Bài 41. Địa lí tỉnh (thành phổ)

Chia sẻ bởi Huỳnh Linh | Ngày 10/05/2019 | 151

Chia sẻ tài liệu: Bài 41. Địa lí tỉnh (thành phổ) thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG
Bài 41: Địa lý Tỉnh (Thành phố)
1.Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính
2.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Địa Hình
- Địa hình của Lâm Đồng tương
đối đa dạng; đặc điểm nổi bật của
địa hình là cao nguyên miền núi
phân bậc khá rõ rệt từ Bắc xuống
Nam
- Căn cứ vào độ cao, có thể
Chia ra 4 dạng địa hình chính:
+ Địa hình núi;
+ Địa hình cao nguyên
+ Địa hình đồi
+ Địa hình thung lũng
Phía Bắc là vùng núi cao và cao nguyên đồ sộ, tiêu biểu là cao nguyên Lang Bian với những đỉnh núi cao từ 1 300m đến hơn 2 000m như: Bi Đúp (2 287m), Lang Bian (2 167m). Phía đông và tây có địa hình núi thấp, độ cao từ 500m đến 1 000m. Phía Nam là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh- Bảo Lộc và bán bình nguyên
B. Khí Hậu
- Khí hậu của tỉnh Lâm Đồng có
những đặc điểm chung của vùng
khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy
nhiên, do địa hình phức tạp và
khác nhau về độ cao, độ che phủ
của thảm thực vật nên thời tiết ở
đây ôn hòa, dịu mát quanh năm, ít
có biến động lớn theo chu kì năm
nhiệt độ trung bình tháng trong năm 2011 của một số trạm khí tượng ở tỉnh Lâm Đồng
nhiệt độ trung bình tháng năm 2011
C. Thủy Văn
- Sông suối tên địa bàn tỉnh Lâm Đồng phân bố khá đồng đều, phần
lớn chảy theo hướng đông bắc- tây nam. Sông có độ dốc lớn, nhiều
thác ghềnh và lưu vực nhỏ. Với độ dốc cao, các dòng chảy trên sơn
nguyên đã tạo nên những thác nước đẹp, hùng vĩ Prenn, Cam Ly,
Ponguor,...
Thác Ponguor
Thác Cam Ly
Thác Prenn
Ba sông chính trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là Đa Dâng, Đa Nhim, và La Ngà. Ngoài hệ thống sông ngòi, Lâm Đồng còn có nhiều hồ lớn nhỏ (Đơn Dương, Đan Kia- Suối Vàng, Xuân Hương, Tuyên Lâm,...)
Đa Nhim
La Ngà
Xuân Hương
Tuyền Lâm
Đan Kia
D. Thổ nhưỡng
-Tài nguyên của Lâm Đồng khá phong
phú, trong đó có các nhóm đất chính sau:
+ Nhóm đất phù sa
+ Nhóm đất glây
+ Nhóm đất xám
+ Nhóm đất đỏ
Nhóm đất đỏ bazan có tổng diện tích khá lớn với 212 309 ha, chiếm 22% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, phân bố tập trung ở Di Linh, Bảo Lộc,...thuần lợi cho việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp (cà phê, chè,...)

E. Thực vật và động vật
- Lâm Đồng là một trong số các tỉnh có hệ thực
vật phong phú nhất nước ta. Theo thống kê, cả
tỉnh có 238 loài cây thường gặp thuộc 214 chi, 112
họ và 7 ngành, trong đó có khoảng 20 loài cây quý
hiếm đồng thời là loài đặc hữu như thông đỏ,
thông hai lá dẹt và cây dược liệu quý như: Bạch
Linh, sâm Ngọc Linh
- Hệ động vật của tỉnh Lâm Đồng phong phú và
đa dạng. Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có 128 họ
động vật thuộc 31 bộ bao gồm đủ các nhóm côn
trung, lưỡng thê, bò sát, chim và thú
sâm Ngọc Linh
thông đỏ
thông lá dẹt
rồng Nam Mĩ
ngựa lùn Pony
Tài nguyên rừng ở Lâm Đồng khá phong phú, toàn tỉnh có tổng diện tích khoảng 617 173 ha (năm 2009), trong đó diện tích rừng sản xuất chiếm 248 529 ha, rừng phòng hộ chiếm 244 122 ha, rừng đặc dụng chiếm 88 522 ha và 36 000 ha rừng khác. Rừng Lâm Đồng có giá trị lớn về kinh tế, đặc biệt là các hoạt động khai thác về du lịch gắn với rừng
Bidoup
rừng thông ba lá
F. Khoáng sản
- Hiện nay đã phát hiện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 165 mỏ và điểm quặng khoáng sản, tieu biểu như:
+ Boxit có tổng trữ lượng 1 114 triệu tấn, phân bố ở Tân Rai, Bảo Lộc, Sơn Điền, Gia Bắc
+ Thiếc phân bố ở Thán Phiên, Đạ Chais, Đạ Thiện, Hòa Bắc, Lộc Bắc,...
+ Vàng sa khoáng phân bố ở Tà Năng, Phi Liêng
+ Cao lanh có hai mỏ lớn ở Trại Mát và Prenn
khai thác boxit ở Bảo Lộc
khai thác Cao Lanh
Đến đây đã kết thúc

Cảm ơn cô và các bạn đã theo dõi


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)