Bai 4: su dung bien(tiet 1)

Chia sẻ bởi Đỗ Thị Ngọc Ánh | Ngày 14/10/2018 | 52

Chia sẻ tài liệu: bai 4: su dung bien(tiet 1) thuộc Tin học 8

Nội dung tài liệu:

Bài 4: Sử dụng biến trong chương trình (Tiết 1)
Kiểm tra bài cũ:
Viết chương trình Pascal tính diện tích hình chữ nhật với chiều dài = 4 cm, chiều rộng =3cm.
Begin
Write(`Dien tich hinh chu nhat la: `, 4*3);
readln;
end.
Hãy trình bày các kiểu dữ liệu cơ bản trong ngôn ngữ lập trình Pascal và kí hiệu của chúng.
Em hãy nêu khái niệm từ khóa và tên. Nêu quy tắc đặt tên trong chương trình.
Dẫn dắt vào bài:
Ta có thể viết một chương trình cho phép người sử dụng nhập từ bàn phím chiều dài và chiều rộng tương ứng sau đó tính toán diện tích của hcn cho hiển thị kết quả ra màn hình được hay không?
-> Đây chính là nội dung của bài học hôm nay. Các em chú ý theo dõi bài.
mục tiêu của việc sử dụng biến không phải là tránh hoặc giảm đơn giản công việc chỉnh sửa chương trình mà mục tiêu hàng đầu là lưu trữ các giá trị trung gian (được nhập vào hay được tính toán) cho các hoạt động xử lí dữ liệu về sau và tên biến giúp chương trình nhận biết chính xác dữ liệu được lưu ở đâu trong bộ nhớ. Nhiều thao tác xử lí dữ liệu không thể thực hiện được nếu không sử dụng biến. SGK đã trình bày rất rõ ý này.

HĐ GV
HĐ HS
ND ghi



- Hoạt động cơ bản của chương trình máy tính là gì?
- Thông tin lưu trữ trong bộ nhớ máy tính được gọi là gì?
- Hoạt động tính toán của máy tính đều được xử lý với các dữ liệu được lấy từ bộ nhớ của máy tính.
VD: Muốn cộng 2 số a và b, trước hết 2 số đó phải được nhập vào trong bộ nhớ máy tính, sau đó mới thực hiện phép cộng.
- Hãy viết lệnh nhập dữ liệu hai số a và b?
- Các số a,b là dữ liệu có kiểu gì?

- Vậy các số a và b được lưu vào vị trí nào trong bộ nhớ, và làm sao để chương trình biết được chính xác dữ liệu cần xử lý được lưu ở vị trí nào.
-> Các ngôn ngữ lập trình cung cấp một công cụ lập trình rất quan trọng, đó là biến nhớ (biến).
Các em liên hệ với khái niệm biến hay ẩn trong môn toán: biến có thể nhận giá trị bất kì.
- Biến dùng để làm gì?

- Vậy em cho biết biến trong ngôn ngữ Pascal là gì?
(Các em nhớ đặc điểm của biến là có thể thay đổi giá trị của biến tại bất kì vị trí nào trong chương trình để so sánh với đại lượng khác mà sau này chúng ta được học, gọi là hằng).
- Giá trị của biến là gì?
- VD: X=8, đâu là biến, giá trị của biến?
- Có thể thay đổi giá trị của biến = 25 được không, vì sao?
VD1(SGK):
? Sự khác nhau giữa hai câu lệnh:
Writeln(15+5);
Writeln(x +y);





VD2: (SGK)
Tính giá trị của biểu thức Y = , Z= 
- Em nêu cách tính 2 biểu thức trên.
- Ngoài ra, các em thấy tử số của 2 biểu thức trên như thế nào?
- Do đó, có thể tính giá trị tử số và lưu tạm thời trong một biến trung gian là X.
- Vậy ta được biểu thức tương đương như thế nào?
- X, Y, Z được gọi là gì?
- Qua 2 ví dụ đơn giản trên để các em hiểu là lưu trữ các giá trị trung gian (được nhập vào hay được tính toán) cho các hoạt động xử lí dữ liệu về sau. Nhiều thao tác xử lí dữ liệu không thể thực hiện được nếu không sử dụng biến.

- Để sử dụng được biến trong chương trình thì các biến phải được khai báo ở đâu?
- Nghiên cứu SGK và cho cô biết, khai báo biến gồm những gì?
- Đưa ra cú pháp khai báo biến và giải thích ý nghĩa trong cú pháp.
- Lưu ý: Trong trường hợp có nhiều biến cùng kiểu dữ liệu thì các biến được phân cách nhau bởi dấu phẩy, các biến có kiểu dữ liệu khác nhau thì được phân cách nhau bởi dấu hai chấm.
- VD về cách khai báo biến trong Pascal (SGK)
Var m,n: integer;
Chuvi, dientich: real;
Thong_bao: string;
- Khai báo trên có bao nhiêu biến, mỗi biến có dữ liệu kiểu gì?
- GV: Lấy ví dụ khai báo biến, cho HS nhận xét đúng hay sai? Nếu sai, giải thích tại sao?
VD: var
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thị Ngọc Ánh
Dung lượng: 55,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)