, tạo điều kiện cho ngành xây dựng phát triển với các công trình đẹp, kiến trúc hiện đại.
Chúc các bạn học tốt,thi tốt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Tuyết nhi
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)