Bài 4 tin học 8

Chia sẻ bởi Trần Văn Bé Hai | Ngày 14/10/2018 | 39

Chia sẻ tài liệu: Bài 4 tin học 8 thuộc Tin học 8

Nội dung tài liệu:

Tuần:6
Tiết: 11
Ngày soạn: 25 /07/2010
Ngày dạy: 14 / 9 /2010
PHẦN 1:
LẬP TRÌNH ĐƠN GIẢN
BÀI 4:
SỬ DỤNG BIẾN TRONG CHƯƠNG TRÌNH

 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được: biến là công cụ trong lập trình.
- Biết được cách khai báo biến trong chương trình Pascal
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng khai báo biến trong chương trình
3. Thái độ:
- Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích bộ môn
II. Chuẩn bị:
Gv:Sách giáo khoa, máy tính điện tử.
Hs:Xem bài trước ở nhà.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp. (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (5p)
+ Gọi hs nhắc lại các kiểu dữ liệu đã học?
3. Bài mới: (35p)
Chúng ta đã làm quen với một số chương trình Pascal đơn giản. Các chương trình đó chỉ giải quyết các công việc nhập và xuất dữ liệu. Vậy để giải quyết được các bài toán phức tạp thì phải cần công cụ đặc biệt trong chương trình đó là biến. Vậy biến là gì? Sử dụng biến như thế nào?, . . chúng ta cần tìm hiểu bài “Sử dụng biến trong chương trình”. (2p)
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Nội dung

Hoạt động 1: 10p
Tìm hiểu biến trong chương trình.
- Hđ cơ bản của chương trình máy tính là xử lí dữ liệu. Trước khi được máy tính xử lí, mọi dữ liệu nhập vào sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ máy tính.
Vd: Tổng hai số 15 và 5
- Để chương trình luôn biết chính xác dữ liệu cần xử lí được lưu trữ ở vị trí nào trong bộ nhớ, các ngôn ngữ lập trình cung cấp một công cụ lập trình đó là biến nhớ.
- Biến là một đại lượng có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình
? Biến dùng để làm gì.
? Dữ liệu do biến lưu trữ được gọi là gì.

Hoạt động 2: 15’
Tìm hiểu cách khai báo biến.
- Tất cả các biến dùng trong chương trình đều phải được khai báo ngay trong phần khai báo của chương trình.
- Việc khai báo biến gồm:
* Khai báo tên biến
* Khai báo kiểu dữ liệu của biến.

Ví dụ:
Var m,n: Integer;
S, dientich : real;
Thongbao: String;
Trong đó:
Var dùng để làm gì?
m,n ?
S, dientich ?
Thongbao là gì?

- Lấy ví dụ từ bài tập 4 SGK.
- Y/c hs đọc đề bài. Sau đó gọi từng hs nhận xét xem khai báo nào sau đâu là đúng.



- Tuỳ theo ngôn ngữ lập trình, cú pháp khai báo biến có thể khác nhau.




Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.







-Biến được dùng để lưu trữ dữ liệu và dữ liệu được biến lưu trữ có thể thay đổi trong khi thực hiện chương trình.
- Dữ liệu do biến lưu trữ đgl giá trị của biến.




Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.









- Var là từ khoá của ngôn ngữ lập trình dùng để khai báo biến.
- m,n: là biến có kiểu số nguyên.
- S, dientich: là các biến có kiểu số thực.
- thongbao: là biến kiểu xâu



Hs lắng nghe và ghi bài





1. Biến là công cụ trong lập trình:

- Biến là một đại lượng lưu trư dữ liệu và dữ liệu do biến lưu trữ có thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình








- Dữ liệu do biến lưu trữ đgl giá trị của biến
Vd: Khi nhập a= 2 thì số 2 chính là giá trị của biến.
2. Khai báo biến


- Việc khai báo biến gồm:
* Khai báo Tên biến
* Khai báo Kiểu dữ liệu của biến.

- Cách khai báo biến trong pascal.

Var
Tên biến : Kiểu dữ liệu;


*Lưu ý:
Tên biến khi đặt phải tuân thủ theo quy tắt đặt tên trong chương trình.






Ví dụ : Trong Pascal, khai báo nào sau đây là đúng.
a/ var tb : integer; đúng
b/ 4hs : real; sai
- Tuỳ theo ngôn ngữ lập
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Bé Hai
Dung lượng: 91,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)