Bài 4. Sử dụng biến trong chương trình

Chia sẻ bởi Bùi Kim Tuyến | Ngày 14/10/2018 | 101

Chia sẻ tài liệu: Bài 4. Sử dụng biến trong chương trình thuộc Tin học 8

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: ............................
Chuyên đề: SỬ DỤNG BIẾN TRONG CHƯƠNG TRÌNH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết khái niệm biến, hằng;
- Hiểu cách khai báo, sử dụng biến, hằng;
- Biết vai trò của biến trong lập trình, hiểu lệnh gán.
- Tìm hiểu các kiểu dữ liệu trong Pascal và cách khai báo biến với các kiểu dữ liệu.
2. Kỹ năng
- HS vận dụng kiến thức liên quan để viết chương trình có khai báo và sử dụng biến, hoán đổi giá trị giữa hai biến.
- Rèn kỹ năng viết chương trình
3. Thái độ
- Rèn tính cẩn thận chính xác.
- Rèn kỹ năng nhận xét, tư duy logic cho học sinh.
II. NĂNG LỰC CẦN HƯỚNG TỚI
1. Năng lực chung
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực sáng tạo.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ lập trình, công cụ toán học (Máy tính)
2. Năng lực chuyên biệt
- Học sinh biết vận dụng kiến thức để viết chương trình có khai báo và sử dụng biến, hoán đổi giá trị giữa hai biến.
III. BẢNG MÔ TẢ CẤP ĐỘ TƯ DUY
NỘI DUNG
NHẬN BIẾT
(1)
THÔNG HIỂU
(2)
VẬN DỤNG THẤP
(3)
VẬN DỤNG CAO
(4)

Biến, hằng là gì?
HS nhớ được: Biến, hằng là các đại lượng được đặt tên dùng để lưu trữ dữ liệu

Hiểu được giá trị của biến có thể thay đổi, còn giá trị của hằng được giữ nguyên trong suốt quá trình thực hiện chương trình
Vận dụng kiến thức kiểm tra xem cách sử dụng biến, hằng có hợp lệ không
Vận dụng kiến thức vào các chương trình lựa chọn biến, hằng thích hợp, chính xác


Khai báo, sử dụng biến, hằng trong
chương trình

Biết từ khóa khai báo biến, hằng


Cách khai báo biến, hằng hợp lệ không

Biết cách khai báo biến, hằng
Vận dụng kiến thức vào các chương trình lựa chọn, khai báo biến, hằng thích hợp, chính xác








Bài tập:
Cách khai báo biến?Cách khai báo hằng?


Bài tập:
Nêu sự khác nhau giữa biến và hằng. Cho vài ví dụ về khai báo biến và hằng
Bài tập:
Trong Pascal khai bào nào sau đây là đúng?
a) var tb: real;
b) var 4hs: interger;
c) const x: real;
d) var R = 30;
Bài tập:
1) Tính diện tích S của hình tam giác với độ dài một cạnh a và chiều cao tương ứng h (a và h là các số tự nhiên được nhập vào từ bàn phím)
2) Tính kết quả c của phép chia lấy phần nguyên và kết quả d của phép chia lấy phần dư của hai số nguyên a và b

IV. PHƯƠNG PHÁP
Thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề
V. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: SGK, SBT
2. Học sinh: Chuẩn bị bài
VI. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY (Tiết 14)
1. Ổn định tổ chức lớp (2’)
Ngày
Thứ
Tiết thứ
Lớp
Sĩ số
HS vắng















2. Kiểm tra bài cũ (6’) Kết hợp kiểm tra trong giờ.
……………………………………………………………………………………
3. Bài mới (27’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng

HĐ 1: Biến là công cụ trong lập trình (13’)
GV: Trước khi máy tính xử lí mọi dữ liệu nhập vào đều được lưu vào bộ nhớ Ví dụ: như muốn cộng 2 số a, b trước hết 2 số đó được nhập và lưu vào bộ nhớ sau đó mới thực hiện phép cộng. Để chương trình biết dữ liệu cần xử lí được lưu ở vị trí nào trong bộ nhớ, các ngôn ngữ lập trình cung cấp một công cụ rất quan trọng đó là biến nhớ (biến).
GV giới thiệu
GV yêu cầu HS nghiên cứu các ví dụ SGK
GVgiải thích các ví dụ


HĐ 2: Khai báo biến (14’)
GV muốn sử dụng biến thì phải khai báo biến
GV giới thiệu


GV giới thiệu
GV yêu cầu HS nghiên cứu ví dụ trong SGK và cho biết cách khai báo biến tổng quát, và cho biết trong ví dụ đó đâu là biến, đâu là kiểu dữ liệu của biến
GV đưa ra cách khai báo tổng quát





HS chú ý nghe giảng














HS nghiên cứu các ví dụ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Kim Tuyến
Dung lượng: 324,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)