Bài 4. Sử dụng biến trong chương trình

Chia sẻ bởi Huỳnh Thị Kim Thuyền | Ngày 24/10/2018 | 48

Chia sẻ tài liệu: Bài 4. Sử dụng biến trong chương trình thuộc Tin học 8

Nội dung tài liệu:

Khởi động Pacal và soạn thảo chương trình sau:
Begin
Write(`Dien tich hinh tron co ban kinh r=2 la: `, 3.14*2*2);
readln;
end.
Begin
Write(`Dien tich hinh tron co ban kinh r=3 la: `, 3.14*3*3);
readln;
end.
Trường hợp người dùng muốn tính diện tích hình tròn với r=3
thì lại phải vào lại chương trình để sửa.

Như vậy sẽ rất mất thời gian, đó là chưa kể người sử dụng phải biết lập trình, hiểu chương trình thì mới vào sửa chương trình được.
=> Cần viết một chương trình cho phép người sử dụng nhập từ bàn phím bán kính của hình tròn, sau đó tính toán diện tích và hiển thị kết quả ra màn hình.
Các ngôn ngữ lập trình đã cung cấp một công cụ lập trình đó là biến nhớ, hay gọi là biến.
Biến được dùng để lưu trữ dữ liệu. Dữ liệu do biến lưu trữ được gọi là giá trị của biến
.
Var R: Integer;
Begin
Write(`Nhap ban kinh hinh tron R=: `); Readln(R);
Write(`Dien tich hinh tron la: `, 3.14*R*R);
readln;
end.
Khai báo biến
Var là từ khoá dùng để khai báo biến, việc khai báo biến gồm:
Khai báo tên biến.
Khai báo kiểu dữ liệu của biến.
Quan sát cách khai báo biến
Var n, m:integer;
S, dien tich:real;
begin:string;
Tên biến phải tuân thủ quy tắc đặt tên của ngôn
ngữ lập trình
Var n, m:integer;
S, dientich:real;
Thong_bao:string;
Var R: Integer;
Begin
Write(`Nhap ban kinh hinh tron R=: `); Readln(R);
Write(`Dien tich hinh tron la: `, 3.14*R*R);
readln;
end.
Khi chạy chương trình, đến lệnh này PASCAL dành một phần bộ nhớ và đặt tên cho phần bộ nhớ này là R - gọi tắt là ô nhớ R.
Var R: Integer;
Begin
Write(`Nhap ban kinh hinh tron R=: `); Readln(R);
Write(`Dien tich hinh tron la: `, 3.14*R*R);
readln;
end.
Là lệnh dùng để nhập giá trị cho biến R từ bàn phím. Gặp lệnh này chương trình sẽ dừng lại và yêu cầu người sử dụng nhập giá trị từ bàn phím.
Giả sử người sử dụng nhập giá trị 3 thì rồi nhấn Enter, thì chương trình sẽ "mang" số 3 này "đặt" vào ô nhớ R. Trong lập trình việc này được gọi là gán giá trị 3 cho biến R. Đến đây, biến R có giá trị bằng 3.
Var R: Integer;
Begin
Write(`Nhap ban kinh hinh tron R=: `); Readln(R);
Write(`Dien tich hinh tron la: `, 3.14*R*R);
readln;
end.
R đã được khai báo là biến và đã được gán giá trị bằng 3 nên khi
tính toán biểu thức này, Pascal thay tên biến R bằng giá trị là 3 đang được lưu ở ô nhớ R, nghĩa là tính 3.14*3*3.
Var
R: Integer;
S: Real;
Const
So_PI = 3.14;
Begin
Write(`Nhap ban kinh hinh tron R=: `); Readln(R);
S:= So_PI*R*R;
Write(`Dien tich hinh tron la: `, S);
readln
end.
Cách gán giá trị cho biến S ở đây là dùng lệnh gán
Câu lệnh gán trong ngôn ngữ lập trình thường có dạng:
Tên biến:= biểu thức cần gán giá trị cho biến;
Bên trái dấu gán
Bên phải dấu gán
gán giá trị
Câu lệnh S:= So_PI*R*R , Pascal sẽ tính toán biểu thức So_PI*R*R sau đó mang giá trị vừa tính được đặt vào ô nhớ S.
=> Các thao tác có thể sử dụng với biến
Gán giá trị cho biến.
Tính toán với giá trị của biến
Var
R: Integer;
S: Real;
Const
So_PI = 3.14;
Var
R: Integer;
S: Real;

khai báo hằng
Quan sát 2 khai báo biến sau:
Từ khoá Const dùng để khai báo hằng
Const
So_PI = 3.14;
Tên hằng
Giá tri của hằng.
Hằng số là giá trị được xác định ngay từ khi khai báo và không
thay đổi giá trị.
Var
R: Integer;
S: Real;
Const
So_PI = 3.14;
Begin
Write(`Nhap ban kinh hinh tron R=: `); Readln(R);
S:= So_PI*R*R;
Write(`Dien tich hinh tron la: `, S);
readln
end.
Thực hiện đến lệnh này PASCAL dành một ô nhớ với tên là
So_PI và gán giá trị cho ô nhớ này là 3.14.
Var
R: Integer;
S: Real;
Const
So_PI = 3.14;
Begin
Write(`Nhap ban kinh hinh tron R=: `); Readln(R);
S:= So_PI*R*R;
Write(`Dien tich hinh tron la: `, S);
readln
end.
Trong biểu thức So_PI*R*R, khi tính toán Pascal sẽ thay hằng số
So_PI bằng giá trị 3.14 được lưu trong ô nhớ So_PI.
5. Lưu ý:
Var
R: Integer;
S: Real;
R được khai báo với kiểu integer thì khi nhập người dùng chỉ
được phép nhập các giá trị nguyên.
Lưu ý 1:
Lưu ý 2
Var
R: Integer;
S: Real;
Const
So_PI = 3.14;
Begin
Write(`Nhap ban kinh hinh tron R=: `); Readln(R);
S:= So_PI*R*R;
Write(`Dien tich hinh tron la: `, S);
readln
end.
? Tại sao S lại khai báo kiểu số thực, liệu S khai báo kiểu số nguyên Có được không?
câu lệnh S:= So_PI*R*R;

Vì trong lệnh gán,SO_Pi có giá trị là 3,14 là giá trị thực, nên kết quả phép tính So_PI*R*R sẽ trả về giá trị thực. Nên ta phải khai báo biến S là kiểu số thực.
=> Nếu biến kiểu nguyên thì chỉ có thể được gán giá trị nguyên, nếu biến có kiểu thực thì có thể được gán giá trị thực.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Thị Kim Thuyền
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)