Bài 4-sử dụng biến trong chương trình

Chia sẻ bởi Bùi Văn Lãm | Ngày 14/10/2018 | 44

Chia sẻ tài liệu: Bài 4-sử dụng biến trong chương trình thuộc Tin học 8

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: 10/10/2008 Ngày dạy: 13/10/2008
Bài 4: Tiết 11-12 Sử dụng biến trong chương trình
Mục tiêu kiến thức
Kiến thức:
Giới thiệu cho học sinh biết vì sao phải cần có biến.
Giải thích cho học sinh hiểu cách xữ lý dữ liệu thông qua biến như thế nào.
Giới thiệu các lệnh khai báo và đưa dữ liệu vào biến.
Kỷ năng:
Học sinh hiểu và hình dung được biến lưu trữ dữ liệu và cách xữ lý dữ liệu thông qua biến như thế nào.
Học sinh biết và thành thạo cách khai báo biến và hằng trong chương trình.
Học sinh sử dụng thành thạo các lệnh: gán giá trị cho biến và nhập giá trị cho biến từ bàn phím.
Thái độ:
Giáo viên: Nghiêm túc, cởi mở
Học sinh: Phấn khởi, sôi nổi.
Phương pháp
Gợi mở, đặt vấn đề, truyền thụ.
Chuẩn bị
Giáo viên
Giáo án, máy tính, máy chiếu
Học sinh
Đọc trước bài học
Bài mới
Kiểm tra bài củ
C1: hãy cho biết lệnh writeln có chức năng gì? lệnh writeln(4/3:4;2), :4:2 có chức năng gì?
Giới thiệu bài:
- Trong bài trước chúng ta đã biết các kiểu dữ liệu và các phép toán để tính toán. Vậy các phép toán đó được sử dụng trong chương trình như thế nào cho hiệu quả. Cách kết hợp các dữ liệu với bộ nhớ máy tính trong một chương trình như thế nào. Chúng ta sẽ tim hiểu qua bài này.
Triển khai bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung


GV: Hoạt động cơ bản của chương trình máy tính là xử lí dữ liệu. Trước khi được máy tính xử lí, mọi dữ liệu nhập vào đều được lưu trong bộ nhớ của máy tính. Ví dụ, nếu muốn cộng hai số a và b, trước hết hai số đó sẽ được nhập và lưu trong bộ nhớ máy tính, sau đó máy tính sẽ thực hiện phép cộng a + b.
Để chương trình luôn biết chính xác dữ liệu cần xử lí được lưu ở vị trí nào trong bộ nhớ, các ngôn ngữ lập trình cung cấp một công cụ lập trình rất quan trọng. Đó là biến nhớ, hay được gọi ngắn gọn là biến.
Biến được dùng để lưu trữ dữ liệu và dữ liệu được biến lưu trữ có thể thay đổi trong khi thực hiện chương trình.
Dữ liệu do biến lưu trữ được gọi là giá trị của biến
GV lấy ví dụ minh hoạ cho HS



GV: Tất cả các biến dùng trong chương trình cần phải được khai báo ngay trong phần khai báo của chương trình. Việc khai báo biến gồm:
Khai báo tên biến;
Khai báo kiểu dữ liệu của biến.
Tên biến phải tuân theo quy tắc đặt tên của ngôn ngữ lập trình.
GV lấy VD về khai báo biến trong pascal

GV: Gọi lần lượt HS cho biết integer, real, string là kiểu gì?
HS trả lời:
Integer: số nguyên
Real: số thực
String: xâu kí tự
GV: Giải thích thêm
var là từ khoá của ngôn ngữ lập trình dùng để khai báo biến,
m, n là các biến có kiểu nguyên (integer),
S, dientich là các biến có kiểu thực (real),
thong_bao là biến kiểu xâu (string).
GV lưu ý HS:
Tên biến phải tuân theo quy tắc đặt tên của ngôn ngữ lập trình
Tuỳ theo ngôn ngữ lập trình, cú pháp khai báo biến có thể khác nhau.
Hoạt động 3: Sử dụng biến trong chương trình



Mối ví dụ, gv hỏi hs giá trị của biến x sau lênh gán.



GV: Lúc này biến x có giá trị bao nhiêu?
muốn in ra màn hình giá trị của biến x thì làm thế nào?
(hs
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Văn Lãm
Dung lượng: 52,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)