Bài 41. Địa lí tỉnh (thành phổ)
Chia sẻ bởi Lê Thanh Hiếu |
Ngày 10/05/2019 |
163
Chia sẻ tài liệu: Bài 41. Địa lí tỉnh (thành phổ) thuộc Địa lí 9
Nội dung tài liệu:
GV: Lê Thanh Hiếu
Trường THCS Tân Phước
Đồng Tháp là một tỉnh nằm ở miền Tây Nam Bộ, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.
Vùng đất Đồng Tháp được Chúa Nguyễn khai phá vào khoảng thế kỷ XVII, XVIII. Từ đầu thế kỷ XVII, đã có lưu dân Việt đến vùng Sa Đéc khẩn hoang, lập ấp.
Thời Gia Long, Sa Đéc thuộc huyện Vĩnh An, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh.
Ngày 01 tháng 01 năm1900, Pháp lập tỉnh Sa Đéc. Ngày 09 tháng 02 năm 1913, giải thể tỉnh Sa Đéc, đồng thời nhập địa bàn vào tỉnh Vĩnh Long.
Tỉnh Sa Đéc được chia thành 2 tỉnh Kiến Phong và Sa Đéc vào thời Việt Nam Cộng Hoà. Sau ngày 30 tháng 04 năm 1975, tỉnh Sa Đéc và tỉnh Kiến Phong hợp nhất thành tỉnh Đồng Tháp.
Khái quát địa lý Đồng Tháp
Tọa độ: 10°07’B – 10°58’B và 105°12′-56″Đ
Diện tích: 3.378,8 km²
Dân số : 1.680.300 người (2013)
Mật độ: 497 người/km²
Dân tộc: Việt, Khmer, Hoa, Ngái
Tỉnh lỵ: Thành phố Cao Lãnh
Chủ tịch UBND: Nguyễn Văn Dương
Bí thư Tỉnh ủy: Lê Minh Hoan
Đơn vị hành chính: 2 TP, 1 TX, 9 huyện.
Mã hành chính VN-45
Mã điện thoại: 067
Biển số xe: 66
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI LÃNH THỔ
VÀ PHÂN CHIA HÀNH CHÍNH
Vị trí địa lí
Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Vĩ độ: 10°07’B-10°58’B.
Kinh độ: 105°12’Đ-105°56’Đ.
- Phía Bắc: tỉnh Prây Veng (Campu chia).
Phía Nam: Vĩnh Long và Thành phố Cần Thơ.
Phía Tây: An Giang.
Phía Đông: Long An và Tiền Giang.
Tính đến ngày 14 tháng 10, năm 2013, tỉnh Đồng Tháp có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 9 huyện. Trong đó có 8 thị trấn, 17 phường và 119 xã bao gồm TP Cao Lãnh, TP Sa Đéc, TX Hồng Ngự, các huyện Tân Hồng, Hồng Ngự,Tam Nông, Thanh Bình, Cao Lãnh, Tháp Mười, Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành.
1. Địa hình
Địa hình độ cao phổ biến 1–2 mét so với mặt biển. Địa hình được chia thành 2 vùng lớn là vùng phía bắc sông Tiền và vùng phía nam sông Tiền.
+ Vùng phía bắc: độ cao 0,7 - 4m.
+ Vùng phía nam: địa hình lòng máng dốc, độ cao 0,8 - 1,0 m.
- Mùa lũ thường bị ngập nước khoảng 1 m.
2. Khí hậu:
- Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11
+ Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
+ Nhiệt độ trung bình năm trên 270C, cao nhất là 28,50C (T4), 250C (T1).
+ Độ ẩm trung bình năm tương đối cao 83%.
+ Lượng mưa từ 1240 – 1450mm.
3. Thủy văn
- Đồng Tháp ở đầu nguồn sông Cửu Long, có hệ thống sông ngòi, kêng rạch chằng chịt, nhiều ao hồ lớn. Sông Tiền chảy qua tỉnh dài 132km, sâu 20m), sông Hậu (34km, sâu 16m). Hai bên sông có nhiều cồn cát, bãi bồi...có 1 số nơi bị sạt lỡ gây nguy hiểm. Có 1 mùa cạn và 1 mùa lũ ( T7-10), chiểm 80% lưu lượng cả năm.
Ngoài ra còn có hai nhánh sông Sở Hạ và sông Sở Thượng bắt nguồn từ Campuchia đổ ra sông Tiền ở Hồng Ngự. Phía nam còn có sông Cái Tàu Hạ, Cái Tàu Thượng, sông Sa Đéc… hệ thống kênh rạch chằng chịt có 20 kênh tự nhiên, 110 kênh đào, các kênh lớn: Nguyễn Văn Tiếp, kênh Lấp Vò, kênh Hồng Ngự - Vĩnh Hưng, kênh Đồng Tiến.
- Nguồn nước ngầm dồi dào, tuy nhiên 1 số nơi bị nhiễm phèn, mặn..
