Bài 4. Sử dụng biến trong chương trình

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Vũ | Ngày 24/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: Bài 4. Sử dụng biến trong chương trình thuộc Tin học 8

Nội dung tài liệu:

Tổ Tin Trường THCS Phương Đình
1
Sử dụng biến trong chương trình
Bài 4
3. Sử dụng biến trong chương trình
2. Khai báo biến
1. Biến và công cụ trong lập trình
4. Hằng
5. Luyện tập
Tổ Tin Trường THCS Phương Đình
2
1. Biến là công cụ trong lập trình
Để biết dữ liệu được lưu trữ ở đâu trong bộ nhớ, các ngôn ngữ lập trình cung cấp công cụ lập trình: Biến nhớ (Biến).
Tổ Tin Trường THCS Phương Đình
3
Ví dụ 1:
Trong lập trình, biến được dùng để lưu trữ dữ liệu và dữ liệu được biến lưu trữ có thể thay đổi trong khi thực hiện chương trình.
Dữ liệu do biến lưu trữ gọi là giá trị của biến.
Tính giá trị biểu thức 15 +5
X ? 15
Y ? 5
Sử dụng lệnh sau để in kết quả ra màn hình:
Writeln(X+Y);
20
Giá trị của biến
Tên biến

Tổ Tin Trường THCS Phương Đình
4
Ví dụ 2:
Tính giá trị biểu thức
A ? 2008 - 5
X ? A/3
Y ? A/5
P ? X + Y
Tổ Tin Trường THCS Phương Đình
5
2. Khai báo biến
Các biến dùng trong chương trình cần phải khai báo trong phần khai báo của chương trình.
Khai báo biến gồm:
Khai báo tên biến;
Khai báo kiểu dữ liệu của biến.
Tên biến phải tuân theo quy tắc đặt tên của ngôn ngữ lập trình.
Tổ Tin Trường THCS Phương Đình
6
Bài toán:
Nhập vào bán kính của hình tròn là một số chẵn R. Tính chu vi (CV) và diện tích (S) của hình tròn.
Ví dụ:
Khai báo biến trong ngôn ngữ lập trình Pascal
Var R: integer;
CV,S: real;
Tổ Tin Trường THCS Phương Đình
7
3. Sử dụng biến trong chương trình
Các thao tác có thể thực hiện với các biến sau khi khai báo gồm:
Gán giá trị cho biến;
Tính toán với các biến;
Kiểu dữ liệu của giá trị gán phải trùng với kiểu biến;
Khi được gán giá trị mới, giá trị cũ của biến bị xoá;
Có thể gán giá trị cho biến ở bất kì thời điểm nào
Cách viết lệnh gán có thể khác nhau tuỳ theo ngôn ngữ lập trình.
giá trị của biến có thể thay đổi;
Tổ Tin Trường THCS Phương Đình
8
Ví dụ:
X:=X+1;
X:=(a+b)/2;
Gán giá trị đã lưu trong biến nhớ Y vào biến nhớ X
X:=Y;
Gán giá trị số 12 vào biến nhớ X.
X:=12;
ý nghĩa
Lệnh trong
Pascal
Tăng giá trị của biến nhớ X lên 1 đơn vị, kết quả gán trở lại biến X
Thực hiện phép toán tính trung bình cộng hai giá trị nằm trong hai biến nhớ a và b. Kết quả gán vào biến nhớ X
Lệnh gán và tính toán với các biến trong Pascal
Tổ Tin Trường THCS Phương Đình
9
4. Hằng
Hằng là đại lượng có giá trị không đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình.
Các hằng dùng trong chương trình cần phải khai báo tên và được gán giá trị ngay khi khai báo.
Tính chu vi (CV), diện tích (S) hình tròn với bán kính R=5
Ví dụ 1:
Hãy xác định các hằng và biến trong bài toán sau
CV, S
Pi =3.14
R=5
Đại lượng có giá trị thay đổi
Đại lượng có giá trị không đổi
Tổ Tin Trường THCS Phương Đình
10
Ví dụ 2:
Khai báo hằng trong Pascal
Const pi = 3.14;
R = 5;
Việc sử dụng hằng sẽ hiệu quả nếu giá trị của hằng được dùng trong nhiều câu lệnh.
Muốn thay đổi giá trị của hằng, chỉ cần sửa giá trị của hằng tại nơi khai báo mà không cần dùng câu lệnh thay đổi giá trị hằng trong chương trình.
Tổ Tin Trường THCS Phương Đình
11
Luyện tập
integer
real
char
string
Đ
S
S
S
?
Bài toán 1:
Vừa gà vừa chó
Bó lại cho tròn
Ba mươi sáu con
Một trăm chân chẵn.
Hỏi mỗi loại có bao nhiêu con?
Nếu gọi số gà là x, số chó là y.
Hãy xác định kiểu của các biến x, y
Tổ Tin Trường THCS Phương Đình
12
Bài toán 2:
Chọn cách khai báo biến đúng trong Pascal ?
Var a,b: Integer;
S,d: Real;
Tính diện tích (S) và độ dài đường chéo (d) của hình chữ nhật, biết chiều dài (a) và chiều rộng (b) là các số nguyên nhỏ hơn 100.
Tổ Tin Trường THCS Phương Đình
13
Ghi nhớ !
Biến và hằng là các đại lượng được đặt tên dùng để lưu trữ dữ liệu.
Biến và hằng phải được khai báo trước khi sử dụng.
Giá trị của biến có thể thay đổi.
Giá trị của hằng được giữ nguyên trong suốt quá trình thực hiện chương trình.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Vũ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)