Sông Sa Đéc
Sông Cái Tàu Hạ
4. Thổ nhưỡng
Đất đai của Đồng Tháp có kết cấu mặt bằng kém bền vững lại tương đối thấp, nên làm mặt bằng xây dựng đòi hỏi kinh phí cao, nhưng rất phù hợp cho sản xuất lượng thực và cây ăn quả...
Đất có 3 loại đất chính là nhóm đất phù sa (chiếm 59,06%) dọc 2 bên sông Tiền, sông Hậu, nhóm đất phèn (chiếm 25,99%) ở Đồng Tháp 10, đất xám (chiếm 8,67%) phía bắc tỉnh, nhóm đất cát (chiếm 0,04% diện tích tự nhiên).
5. Tài nguyên sinh vật
- Sinh vật: chủ yếu là rừng thứ sinh với cây tràm. Rừng có gần 10.000 ha tập trung ở Tân Hồng, Tam Nông, Tháp Mười, Cao Lãnh.
Cảnh quan và sinh thái có nhiều nét đặc sắc: rừng tràm bạt ngàn, hồ sen, đầm súng, vườn cò, sân chim mênh mông và hoang sơ không phải nơi nào cũng có.
Hệ sinh vật rừng rất phong phú với các loài quý như rùa, rắn, cá, tôm, trăn, cò, công cộc, lúa ma, sen, súng, cỏ mềm, tảo…đặc biệt là sếu đầu đỏ.
Có Vườn quốc
gia Tràm Chim,
đang được
nhiều tổ chức
bảo tồn thiên
nhiên quốc tế
quan tâm.
Khu bảo tồn thiên nhiên này rộng 7500 ha. Ngoài 140 loài cây dược liệu, 40 loài cá, hàng chục loài trăn, rắn, rùa và nhiều loại động thực vật khác, Tràm Chim còn có 198 loài chim, trong đó có những loài nhiều nơi trên thế giới không có như: bồ nông, ngan cánh trắng, vịt trời và đặc biệt là sếu đầu đỏ, loại chim này còn có tên là sếu cổ trụi và tên dân gian Việt Nam gọi là hạc.
6. Khoáng sản
Đồng Tháp là tỉnh rất nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu là: than bùn, cát xây dựng, đất sét, sét gạch ngói, đất sét cao lanh.
Khoáng sản
- Than bùn có ở Tam Nông, Tháp Mười dưới dạng vỉa và dạng lòng sông cổ thuộc bưng biền. nằm dưới lớp đất mặt từ 0,5 m - 1,2 m. Trữ lượng khoảng 2.000.000 m3, nhiệt lượng cháy từ 4.100 - 5.700 kcal/kg.
- Cát sông phân bố dọc sông Tiền, trong đó có nhiều là huyện Hồng Ngự và huyện Tân Hồng.
- Sét Cao lanh có ở Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, bề dầy mỏ khoảng 1m - 1,5m, nằm dưới lớp đất mặt từ 0,6m - 1,3m. là nguyên liệu cho công nghiệp sành sứ và gốm mỹ nghệ.
- Sét gạch ngói hiện diện trong lớp phù sa mới, đã được khai thác, sử dụng cho sản xuất gạch, ngói xây dựng.
ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ VÀ
LAO ĐỘNG
Dân số - nguồn lao động
- Dân số 1.665.420 người (2009),trong đó nữ là 833.165 người. Dân thành thị là 287.075 người (17,2%), nông thôn (82,8%)
- Nguời Kinh chiếm khoảng 99,3%, còn lại là nguời Hoa và Khơ- me. Hơn 20,4 % dân số là tín đồ cuả các tôn giáo như Hòa Hảo, Cao Đài, Thiên Chúa…
Một góc Sa Đéc
Tốc độ tăng dân số tự nhiên là 1,33%, mật độ khá cao 4963 người/km2 tập trung .
Có nguồn nhân lực dồi dào, trong đó lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 895.812 lao động. Tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt hơn 23%.
Giáo dục: có 1 trường
Đại học, 2 trường Cao
đẳng, 1 trường Trung
cấp Y tế. Hệ thống
trường học từ thành thị
đến nông thôn và biên
giới.
ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI.
ĐỊA LÝ
MỘT SỐ NGÀNH KINH TẾ CHÍNH
29,35
19,17
51,48
Biểu đồ cơ cấu GDP tỉnh Đồng Tháp năm 2007
Nông nghiệp
Đồng Tháp là vựa lúa thứ 3 của VN đã đưa sản lượng lúa cả năm vượt qua con số 2,5 triệu tấn không chỉ góp phần ổn định an ninh lương thực mà còn đóng góp lớn vào chỉ tiêu xuất khẩu gạo của cả nước.
Thu hoạch lúa
Nông nghiệp
Ngoài cây lúa, Đồng Tháp còn có trên 38.000 ha diện tích hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Nhiều vùng hoa màu ven sông Tiền, sông Hậu đang được xây dựng thành vùng chuyên canh, cung cấp nông sản phục vụ nhu cầu chế biến xuất khẩu.
Nông nghiệp
Nghề trồng nấm rơm khá phát triển với hơn 250ha, sản lượng khoảng 2.400 tấn/năm, đang cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến trong vùng.
Cây sen vốn là loại cây đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười, nay cũng được đầu tư trồng tập trung để lấy hạt xuất khẩu. Đến năm 2006 Đồng Tháp đã đưa sản lượng hạt sen xuất khẩu trên 1.000 tấn/năm.
Trái cây Đồng
Tháp cũng nức
tiếng trong vùng
với xoài Cao
Lãnh,Quýt hồng
Lai Vung, nhãn
ChâuThành, bưởi
Phong Hòa…
Những loại cây
đang mang lại giá
trị kinh tế cao cho
nhà vườn. (30.000ha)- 150.000tấn/năm
Đồng Tháp còn nổi tiếng với nghề trồng hoa kiểng với trên 150 ha cung cấp hàng trăm loại hoa và kiểng quý cho khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh và cho cả nước. Các làng nghề hoa kiểng đang được đầu tư phát triển để nâng cao chất lượng.
Nông nghiệp
Nông nghiệp
Nghề nuôi thủy sản phát triển rộng khắp trên địa bàn, trong đó chủ lực là cá tra, cá ba sa, tôm càng xanh, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 5.300 ha, nông dân tập trung nuôi tôm trên ruộng lúa, nuôi cá bãi bồi ven sông Tiền, sông Hậu
Công nghiệp
Đồng Tháp đang tập trung xây dựng hạ tầng và mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tỉnh hiện có 3 khu Công Nghiệp tập trung và 30 cụm Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp ở các huyện thị, thành phố.
Với điều kiện thuận lợi và chính sách thu hút đầu tư, các khu Công Nghiệp của Tỉnh đã mời gọi các nhà đầu tư đăng ký vào khu Công Nghiệp của Tỉnh, có trên 39 dự án, vốn đăng ký trên 2.200 tỷ đồng và 22,6 triệu USD, diện tích đất đăng ký thuê trên 66 ha, số lao động đăng ký 15.000 lao động.
Khu Công Nghiệp Sa Đéc đang triển khai giai đoạn I là 130 ha. Riêng khu A và C thuộc Khu Công Nghiệp Sa Đéc có diện tích trên 130 ha, trong đó khu C, diện tích 29 ha đã cơ bản hoàn thành công tác đầu tư hạ tầng. Khu A và C đã thu hút trên 28 dự án đăng ký đầu tư, trong đó 12 dự án đi vào hoạt động , hiện nay Tỉnh đang tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để mở rộng và thu hút đầu tư.
Khu Công Nghiệp Trần Quốc Toản có diện tích quy hoạch 300 ha, nằm gần trung tâm thành phố Cao Lãnh. Đang triển khai quy hoạch giai đoạn 1 là 58 ha. Có 5 nhà đầu tư đăng ký đầu tư. Tại khu vực này cạnh bờ sông Tiền hiện hữu có nhiều nhà máy công nghiệp, có Cảng Đồng Tháp đang hoạt động, quy mô 30 ha.
Tỉnh đang qui hoạch bên bờ sông Hậu khu Công Nghiệp với diện tích 363 ha. Đang triển khai đầu tư hạ tầng khu Công Nghiệp sông Hậu với diện tích 62 ha. Có 4 nhà đầu tư đăng ký đầu tư, trong đó có 1 dự án đi vào hoạt động.
Thương mại dịch vụ:
Hoạt động dịch vụ thương mại của Đồng Tháp cũng không ngừng phát triển. Kim ngạch xuất nhập khẩu toàn tỉnh năm 2007 đạt hơn 740 triệu USD. Trong đó: Xuất khẩu 335 triệu USD, nhập khẩu hơn 405 triệu USD.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là gạo, thủy sản đông lạnh, bánh phồng tôm, sản phẩm may mặc,….. và nhập khẩu xăng dầu, phân bón,…. phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
DU LỊCH
ĐẶC SẢN
DI TÍCH LỊCH SỬ
DANH LAM THẮNG CẢNH
Bánh phồng tôm Sa Giang
Nem Lai Vung
Quýt hồng Lai Vung
Xoài Cao Lãnh
Chuột đồng, chuột cống nhum Cao Lãnh
Hủ tiếu Sa Đéc
Cá lóc nướng trui cuốn lá sen non
Quýt đường Hòa An
Sen Tháp Mười
Nhãn Châu Thành
Rượu sen, hồng sen tửu
Vịt nướng Sa Đéc, Cao Lãnh
Gà đập đất
Đặc sản
CÔNG NGHIỆP TRUYỀN THỐNG
TRỒNG HOA Ở SA ĐÉC
NEM LAI VUNG
LÒ GẠCH NHA MÂN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thanh Hiếu
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)